LinkedIn là một mạng xã hội nơi ứng viên và nhà tuyển dụng kết nối với nhau. Đã từ lâu, đối với nhà quản lý, đây là một “mỏ vàng” dành cho tuyển dụng nếu biết cách khai thác, cũng là một nơi mà các doanh nghiệp có thể liên hệ và hợp tác với nhau bởi tính chất chuyên nghiệp của nền tảng này. Doanh nghiệp có thể đầu tư các hoạt động làm tăng nhận diện về thương hiệu, đẩy mạnh hiệu quả truyền thông để chủ động đem lại các ứng viên và cả khách hàng tiềm năng. Nhìn chung, nếu biết thực hiện, đây là một kênh có thể đem lại hiệu quả Marketing tuyệt vời.


Tuy nhiên, tại Việt Nam, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa biết cách tận dụng tiềm năng khổng lồ mà LinkedIn mang lại. Trong bài viết này, Novaon Communication sẽ giới thiệu những bí quyết để doanh nghiệp có thể sử dụng LinkedIn như một công cụ triển khai Marketing mạnh mẽ. Hãy đọc tới bước cuối cùng và thử bắt đầu ngay trong hôm nay, cũng đừng ngạc nhiên khi thấy các chỉ số hiệu quả tăng “vù vù” nhé.



Thiết lập trang của doanh nghiệp:


Để bắt đầu quá trình Marketing trên LinkedIn, doanh nghiệp cần có một profile hoàn chỉnh. Profile này chính là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động LinkedIn Marketing, khi mọi thông tin, hình ảnh về thương hiệu sẽ được người đọc của họ khám phá tại đây.. 


Dưới đây là những lưu ý khi bạn bắt đầu thiết lập trang LinkedIn của doanh nghiệp:



  • Hoàn thiện tất cả những thông tin về doanh nghiệp: Theo nghiên cứu từ LinkedIn, những fanpage có đầy đủ các thông tin mà nền tảng này yêu cầu sẽ thu hút số lượt xem cao hơn 30% so với những fanpage không hiển thị đầy đủ các thông tin yêu cầu.
  • Sử dụng những quản trị viên “quan hệ rộng”: Những quản trị viên có nhiều mối quan hệ cá nhân trên LinkedIn có khả năng mời được nhiều người theo dõi và thu hút lượt xem cho fanpage của doanh nghiệp.
  • Liên tục cập nhật hình ảnh cho fanpage: Cập nhật avatar và ảnh bìa cho fanpage sẽ giúp tăng mức độ nhận diện cho thương hiệu và giúp khách hàng có cảm giác thân thuộc với thương hiệu. 


Ví dụ đến từ Google.



Quản lý nội dung trên LinkedIn


Khi phần lớn người dùng sử dụng LinkedIn với mục đích công việc, những nội dung chất lượng trở nên cực kì giá trị với họ. Những bài đăng ở trên nền tảng này được người xem đánh giá cao hơn về tầm quan trọng so với chính chúng ở những nền tảng khác như Facebook, TikTok, Zalo, do thường bị xen lẫn với những nội dung giải trí. Một số mẹo nhỏ mà doanh nghiệp có thể sử dụng để quản lý nội dung trên LinkedIn:


  • Tính năng Trending Articles: Tính năng Trending Articles sẽ giúp thương hiệu tìm hiểu được người theo dõi cũng như cộng đồng đang quan tâm đến chủ đề gì, từ đó có thể xây dựng nội dung phù hợp cho người đọc.
  • Đăng tải nội dung đều đặn: theo nghiên cứu từ LinkedIn, những trang fanpage có tần suất đăng tải nội dung đều đặn sẽ thu hút được nhiều người đọc thực sự quan tâm đến thương hiệu.
  • Khối lượng đăng bài tối ưu: từ 2 - 5 bài viết một tuần
  • Khoảng thời gian thích hợp: từ thứ 3 tới thứ 6, trong khung giờ làm việc.
  • Tỉ lệ 5 - 3 - 2: Đây là một quy tắc được cho là thích hợp để tạo cảm giác hứng thú cho người đọc đối với nội dung được thương hiệu đăng tải:
  • 50% là những nội dung chia sẻ lại những thông tin hữu ích mà thương hiệu tìm thấy được. Những bài viết này có thể những bài viết đang “trending” và được nhiều người quan tâm.
  • 30% là những nội dung do chính thương hiệu sản xuất. Mục tiêu của những bài viết này hướng tới việc nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà người theo dõi đang gặp phải, đem lại giá trị cho người đọc.
  • 20% là những nội dung đánh vào cảm xúc người đọc như hài hước, thú vị, cảm động,... Mục tiêu của nhóm bài viết này nhằm xây dựng hình ảnh và tính cách của thương hiệu trong mắt người theo dõi.


Nguồn: Google, Facebook và Hubspot



Sử dụng LinkedIn Analytics:


Công cụ LinkedIn Analytics sẽ giúp doanh nghiệp nghiên cứu được hiệu quả của những nội dung được chia sẻ trên LinkedIn, từ đó doanh nghiệp có thể tối ưu hóa trong việc xây dựng nội dung và kết nối với người theo dõi trên nền tảng này.


Dưới đây là một số bí quyết để sử dụng LinkedIn Analytics:

  • Tính năng Content Suggestion: Tính năng này giúp nhãn hàng có thể đo lường được độ phủ sóng va tương tác của những nội dung trên fanpage, từ đó định hướng được những nội dung nào sẽ thu hút thêm nhiều người xem trong tương lai.
  • Phân tích nội dung và phân tích người đọc: Không chỉ gói gọn ở khả năng cho phép nhãn hàng phân tích nội dung đang được quan tâm, LinkedIn Analytics còn có khả năng phân tích người xem theo nhóm tuổi, vị trí địa lý,... Tận dụng được tính năng này sẽ giúp thương hiệu thiết lập được những mối quan hệ chặt chẽ với người xem, từ đó mở ra những cơ hội kinh doanh trong tương lai. 


Nguồn: LinkedIn



Với những giá trị mà LinkedIn mang lại, các doanh nghiệp đã có thêm một nền tảng mới để triển khai các hoạt động Marketing một cách hiệu quả. Tuy nhiên, thế giới Marketing trên nền tảng số vẫn còn rất rộng lớn với đầy những lối đi tiềm năng chưa được khám phá. Novaon, với sứ mệnh cung cấp những giải pháp Digital tổng thể, luôn sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp trong quá trình khám phá thế giới của các nền tảng số này.


Để nhận được tư vấn miễn phí về giải pháp Digital Marketing cho doanh nghiệp của bạn mùa dịch COVID-19, liên hệ tư vấn giải pháp Digital Marketing tổng thể và chuyển đổi số tại đây.