Đó là nhận định chung của các diễn giả tại sự kiện “Customer Centric In Social Commerce Era”. Sự kiện diễn ra vào ngày 4/11 vừa qua, tạo sức hút và gây tiếng vang không nhỏ trong cộng đồng doanh nghiệp và marketer.


71% doanh nghiệp xác định sẽ tập trung đầu tư cho Social Commerce


Đó là con số được đưa ra tại hội thảo “Customer Centric In Social Commerce Era”. “Năm 2022, social ecommerce ở thị trường thế giới đã và đang tăng trưởng rất mạnh, khoảng 1000 tỷ USD. Dự tính đến 2026, sẽ tăng lên gấp 3 lần, vào khoảng 2900 tỷ USD. Đây chính là thời điểm thích hợp mà doanh nghiệp nên đầu tư vào kênh này.”, Ông Dũng Bùi (Chief Strategy Officer ACCESSTRADE) khẳng định.





Cũng theo ông Dũng Bùi, 97% Gen Z đang coi Social Marketing là nơi tham khảo thông tin sản phẩm/dịch vụ. Do đó Social Marketing sẽ là một kênh phù hợp để doanh nghiệp tiếp cận với đối tượng người dùng đông đảo và tiềm năng này.


Bàn về thói quen của người dùng trên kênh Social Marketing, ông Hải Phan (Co-Founder Interstellar) cho biết: “Quyết định mua hàng của người dùng phụ thuộc phần nhiều vào cảm xúc của họ. Mà mua hàng bằng cảm xúc cần được tác động rất mạnh mẽ, ngoài việc vui - giải trí thì phải chỉ ra được người ta có lợi ích gì về mặt cảm xúc. Khi đó họ mới sẵn sàng mua hàng của bạn trong vòng 1 nốt nhạc, và hoàn thành 1 chu trình giao dịch.”


Đồng ý với nhận định của ông Hải Phan, ông Dũng Bùi cho biết người mua hàng bây giờ rất cảm tính, họ thích được kết nối, thích sự vui vẻ, và những kênh Social Commerce cho họ cảm nhận được điều này. Họ có thể lên fanpage và tìm những khách hàng khác có cùng sở thích - nhu cầu và có thể đã sử dụng sản phẩm đó của doanh nghiệp và chia sẻ cho nhau kinh nghiệm. Như vậy người ta sẽ dễ dàng đưa ra quyết định mua hơn đối với những loại sản phẩm mà không biết đã có ai sử dụng hay trải nghiệm chưa. 


“Search Engine trước đây luôn nằm top đầu nhưng bây giờ chỉ chiếm khoảng 52%, vì người dùng đang dần chuyển sang tìm kiếm trên search social như Facebook, TikTok nhiều hơn. Tỉ lệ mediashare của social marketing đang tăng trưởng chiếm khoảng 54 - 55%. Thị trường đã thay đổi, doanh nghiệp đang thay đổi và chúng ta cũng sẽ phải thay đổi.”, ông Dũng Bùi nhấn mạnh.


Xây dựng hành trình người dùng mới trong kỷ nguyên Social Commerce


Khi hành trình người dùng thay đổi từ thương mại điện tử truyền thống sang Social Commerce, việc thương hiệu thay đổi chiến lược để đáp ứng nhu cầu khách hàng là việc không thể tránh khỏi. 


Một hành trình khách hàng mới sẽ ra đời – những bài đăng hay hình ảnh đơn thuần sẽ không thể giúp doanh thu tăng lên, các video ngắn với nội dung sáng tạo bắt trend, các buổi livestream tương tác mới chính là chìa khóa quyết định sự tăng trưởng của thương hiệu trong thời đại hiện nay.


Bàn về việc đặt khách hàng là trung tâm trong kỷ nguyên Social Commerce, ông Jack Nguyễn (Regional Managing Director SEA, Insider) khẳng định: “Khách hàng có thể chuyển từ sàn này sang sàn khác, từ agency này sang agency khác, nhưng khách hàng vẫn có nhu cầu và họ sẽ mua. Nhìn về Social Commerce, chúng ta sẽ tận dụng những điểm chạm này nhưng đừng quên đi bản chất cốt lõi: Khách hàng là chính, kênh có thể lên xuống tùy theo sản phẩm, nên phải có tầm nhìn ngắn hạn - dài hạn - trung hạn. Chứ không thể nào chỉ nhìn ngắn hạn thấy cái lợi trước mắt.


Tư duy làm sao để chi phí để chốt những đơn hàng sau nó sẽ rẻ đi về mặt tái mua, để làm được việc đó phải đáp ứng được nhu cầu. Có điểm chạm mọi người sở hữu, vì nếu đơn hàng đang bị cắt 30% hoa hồng cùng với sản phẩm đó, đơn hàng số 2 cũng bị cắt 30% và những đơn về sau đều bị cắt như vậy. Thế thì cuối cùng mình được gì từ việc có khách hàng? 


Đặt người dùng là điểm chính thì chắc chắn dữ liệu là cái duy nhất mọi người có thể cầm và sờ nắm để biết được người ta là ai - lợi thế cạnh tranh dễ nhất nhưng ít người làm.”


Chúng ta phải biết khách hàng là ai, phải nắm được nhu cầu thực tế, những giá trị và lợi ích mà chúng ta đem đến cho khách hàng là gì. Trong hành trình tìm kiếm chân dung khách hàng, hãy sở hữu dữ liệu khách hàng chứ đừng phụ thuộc vào nền tảng.”, ông Tú Trần (Founder & CEO Interstellar) nêu quan điểm.


Nói thêm về việc không phụ thuộc vào nền tảng khi vẽ nên chân dung khách hàng, ông Tú Trần cho biết: “TikTok cũng chỉ nổi cách đây khoảng 5 năm và thịnh hành ở Việt Nam khoảng 3 năm trở lại đây. Facebook thì có tuổi đời lâu hơn nhưng vẫn thay đổi liên tục. Thế thì làm cách nào đó để sở hữu được khách hàng nhưng để hiểu dữ liệu đó, chúng ta phải phân tích - có được insight - kết nối với thương hiệu mình, để đảm bảo đó có đúng là customer journey một cách trọn vẹn.”


“Có thể thấy hành trình khách hàng đang trở nên phức tạp hơn bao giờ hết, quan trọng là chúng ta phải hiểu rõ tệp khách hàng của mình là ai, hành vi của họ thay đổi ra sao, họ có những điểm chạm nào, từ đó tìm kiếm kênh phù hợp. Ví dụ ở ACCESSTRADE, chúng tôi giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận được đến nhiều điểm chạm nhất có thể thông qua mạng lưới 2 triệu Publishers. Các Publisher này có rất nhiều thế mạnh ở những khía cạnh khác nhau như mạnh về viral video trên TikTok hay có những website phân tích về sản phẩm… giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn.”, ông Dũng Bùi cho biết thêm.


Xem lại sự kiện “Customer Centric In Social Commerce Era” ngay tại ĐÂY

Doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác với ACCESSTRADE vui lòng liên hệ tại ĐÂY