Mạng xã hội gần đây xôn xao câu chuyện ứng viên bị đánh rớt vì “yêu cầu nhà tuyển dụng gửi JD". Cụ thể, bên ứng viên muốn được xem trước JD. Trong khi nhà tuyển dụng lại từ chối và cho rằng ứng viên không nên quá quan trọng JD như vậy. Giữa làn sóng tranh luận, nhân sự agency đã đưa ra một số quan điểm riêng về vai trò thực sự của JD trong quá trình đi tìm việc làm.


Trước là nói về công việc, sau là phản ánh công ty


Khi kiểm tra JD, nhân sự có cơ hội “tự sơ tuyển" chính mình. “JD cung cấp cho tôi cái nhìn tổng quát về các hạng mục công việc mình sẽ đảm trách khi ứng tuyển vào vị trí đấy. Hơn nữa, JD còn là một checklist các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết để tự tin làm việc và phát triển tốt khi trở thành nhân sự của công ty. Nói tóm lại, JD trong mắt tôi giống như một ‘màn phỏng vấn’ nhanh gọn mà bản thân có thể tự phản chiếu trong đầu trước khi quyết định gửi CV ứng tuyển", bạn Vũ Minh Phương, Copywriter Trainee tại TBWA\ Group Vietnam nói.  


Sau khi nhận được bảng mô tả công việc, mỗi nhân sự sẽ có cách đọc thông tin khác nhau. “Với nhân sự mới vào ngành, các mô tả trong JD giúp họ hình dung công việc hằng ngày. Còn với những người đã có kinh nghiệm, JD là cơ sở giúp họ xác định xem nên làm gì trong buổi phỏng vấn để có thể gây ấn tượng với ban tuyển dụng”, anh Thiện Đỗ, Giám đốc sáng tạo cho biết.  


eip-209-unit-03229r-1640203925.jpg (3000×2000)

JD là cơ sở giúp nhân sự xác định xem nên làm gì trong buổi phỏng vấn để có thể gây ấn tượng với ban tuyển dụng


Không chỉ giúp nhân sự nắm bắt công việc, một bản JD còn phản ánh phần nào mức độ chuyên nghiệp của nhà tuyển dụng. Theo Minh Phương, một JD được soạn thảo cẩn thận, câu cú rõ ràng, nội dung đầy đủ sẽ đem lại ấn tượng tốt về công ty. Trước mắt, công ty chứng tỏ được mình có workflow minh bạch, nhân sự được đào tạo bài bản thì mới có được một JD cụ thể và chỉn chu. Một số JD còn đính kèm website hoặc landing page của công ty, mà ở đó ta có thể tìm được những dự án mà công ty đã làm, xem qua và cảm nhận văn hoá của công ty. “Thông tin này sẽ mách bảo cho tôi biết rằng liệu mình có hứng thú và phù hợp với ngành hàng, hoặc cá tính của bản thân có tương hợp với cộng đồng nhân sự nơi đây hay không”, Minh Phương chia sẻ. 


sub-buzz-6998-1629225979-34.jpg (3000×2001)

Một JD được soạn thảo cẩn thận, câu cú rõ ràng, nội dung đầy đủ sẽ đem lại ấn tượng tốt về công ty


JD xưa nay luôn được xem là một bước phải có khi đi tìm việc. Thế nhưng một số nhân sự trong agency tiết lộ rằng, nhiều khi không có JD cũng được, vì họ đã thuộc lòng công việc của mình. 


Gừng càng già càng… không quá quan trọng JD 


Theo chia sẻ của nhân sự, JD dường như cần thiết hơn đối với các nhân viên mới bước chân vào ngành nghề. Những Senior (có kinh nghiệm 3-5 năm làm việc) và Director (5-7 năm làm việc) sẽ có cái nhìn riêng về vai trò của JD. 


Đối với Senior và Director, họ là những người đã có kinh nghiệm quản lý nhân viên. Vì vậy, nhân sự thuộc các cấp bậc này có khả năng tự phác thảo ra một JD của chính mình (bản thân có thể dẫn dắt, feedback, training chuyên môn cho các nhân sự trẻ như thế nào, các kỹ năng mềm đi kèm dựa theo phong cách quản lý của bản thân). Để đến khi có sự đổi mới về môi trường làm việc, các nhân sự sẽ luôn biết mình cần phải làm gì, lựa chọn và xây dựng team ở công ty mới ra sao.


AAAAQe8lOj-jFII-L8AmcvzFP96aKFPEf7wUeroMjvqV1U3qI5HwB3-YXLu8RPNHSeODa6MP1pQVvA8OrddawZCDbKZMGycot2qcvarVatwMu4JucynxAlsVYYclf3fxixNiXbiiMxJcpiI-a_kA_BEabWny.jpg (1045×784)

Thỉnh thoảng, nhân sự còn tự viết JD cho mình thay vì phụ thuộc vào công ty


Đồng quan điểm trên, anh Thiện Đỗ cho biết sẽ có lúc mình vừa “ứng tuyển” vừa “tư vấn" cho nhà tuyển dụng. “Công ty tạo cơ hội hợp tác. Ứng viên làm proposal/credential trình bày khả năng của mình. Nhưng cũng có trường hợp, công ty ấn tượng với điểm mạnh của một ứng viên và cảm thấy có thể sẽ cần đến trong tương lai. Nếu không nhanh tay hợp tác thì công ty sợ bị ‘nẫng tay trên', vì vậy sẽ tuyển nhân sự đó và cho họ cơ hội tự xác định vai trò của mình trong tổ chức", anh Thiện Đỗ nói. 


Theo đó, càng đi làm agency lâu năm, cách nhân sự nhìn vào một JD sẽ không như fresher hay intern. “JD lúc này không còn là nguồn tham khảo duy nhất để chúng ta hiểu rõ về công việc của mình. Mà bên cạnh đó, chính từ kinh nghiệm thâm niên sẽ bổ sung cho ta biết công ty nào sẽ là nơi tìm việc phù hợp tiếp theo, và yên tâm hơn khi JD sẽ vô cùng tương hợp từ việc chọn lựa một môi trường làm việc ưng ý”, Minh Phương kết luận. 


WhwGu4qbyX3LqALe2T6BNW.jpg (1280×720)

"Công ty tạo cơ hội hợp tác. Ứng viên làm proposal/credential trình bày khả năng của mình"


“Yêu cầu gửi JD là quyền lợi chính đáng, không phải là tiêu chí đánh rớt ứng viên" 


Mạng xã hội gần đây xôn xao câu chuyện ứng viên bị đánh rớt vì “yêu cầu nhà tuyển dụng gửi JD". Cụ thể, bên ứng viên muốn được xem trước JD. Trong khi nhà tuyển dụng lại từ chối và cho rằng ứng viên không nên quá quan trọng JD như vậy.


Đứng trước câu chuyện này, chị Trâm Anh, Head of Account tại Delta Marketing thẳng thắn nêu rõ quan điểm về sự thiếu chuyên nghiệp của bên tuyển dụng. “Việt Nam mình có câu ‘danh chánh ngôn thuận’, ban sơ gặp nhau thì phải giới thiệu được rõ ràng mình là ai, muốn gì qua JD. Đây là cũng là nguyên tắc cơ bản & phổ quát trong quy trình tuyển dụng nhân sự”, chị cho biết. 


why-did-steve-carell-leave-the-office-1585597666.jpg (3000×2000)

"Nhà tuyển dụng phải giới thiệu được rõ ràng mình là ai, có nhu cầu gì qua JD"


Trong khi đó, Minh Phương nghĩ rằng JD không nên là tiêu chí để đánh giá ứng viên. “Việc soạn thảo, điều chỉnh, gửi JD là công việc của nhà tuyển dụng. Yêu cầu gửi JD luôn là một quyền lợi chính đáng của ứng viên. Khôn khéo hay không nằm ở việc ứng viên nêu lên mong muốn đó như thế nào. Cách lựa chọn từ ngữ, xưng hô có phù hợp và tôn trọng nhà tuyển dụng hay chưa. JD giúp ứng viên hiểu hạng mục công việc mình sẽ làm và giúp nhà tuyển dụng nêu rõ chân dung nhân sự mà mình mong muốn, không phải là một chủ đề đôi bên đánh giá hay công kích về nhau”, Minh Phương nói. 


Từ vụ việc này, nhân sự agency rút ra rằng “Tốt hơn hết là nên tuyển dụng qua email thay vì các ứng dụng nhắn tin". “Trong hoàn cảnh giao tiếp qua tin nhắn hay trên mạng xã hội, giữa ứng viên và nhà tuyển dụng sẽ dễ xảy ra những hiểu lầm hoặc công kích cá nhân do format giao tiếp không tối ưu. Ngược lại, việc công ty hẹn lịch phỏng vấn hay ứng viên thắc mắc qua email thường sẽ được soạn thảo kỹ càng, gọn ghẽ trong từng lần gửi, dẫn đến việc giao tiếp đôi bên không đi xa khỏi chủ đề tuyển dụng”, Minh Phương kết luận. 


Minh Hoạ: Huy Mai

Nội dung: Hằng Trần