Lượng người theo dõi


Số lượng người theo dõi các kênh là tiêu chí hàng đầu mà nhiều nhãn hàng thường quan tâm nhất khi lựa chọn Influencer. Con số này thể hiện mức độ phổ biến của Influencer với công chúng và đảm bảo cho nhãn hàng có thể tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng lớn hơn.


Theo 7SAT, dựa vào lượng người theo dõi để phân loại Influencer, chúng ta sẽ có các nhóm: Nano Influencer (3 -10 nghìn), Micro Influencer (10 - 50 nghìn), Power Micro Influencer (50 - 100 nghìn), Macro Influencer (100 - 500 nghìn). Mega Influencer (500 nghìn - 1 triệu).


Sơn Tùng, Ngọc Trinh, Chi Pu là những KOL có lượng người theo dõi lớn nhất Việt Nam.


Thực tế hiện nay, thị trường xuất hiện nhiều Influencer ảo. Một số Influencer thật cũng không ngại bỏ tiền mua follow để nâng cấp các kênh của mình. Vậy nên, nếu chỉ dựa vào con số này để đánh giá Influencer thì sẽ không thực sự chính xác.


Thay vào đó, chúng ta nên áp dụng thêm một số tiêu chí quan trọng khác để có đánh giá khách quan nhất. 


Khả năng sáng tạo nội dung


Người dùng hiện nay đã quá nhàm chán việc Influencer đăng bài “văn mẫu” từ nhãn hàng. Thế nên, khả năng sáng tạo chính là tiêu chí hàng đầu mà các nhãn hàng nên chú ý để chọn đúng Influencer.


Nhờ sự sáng tạo và kiến thức chuyên môn tốt, Influencer có thể dễ dàng truyền tải thông điệp nhãn hàng một cách tự nhiên, chân thật và dễ dàng nhất mà không bị dính mác quảng cáo. Quá trình làm việc cùng những Influencer cũng sẽ dễ dàng hơn.


Khi nội dung chia sẻ thú vị, có chiều sâu, Influencer cũng dễ dàng chiếm lấy cảm tình và tạo sức ảnh hưởng nhất định cho mình trong mắt người theo dõi.


Độ tương tác


Dù Influencer có lượng người theo dõi khủng nhưng mức độ tương tác (like, share, comment…) với mỗi bài viết thấp thì cũng không mang lại hiệu quả. Tất nhiên, các nhãn hàng đều sẽ muốn bài đăng nhận về nhiều phản hồi từ người dùng, ngay cả khi đó là những phản hồi trái chiều về sản phẩm.


Vì vậy, nếu đang phân vân giữa hai Influencer, bạn có thể đặt họ lên bàn cân về mức độ tương tác. Hãy ưu tiên chọn người ít lượng follow hơn nhưng có đến hàng nghìn lượt tương tác thật cho mỗi bài viết thay vì chọn một người có hàng trăm nghìn follow nhưng tương tác thấp.


Với tiêu chí này, các Micro Influencer dường như chiếm ưu thế nhiều hơn so với những nhóm Influencer lớn. Họ tuy có mức độ phổ biến thấp nhưng tỷ lệ tương tác cao do có sự kết nối, mối quan hệ thân thiết hơn với người theo dõi của mình trên mạng xã hội. 


Bạn có thể xem chi tiết các chỉ số về một Influencer bất kỳ tại Influencer Discovery để xem xét, đánh giá khách quan nhất về các Influencer.


Sự phù hợp với nhãn hàng


Cuối cùng, tiêu chí quan trọng nhất vẫn là độ phù hợp với nhãn hàng. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính cách, hình ảnh xây dựng, lối sống của Influencer; tệp người theo dõi của Influencer, mức độ phổ biến, tương tác trên mạng xã hội; sự uy tín của Influencer trong mắt người dùng… đặc biệt là ngân sách marketing.


Tùy theo mục đích của chiến dịch, bạn có thể cân nhắc lựa chọn số lượng Influencer ở các nhóm. Chiến dịch không nhất thiết phải có sao hạng A thì mới thành công. Thay vào đó, nhóm Micro Influencer với khả năng review tốt và chi phí booking rẻ đang là xu hướng lựa chọn của nhiều nhãn hàng hiện nay.


Sự tham gia của những Influencer chất lượng quyết định thành công của chiến dịch. Vì vậy, đây là bước rất quan trọng, đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm thực chiến và sự kết nối rộng rãi với các Influencer trên thị trường.


Với kinh nghiệm làm việc dày dặn, kết nối với hơn 16 nghìn Influencer đa lĩnh vực và sở hữu platform công nghệ mới, 7SAT - Influencer Platform hoàn toàn có thể giúp bạn lựa chọn được những Influencer phù hợp nhất cho chiến dịch của mình.
Liên hệ 7SAT TẠI ĐÂY để được tư vấn ngay nhé!