Có một điểm đáng chú ý là Influencer Marketing có mức độ ảnh hưởng hoàn toàn khác so với cách mô hình truyền thống khác của Digital Marketing. Khác với việc treo các banner hay chạy những format nội dung thông thường, một chiến dịch Influencer Marketing rất khó để có thể đo lường chính xác hiệu quả, đặc biệt là khi nó hoạt động chủ yếu trên các nền tảng social media. Mặc dù không đưa ra được các con số chính xác nhưng có một điều dễ dàng nhận ra đó là sức ảnh hưởng từ một bài post hoặc một blog được chia sẻ từ các Influencer có tác dụng gấp 11 lần so với các hình thức truyền thống khác. Điều này phần lớn đền từ việc các marketer lựa chọn đúng Influencer, mà cộng đồng fans của họ phù hợp nhất với nhãn hàng.



Vậy làm sao để đo lường được chiến dịch Influencer Marketing. Ngoài các giá trị hữu hình, làm việc với các KOL còn mang lại cho chiến dịch của bạn những giá trị vô hình không ngờ đến đấy.


Đo lường các giá trị hữu hình


Việc một influencer tạo một bài post, check-in tại một sự kiện hay review về một sản phẩm nào đó rồi chia sẻ nó rộng rãi trên khắp các trang mạng xã hội như facebook, instagram, youtube,... sẽ tác động mạnh mẽ và tạo niềm tin lớn trong cộng đồng fans của họ. Do đó, việc các followers react lại với post sẽ được đo lường thông qua các chỉ số như sau:


  • Views (Lượt xem), Impressions (Lượt hiển thị) và Reach (Lượt tiếp cận): Những công cụ đo lường insight của Facebook, Instagram, Youtube hay các nền tảng Social Media khác có thể xuất ra cho bạn những chỉ số performance của mỗi post mà các Influencer thực hiện. Ngoài ra, có những công cụ Digital khác có thể giúp bạn track được traffic từ những đường link mà bạn cung cấp cho các Influencer.


  • Engagement (Lượt tương tác - Like, Share & Comment): Việc tính toán các chỉ số này khá là đơn giản vì nó hiện rõ ràng dưới mỗi post hoặc activity mà Influencer thực hiện. Tuy nhiên, ở các platform như 7Saturday thì việc collect những thông tin từ engagement của các audience sẽ giúp brand xác định được insight của khách hàng đối với product của mình.



Đo lường các giá trị vô hình


Bên cạnh nhưng chỉ số Digital có thể đo lường được thông qua các công cụ hiện nay thì một campaign còn mang lại những giá trị vô hình khác dựa trên bản thân mỗi Influencer.


  • Niềm tin và sự trung thực: Một trong những yếu tố khiến các chiến dịch Influencer Marketing thực sự hiệu quả đó chính là nó tạo ra cảm giác trực quan hơn các phương pháp Digital truyền thống. Hơn 90% fans của các Influencer có niềm tin và được tạo cảm hứng từ các sản phẩm mà thần tượng của họ recommend và có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng. Ngoài ra, các bài báo cáo cũng chỉ ra rằng chỉ số loyal và frequency quay lại mua hàng của customer đối với các nhãn hàng có sử dụng Influencer Marketing cũng cao hơn hẳn.


  • Tỉ lệ chuyển đổi tự nhiên: Từ việc tạo ra những nội dung gắn liền với các hoạt động thường ngày của Influencer sẽ khiến các fans của họ nhớ và lan truyền câu chuyện thương hiệu một cách rộng rãi hơn đến với những người xung quanh (WOM).


  • Nội dung sáng tạo: Khi một nhãn hàng đầu tư vào Influencer Marketing, họ không chỉỉ nhận được các chỉ số Social Media hay thậm chí là Sales mà họ còn có được những nội dung sáng tạo thông qua ngôn ngữ của các Influencer gắn liền với đời sống thương ngày. Hình ảnh đẹp được đầu tư cộng thêm nội dung sáng tạo chắc chắn là yếu tố Call to Action lớn nhất giúp tăng lượt chia sẻ từ cộng đồng fans của các Influencers.


Tóm lại, một chiến dịch Influencer Marketing sẽ giúp doanh nghiệp lan truyền được câu chuyện, trải nghiệm của thương hiệu đến với nhóm đối tượng khách hàng một cách nhanh chóng, rộng khắp và cùng một lúc. Chính vì thế, Influencer Marketing đang dần dần thay thế các hoạt động Marketing thông thường.