Trước tình hình xã hội hiện tại, nhiều nhà bán lẻ đang phải đối mặt với một hoàn cảnh "vô tiền khoáng hậu". Lệnh phong tỏa do chính phủ ban hành, những quy định giãn cách xã hội, sự thay đổi chóng mặt của hành vi người tiêu dùng, và nhu cầu không đồng đều với nhiều loại sản phẩm khác nhau đã tạo ra những thách thức cho các nhà bán lẻ trên toàn thế giới.


Đối với những nhà bán lẻ, kế hoạch khắc phục khủng hoảng thường chỉ để đối phó với những trường hợp như một loạt cửa hàng hoặc nhà kho phải đóng cửa do thiên tai hay cúp điện. Tuy nhiên, việc đóng cửa toàn bộ các cửa hàng, hay ngược lại, phải phục vụ nhu cầu tăng gấp 20 lần bình thường là một sự đảo lộn mà nhiều nhà bán lẻ chưa bao giờ phải tính đến trước đó. Trận đại dịch cũng đã tạo ra ảnh hưởng phân cực lên những nhà bán lẻ. Một mặt, doanh số hàng tạp hóa và các mặt hàng phổ thông trải qua một đợt tăng đột biến chưa từng có, mặt khác, nhiều nhà bán lẻ thuộc các nhóm hàng hóa khác như thời trang và làm đẹp lại hứng chịu sự giảm mạnh về doanh số của nhiều loại sản phẩm.


Nhìn về tương lai, chúng tối hiểu rằng quá trình phục hồi sẽ phải tốn không ít thời gian, và cũng tùy theo từng phân khúc phụ. Cốt lõi của những thách thức này chính là người tiêu dùng. Kỳ vọng của khách hàng rất cao và đang phá vỡ toàn bộ chuỗi giá trị bán lẻ. Không chỉ một hay hai phần, mà là toàn bộ chuỗi giá trị, và những nhà bán lẻ sẽ phải thay đổi tư duy, thích nghi và chuyển hóa tất cả bộ phận kinh doanh của mình để duy trì khả năng cạnh tranh.


Các công cụ G Suite hỗ trợ làm việc nhóm và tối ưu hóa lực lượng lao động

Trong lúc nhiều nhà bán lẻ, đặc biệt là các nhà phân phối hàng tạp hóa và mặt hàng phổ thông, đang phải đối mặt với áp lực tuyển dụng nhân sự tăng rất nhanh nhằm đáp ứng lượng cầu chưa từng có, họ càng nhận ra được rằng việc xây dựng và duy trì sự phối hợp với nhân viên của mình quan trọng đến chừng nào. G Suite cung cấp các công cụ hội thảo video, chat, email, và chia sẻ tài liệu, cho phép các đội ngũ nhân liên làm việc cùng nhau từ xa một cách hiệu quả theo thời gian thực.


Chương trình Tổng đài ảo Phản hồi nhanh giúp phản hồi nhanh chóng cho khách hàng


Giải pháp Tổng đài ảo Phản hồi nhanh mới ra mắt của chúng tôi cho phép các nhà bán lẻ thiết lập một dịch vụ mới trên nền tảng chatbot trong vòng hai tuần giúp phản hồi khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, đặc biệt đối với những câu hỏi liên quan đến những thông tin quan trọng xoay quanh COVID-19. Chatbot mới này có thể hỗ trợ giải đáp thắc mắc về giờ hoạt động của các cửa hàng, các câu hỏi về hàng tồn kho, lựa chọn nhận hàng, và hơn thế nữa, giúp giảm tải một lượng đáng kể những cuộc gọi đến người trực tổng đài, để họ có thể tập trung giải quyết những yêu cầu dịch vụ phức tạp hơn.


Quản lý Công suất giúp nhanh chóng bố trí thích hợp việc triển khai hệ thống đám mây


Hành vi mua sắm đã có một sự thay đổi đáng kể, với lượng cầu đột biến ở một số phân khúc bán lẻ phụ và giảm mạnh ở một số khác. Điều này, cùng với sự chuyển đổi đột ngột từ mua sắm tại của hàng sang mua sắm trực tuyến, đã gây ra một sức ép lên công suất bán hàng đa kênh. Thông qua lập kế hoạch công suất sớm, thực hiện các bài kiểm tra độ hiệu quả, và thành lập những đơn vị vận hành đối phó, chúng tôi có thể giúp các nhà bán lẻ nhanh chóng bố trí việc triển khai hệ thống đám mây thích hợp tùy theo sự thay đổi nhu cầu kinh doanh của họ. Chúng tôi cũng kích hoạt giao thức hỗ trợ mùa cao điểm giúp các nhà bán lẻ đối phó với lưu lượng thương mại trực tuyến tăng cao.


Hiện đại hóa thương mại điện tử để hỗ trợ cả online lẫn offline


Trước tình hình kỳ vọng khách hàng thay đổi trong thời điểm hiện tại, việc cung cấp được trải nghiệm số hóa cao cấp đang trở nên ngày càng quan trọng. Việc có được một nền tảng thương mại điển tử linh hoạt và hoạt động nhanh nhạy là điều kiện thiết yếu để đội ngũ bán lẻ có thể nhanh trong giới thiệt một trải nghiệm mua sắm mới nhằm bắt kịp nhu cầu thay đổi liên tục. Google Cloud có thể giúp giải vây cho các hệ thống thương mại điện tử hiện hành bằng việc giới thiệu một cấu trúc trọn gói mang đến sự linh hoạt và nhanh nhạy cho các doanh nghiệp.


Câu chuyện chuyển đổi số của Tiki với sự trợ giúp của Google Cloud

Với hơn 10 triệu sản phẩm hoạt động trong danh mục và tỷ lệ tăng trưởng 3 con số hằng năm kể từ khi thành lập vào 10 năm trước, Tiki luôn duy trì được quỹ đạo tăng trưởng nhanh chóng. Để phục vụ tốt hơn cho kỳ vọng ngày càng phát triển phức tạp của khách hàng, Tiki đã chuyển các ứng dụng của mình từ các cơ sở hạ tầng sở tại sang Google Cloud, cho phép quá trình chuyển đổi số của công ty được năng động hơn, an toàn hơn, đáng tin cậy hơn, và để tạo ra nhiều dịch vụ giá trị gia tăng hơn. Trên thực tế, quá trình chuyển sang Google Cloud của họ chỉ mất 24 ngày, và là một trong những cuộc “di cư” nhanh nhất tính đến nay trong toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương.



Trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra, Tiki sử dụng công nghệ Google Cloud để đối phó với lưu lượng truy cập tăng đột biến và xử lý doanh số tăng đột biến trong các thời điểm mua sắm cao điểm như Tết. Bằng việc sử dụng Google Cloud Platform để tự động mở rộng quy mô và cân bằng tải trên đám mây, Tiki có thể xử lý lưu lượng nền tăng lên đến mười lần với hơn 4.000 đơn hàng được giao dịch mỗi phút. Việc chuyển đổi sang Google Cloud đã kịp thời cho phép Tiki quản lý lượng lớn đơn đặt hàng trực tuyến của những người đang phải ở nhà trong đại dịch COVID-19. Với doanh số bán hàng tăng khoảng 30% trong giai đoạn này, Tiki có thể dễ dàng mở rộng nền tảng của họ để thích ứng với sự tăng đột biến của lưu lượng truy cập web và hoạt động của người tiêu dùng và đảm bảo khách hàng được tận hưởng các dịch vụ đáng tin cậy mà không bị gián đoạn. Trong thời gian hầu hết các nhân viên văn phòng tại Tiki phải làm việc từ xa trong thời gian giãn cách xã hội tại Việt Nam, công ty cũng sử dụng bộ công cụ G Suite, cho phép nhân viên thực hiện việc chuyển đổi từ làm việc tại văn phòng sang làm việc tại nhà một cách liền mạch. Các tính năng hỗ trợ làm việc nhóm của Google Meet, Gmail và Drive đã giúp các nhân viên tiếp tục công việc như bình thường và làm việc hiệu quả ngay cả khi làm việc từ xa.


Điện toán đám mây đi đầu trong cuộc cách mạng hóa toàn bộ chuỗi giá trị bán lẻ

Quá trình chuyển đổi số đã được tiến hành nhiều năm trong ngành bán lẻ, nhưng ngày nay, các nhà bán lẻ đang phải đối diện với tình thế mới khi việc chuyển đổi số trở nên cấp bách hơn, giúp ngành công nghiệp thích ứng với COVID-19.


Giờ đây hơn bao giờ hết, chúng tôi cam kết đưa ra các công nghệ tiên tiến mà ngành bán lẻ cần để thích nghi với thời đại mới này. Mục tiêu của chúng tôi là loại bỏ sự căng thẳng liên quan đến duy trì hoạt động của công nghệ và kỹ thuật, thay vào đó cho phép các nhà bán lẻ tập trung vào điều quan trọng nhất: khách hàng và nhân viên của họ.

*Nguồn: Google Tiếng Việt