Trong thời đại công nghệ số, mọi công cuộc tiếp thị đều xoay quanh mạng xã hội và hình thức sử dụng KOL hay KOC đã trở thành một chiến lược marketing online không thể thiếu của nhãn hàng. Những tưởng một khi đã sử dụng KOL thì không cần hợp tác với KOC nữa nhưng khi kết hợp hai hình thức này lại mang đến hiệu quả tăng trưởng không ngờ.


Điểm khác biệt lớn giữa KOL và KOC


KOC và KOL đều là những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội với những cộng đồng nhất định. Cả 2 hình thức này đều đưa ra những ý kiến đánh giá (cả khách quan lẫn chủ quan) về sản phẩm hay các loại hình dịch vụ khác nhau. Từ đó, khán giả/ người tiêu dùng có thể dựa vào đó để đưa ra nhận định cá nhân và dẫn đến quyết định mua hàng.


Tuy nhiên, định nghĩa một chút về 2 hình thức này, chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt.

KOL - được xem là người nổi tiếng, xuất hiện với những sản phẩm đắt tiền, có phần xa xỉ. KOL là những cá nhân có hình ảnh được xây dựng chỉn chu, có được sự tin tưởng của đông đảo khán giả về mặt chuyên môn. Họ là những người đã nổi tiếng như ngôi sao điện ảnh, người mẫu, ca sĩ…hoặc những người tự làm cho mình nổi tiếng nhờ vào mạng xã hội. Họ được nhãn hàng trả tiền để quảng bá sản phẩm, dịch vụ trên chính những trang mạng xã hội của họ hoặc của nhãn hàng.


Lựa chọn KOL hay KOC, hay cả hai?


KOC - khác nhiều so với KOL. Họ được đánh giá cao dựa vào ý kiến đánh giá chân thật thông qua trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ. Với xuất phát điểm là những người bình thường, điều này khiến KOC dễ dàng tiếp cận khán giả hơn nhờ tạo được cảm giác gần gũi. Số lượng follower của KOC có thể hạn chế hơn KOL (thường rơi vào khoảng hàng trăm ngàn) nhưng họ lại rất “trung thành”. 

Đừng vội đánh giá thấp sức mạnh hiệu quả của KOC, những ý kiến đánh giá của họ rất có trọng lượng đối với đông đảo follower trung thành. 

Nếu KOL có thể mở rộng mức độ nhận diện của sản phẩm thì KOC lại chính là “vũ khí” tối thượng giúp chuyển hóa tâm lý người tiêu dùng, từ nhận diện thành ra đơn.


Theo chuyên trang Influencer Marketing Hub: Thị trường influencer marketing dự đoán đạt 16,4 tỷ đô vào năm 2022. 68% doanh nghiệp dự kiến tăng ngân sách cho influencer marketing. Vượt qua rất nhiều quan ngại về xu hướng sụt giảm của thị trường giữa đại dịch Covid, thị trường influencer marketing vẫn phát triển đều đặn trong năm 2020, 2021 và dự đoán sẽ giữ vững xu hướng phát triển trong năm 2022.


Sử dụng kết hợp cả hai hình thức, doanh nghiệp tăng trưởng không ngờ


Nếu các KOL giúp sản phẩm được nhiều người biết đến hơn, gia tăng độ nhận diện thương hiệu sâu và rộng hơn thì các KOC lại là những đối tượng giúp mang về đơn hàng. Tuy độ phủ chưa bằng các KOL nhưng xét về khả năng bán hàng thì họ “ăn đứt” các KOL. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao không kết hợp cả hai hình thức này và kết hợp như thế nào cho hiệu quả? Cùng xem cách một chiến dịch tiếp thị KOL+KOC được triển khai tốt có thể tăng khả năng hiển thị và bán hàng cho thương hiệu như thế nào.


Sau khi nhận được sản phẩm từ nhãn hàng, các KOC sẽ thực sự trải nghiệm và đăng tải những ý kiến đó trên các trang mạng xã hội cá nhân cùng với sự công nhận về hiệu quả sản phẩm từ KOL. Những nội dung được đăng tải từ các KOL chính là điểm chạm đầu tiên, thu hút sự chú ý từ “cộng đồng mạng”. Từ đó, khán giả sẽ tìm hiểu về sản phẩm và tìm đến những clip review từ các KOC thông qua các nền tảng như TikTok hay Instagram. Chiến lược tiếp thị kết hợp KOL+KOC là cách đã thử và thành công của nhiều thương hiệu, giúp tăng hiệu quả của các chiến dịch. Tuy nhiên, các hoạt động cộng tác với KOL ngày càng trở nên đắt đỏ hơn, gần như ngang ngửa với những người nổi tiếng ở tầm diễn viên điện ảnh hay hoa hậu, người mẫu chuyên nghiệp…


Cần nắm rõ chức năng của mỗi hình thức influencer trong các chiến dịch:

  • KOL: Đối tượng dẫn dắt dư luận, thu hút sự chú ý, khuếch đại thương hiệu và tạo độ phủ sâu rộng.
  • KOC: Gia tăng mức độ tin cậy sau khi khách hàng đã biết đến sản phẩm đó thông qua KOL. Từ đó kích cầu, kích thích người xem mua hàng. Hiệu quả ra đơn từ KOC content cũng giúp nhãn hàng đánh giá được mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối với sản phẩm.


Có một “bí mật” mà ai cũng nên biết: Việc lựa chọn đội ngũ KOC phù hợp trong một chiến dịch sẽ nâng cao hiệu quả của một KOL để tăng khả năng thâm nhập thị trường.


Lấy ví dụ về nhãn hàng mỹ phẩm Clinique tại thị trường Trung Quốc đã tận dụng hoạt động tiếp thị KOL+ KOC trên các phương tiện truyền thông xã hội vào năm 2021 để nâng cao nhận thức về các sản phẩm làm trắng của mình. Những chiến dịch này đã giúp thương hiệu tăng lưu lượng truy cập, nhân rộng lượt nhắc đến thương hiệu và tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn. Tổng cộng, 718 KOL và KOC đã tham gia vào chiến dịch này. KOC chiếm 72% tổng số influencer.


Các KOC Trung Quốc “phá đảo” nền tảng Xiaohongshu trong 1 chiến dịch của Clinique


So với KOL, KOC có số lượng lớn, bao phủ nhiều ngành và dễ dàng xây dựng mối quan hệ gần gũi với người tiêu dùng. Họ có đông đảo lượng người follow ngành dọc hơn, giúp thương hiệu tiếp cận nhiều phân khúc mà lại còn tiết kiệm được chi phí. Nội dung quảng bá mà KOC mang đến cho người xem chính là đứng trên quan điểm của người dùng đầu tiên. Đây là những ý kiến hết sức giá trị giúp tác động đến hành vi và quyết định mua hàng của người xem. 

Với chiến lược kết hợp cả KOL+KOC, khả năng thâm nhập thị trường và đề cập thương hiệu của Clinique đã tăng lên đáng kể. Các bài đăng về sản phẩm mới đã vươn lên dẫn đầu các tìm kiếm trên các nền tảng nội dung xã hội như Xiaohongshu.


Tương tự với đó, OLAY Trung Quốc cũng đã ra mắt chiến dịch #28dayantisugarwhiteningchallenge (tên gốc: #28天抗糖美白挑战) để nâng cao nhận diện về “Tinh chất dưỡng trắng hoàn hảo” của nhãn hàng. 

Chiến dịch này đã hợp tác với 634 influencers, 84% trong số đó là KOC. Với tổng số 907 bài đăng, chiến dịch này đã tạo ra 419,1 nghìn lượt tương tác.

Như vậy có thể thấy, chiến lược sử dụng KOC hoạt động song song với các KOL giúp tối ưu hóa chiến dịch của doanh nghiệp và tăng cường thâm nhập thị trường. Đây cũng là giải đáp cho bài toán làm sao tận dụng tối ưu chiến lược influencer marketing, giúp vừa tăng độ nhận diện thương hiệu lại còn phải ra được đơn hàng. Trong khi KOL là những nhà bảo trợ hình ảnh thương hiệu thì KOC chính là vũ khí “nổ đơn” hữu hiệu.


Tương tự chiến dịch của OLAY Trung Quốc cũng thành công rực rỡ nhờ các KOC


Để doanh nghiệp có thể dễ dàng chọn lựa KOC phù hợp với từng chiến dịch, ACCESSTRADE Vietnam đã xây nên “cây cầu” kết nối nhãn hàng với KOC “trong mơ” mang tên ACCESS KOC.

Đây là platform duy nhất có bảng xếp hạng các KOC với đội ngũ gần 5000 KOC tham gia hệ thống, hơn 1000 doanh nghiệp hiện đang tin tưởng hợp tác. Cùng với hệ thống báo cáo 360 độ minh bạch mọi chỉ số hiệu quả của KOC giúp mọi chiến dịch của nhãn hàng được đảm bảo doanh số với mức chi phí không thể hợp lý hơn.


Bảng xếp hạng KOC đầu tiên tại Việt Nam của ACCESS KOC


Để tìm hiểu thêm về ACCESS KOC, vui lòng truy cập tại ĐÂY.