Năm 2021 đã chứng kiến sự quan tâm đặc biệt đến mảng fintech (công nghệ tài chính), dẫn đến sự hàng loạt công ty fintech được rót vốn tài trợ mở rộng hoạt động. Năm 2022, fintech tiếp tục là mảng gây sốt. Theo dữ liệu từ một báo cáo nghiên cứu gần đây của Pitchbook cho thấy, trong quý đầu tiên của năm 2022, các công ty fintech trên toàn cầu đã huy động được khoảng 29.3 tỷ USD (tăng 13.8% so với cùng kỳ năm ngoái) thông qua 1233 thương vụ mua bán (giảm 6.5% so với cùng kỳ).

 

Các nhà đầu tư đặt niềm tin vào thị trường fintech, bất chấp thị trường chứng khoán toàn cầu đầy biến động và tình hình quốc tế cũng rất phức tạp.

 

Tại sao fintech lại bùng nổ trên toàn cầu?

 

Theo như Socialpeta, có hai yếu tố chính dẫn tới sự bùng nổ của fintech hiện nay là:

 

1. Đại dịch COVID đã thúc đẩy sự phát triển của fintech

 

Do đại dịch COVID-19, lượng đầu tư vào fintech trên toàn cầu đã giảm trong năm 2020, nhưng đầu tư trực tuyến và thương mại điện tử lại tăng trưởng vượt bậc. Trong thời kỳ sau đại dịch, mọi người đã quen với việc làm việc trực tuyến, điều này đã cải thiện hơn nữa mức độ hoạt động của các công ty fintech từ đó tạo ra cơn sốt tài chính ở mảng fintech trong năm 2021.


 

Total deals and amount of global fintech investment; Image Source: Pitchbook

 

2. Nhu cầu rất lớn về các dịch vụ tài chính ở các khu vực internet còn kém phát triển

 

Không giống như Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia có công nghệ tài chính phát triển, các quốc gia/ vùng lãnh thổ khác trên thế giới có nền tảng internet còn tương đối kém phát triển, vì vậy, người dân ở những vùng này không thể sử dụng được các tiện ích hiệu quả của các dịch vụ tài chính trực tuyến. Đây cũng là cơ hội không thể tuyệt vời hơn cho các công ty khởi nghiệp về mảng fintech, trong đó có Stori, một công ty mới nổi ở Mexico.


Image Source: Stor


Trên thị trường tín dụng ở Mỹ Latinh, nguồn cung giảm so với nhu cầu. Đó là lý do tại sao [Stori] bắt đầu cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng trực tuyến ở Mexico từ năm 2020. Cho đến nay, ứng dụng của họ đã thu hút được hơn 1.4 triệu khách hàng tại địa phương và nó cũng giúp cho [Store] đạt mức tăng trưởng doanh thu tới 2000% trong năm 2021. Gần đây, [Stori] đã huy động được 150 triệu đô la trong vòng tài trợ mới và được định giá là 1.2 tỷ đô la.


Image Source: Stori

 

[Stori] đã chứng mình rằng ở đâu có nhu cầu, ở đó có thị trường. Nhưng đối với những người mới tham gia, ngành tài chính là ngành luôn có rủi ro cao. Không có cách nào để biết ngoại trừ thông qua thực tiễn, nếu các hệ thống tài chính fintech được triển khai tốt ở các khu vực phát triển được áp dụng ở các khu vực kém phát triển hơn. Và sẽ nhiều vấn đề xảy ra tại thị trường các nước khác nhau, trong đó có cả những vấn đề liên quan tới phong tục và chính sách pháp luật.


Để tránh những rủi ro nêu trên, chúng ta có thể học hỏi từ những công ty fintech đã thành công trước đó, những kinh nghiệm của họ có thể sẽ giúp chúng ta tránh được một số sai lầm không mong muốn.

 

Webull: Không phí hoa hồng, một bước nhỏ hướng tới toàn cầu hóa

 

[Webull] một công ty môi giới được thành lập từ tháng 5 năm 2017. Trong chưa đầy 1 năm sau, công ty đã trở thành một thành viên của cơ quan quản lý ngành tài chính (FINRA) và là đại lý môi giới được đăng ký với ủy ban chứng khoán (SEC). Webull chuyến trụ sở tới số 44 Wall Street Suite 501, New York vào tháng 2 năm 2018 và bắt đầu chào dịch vụ ko phí hoa hồng ở thị trường chúng khoán Mỹ từ tháng 5 năm 2018.


Image Source: Webull

 

Theo dữ liệu từ SocialPeta-Advertiser Analysis, [Webull] nhấn mạnh vào câu “0 hoa hồng” trong khẩu hiệu quảng cáo của họ, cố găng thu hút nhiều người dùng hơn thông qua ngưỡng phí thấp hơn. Theo dữ liệu được công khai của họ, [Webull] đã thực hiện giao dịch hơn 2 tỷ cổ phiếu trong năm 2018.

 

Nhưng [Webull] không nổi bật hơn so với các công ty môi giới chứng khoán khác, cho tới năm 2021 khi nó đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến “Các nhà đầu tư nhỏ lẻ chống lại các giao dịch bán khống”. Trong cuộc chiến này, các nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Mỹ đã cố gắng đẩy giá cổ phiếu của GameStop lên gấp 40 lần trong vòng 1 tháng, khiến cho nhiều nhà đầu tư bán khống trên phố Wall bị thiệt hại nặng nề, nhưng trong đó, một số tổ chức, như Webull lại kiếm được nhiều tiền và trở nên nổi tiếng.

 

Theo các nguồn tin, vào thời điểm quan trọng của cuộc chiến, nhiều công ty môi giới khác trong đó có [Robinhood] đã đóng cửa giao dịch các cổ phiếu chủ chốt, đặt các nhà đầu tư nhỏ vào thế bất lợi. Nhưng [Webull] lại khác, họ mở cửa giao dịch sớm hơn, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư có thể giao dịch trở lại và cũng đã thu được khá nhiều người dùng mới. [Webull] đã có thu hút thêm 1548% người dùng mới trong vòng 1 tuần và nhanh chóng trở thành công ty môi giới chứng khoán lớn thứ 2 tại Mỹ.



[Webull] đã lọt top ứng dụng tài chính có doanh thu cao nhất trên Android trong nửa đầu năm 2022


Giấy phép cho phép [Webull] truy cập thị trường và dịch vụ ủy quyền không hoa hồng đã thu hút nhà đầu tư cơ bản. Dựa trên tất cả những điều đó, [Webull] đủ điều kiện tham gia “các nhà đầu tư nhỏ vs các giao dịch bán khống”. Tuy nhiên, có nhiều cách để các công ty fintech gặt hái thành công, thu hút người dùng bằng cách đáp ứng được nhu cầu cốt lõi của họ là một trong những cách tốt.

 

Akulaku: Thương mại điện tử lấn sân sang thị trường tài chính

 

Công ty [Akulaku] gia nhập thị trường Indonesia từ năm 2016, bắt đầu như một nền tảng thương mại điện tử trực tuyến. Ở giai đoạn đầu, họ hết các sản phẩm hàng hóa cung cấp trên nền tảng của họ là các sản phẩm điện tử và đồ nội thất, sau đó họ cung cấp thêm các dịch vụ sinh hoạt như dịch vụ nạp tiền điện thoại. Năm 2018, khi nền tảng này có được một lượng người dùng nhất định, [Akulaku] bắt đầu cung cấp các khoản vay tín chấp cá nhân và từ từ mở rộng hoạt động kinh doanh sang mảng dịch vụ tài chính ở Indonesia.

 

Cũng giống như các ứng dụng khác, phương pháp quảng cáo chính của [Akulaku] là làm việc với các chủ sở hữu thương hiệu và mua quảng cáo truyền thông định hướng. Theo dữ liệu từ SocialPeta, [Akulaku] có hơn 8000 quảng cáo được phát hành trong nửa đầu năm 2022 và công ty cũng phải phát hành nhiều quảng cáo hơn trong tháng 5 và tháng 6 để cạnh tranh với các nền tảng thương mại điện tử khác trong mùa hè.

 

 

[Akulaku] ưu thích cách phát hành quảng cáo dạng hình ảnh, với quảng cáo hình ảnh chiếm tới 90% tổng số quảng cáo của họ trong nửa đầu năm 2022. Hầu hết các quảng cáo đều hiển thị các sản phẩm bán chạy để thu hút nhiều người dùng hơn. Một số quảng cáo là các video ngắn về những câu chuyện kịch tính. Tổng thể, hầu hết các quảng cáo của ứng dụng là hiển thị các tính năng của nền tảng.

 

[Akulaku] có tầm nhìn xa hơn khi không chỉ kinh doanh ở Đông Nam Á. Họ sẽ lấy khu vực Đông Nam Á làm điểm tựa khởi đầu và sau đó mở động ra nhiều quốc gia khác bằng cách xây dựng một mạng lưới hợp tác hệ sinh thái các ngân hàng kỹ thuật số và các dịch vụ BaaS sẽ giúp cho họ khám phá nhiều thành phố hơn trên thế giới. Hãy cùng chờ đợi sự phát triển của[Akulaku] .

 

Nhiều cơ hội về tài chính hơn đang chờ đón trong tương lai

 

Năm 2021 đã chứng kiến tổng cộng 165.625 tỷ đô la được đầu tư vào ngành công nghệ blockchain trên toàn cầu, tăng 222.38% so với cùng kỳ năm ngoái. với xu hướng tăng trưởng như vậy, ngày càng nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ blockchain. Đi kèm với đó thì các chính sách cũng đẩy nhanh hơn quá trình hiện thực hóa các công nghệ blockchain. Khi các bộ luật và quy định phát luật được hoàn thiện, thị trường fintech sẽ mang một diện mạo mới trong tương lai.


 Ngành công nghiệp ứng dụng di động đã có những diễn biến gì trong nửa đầu năm 2022? Để giải đáp điều này, SocialPeta đã xuất bản “Báo cáo về tiếp thị ứng dụng di động nửa đầu năm 2022”, bản báo cáo cung cấp thông tin một cách đầy đủ và có giá trị để sản phẩm của bạn dễ dàng mở rộng thị trường trên toàn cầu. Dữ liệu trong bản báo cáo này sẽ bao gồm 72 quốc gia và vùng lãnh thổ, cũng như hơn 90 kênh tiếp thị nổi tiếng trên thế giới.
Tải phiên bản đầy đủ sách trắng (white paper) về ngành ứng dụng đi động nửa đầu năm 2022 tại đây.


* Nguồn: SocialPeta