Content Marketing là việc tạo và chia sẻ nội dung để thu hút và giữ chân khách hàng. Một chiến lược Content Marketing hiệu quả cần tạo nội dung chất lượng và tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, để đạt được điều này, chiến lược Content Marketing cần được điều chỉnh và tối ưu hoá phù hợp với doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu, không chỉ đơn thuần là tái sử dụng những phương pháp đã cũ.


Khi chỉ sử dụng lại các phương pháp content marketing cũ, doanh nghiệp có thể gặp phải nhiều vấn đề. Đầu tiên, nội dung quảng cáo quá lặp đi lặp lại có thể khiến khách hàng cảm thấy chán nản và mất hứng thú. Thứ hai, do đặc thù của mỗi thương hiệu và khách hàng, việc tái sử dụng các phương pháp đã cũ có thể không phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, dẫn đến việc chiến lược content marketing không mang lại hiệu quả như mong đợi.


Các content marketer luôn cố gắng tạo ra và chia sẻ các nội dung có giá trị để thu hút và giữ chân khách hàng. Tuy nhiên, việc tái sử dụng các phương pháp cũ trong chiến lược content marketing sẽ không đủ để đạt được hiệu quả mong muốn. Trong quá trình xây dựng chiến lược content marketing, các thương hiệu cần lưu ý tránh các lỗi thường gặp để đảm bảo rằng nội dung được tối ưu hoá phù hợp với doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu. 


Dưới đây là 5 sai lầm mà các marketer cần lưu ý khi tạo và chia sẻ các nội dung có giá trị để thu hút và giữ chân khách hàng:


1. Đi theo “lối mòn” trong việc khai thác nội dung


Tập trung khai thác loại nội dung đã được khán giả đón nhận là một chiến thuật thường được các doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo sự hứng thú và khả năng giữ chân độc giả. Nội dung các bài viết theo dạng này thường khai thác những giá trị mà sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đem đến và giải đáp những băn khoăn của khách hàng. Tuy nhiên, nếu giữ cách tiếp cận này, doanh nghiệp có thể đang bỏ qua những khía cạnh mới về nội dung có thể gây ấn tượng với người đọc.


Hãy mang đến thông tin hữu ích với khán giả thay vì chỉ tạo nội dung mà họ thích


Chỉ sử dụng một loại nội dung sẽ khiến khán giả trở nên nhàm chán và đánh mất đi sự hứng thú trong việc theo dõi thông tin từ thương hiệu. Thậm chí, doanh nghiệp cũng có thể đối mặt với nguy cơ mất đi một lượng khán giả trung thành và ảnh hưởng đến sự phát triển về lâu dài của thương hiệu.


Vì thế, việc tạo ra nội dung mới và đa dạng là cần thiết để giữ cho khán giả tiếp tục quan tâm và gia tăng lòng trung thành với thương hiệu.


2. Tập trung đánh giá số liệu tương tác thực tế


Đánh giá số liệu tương tác thực tế là một yếu tố rất quan trọng mà các thương hiệu cần xem xét để theo dõi về mức độ hiệu quả của nội dung. Những số liệu này có thể bao gồm lượt xem, lượt tương tác (như like, comment, share), lượng người tiếp cận, tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate), tỷ lệ thoát trang (bounce rate),...Tuy nhiên, chỉ tập trung đánh giá các chỉ số về mức độ tương tác mà bỏ qua các yếu tố khác cũng không phải là một chiến lược hữu ích cho thương hiệu.


Số liệu tương tác trên mạng xã hội và trên website không phải là tất cả để kết luận về tính hiệu quả của chiến dịch


Các thương hiệu nên xác định các mục tiêu cụ thể cho nội dung của mình và đánh giá hiệu quả dựa trên những mục tiêu đó. Ví dụ, nếu mục tiêu của chiến dịch là tăng tỷ lệ chuyển đổi, thì các thương hiệu nên tập trung vào việc tạo ra nội dung có giá trị và mang tính thuyết phục cho khách hàng mua hàng. Trong trường hợp mục tiêu mà thương hiệu nhắm đến là tăng lượng người tiếp cận, tối ưu hóa SEO và đăng tải nội dung trên các kênh truyền thông xã hội phù hợp là điều cần thiết để giúp thương hiệu đạt được hiệu quả.


Tóm lại, đánh giá số liệu tương tác thực tế là rất quan trọng. Tuy nhiên, thương hiệu cũng không nên tập trung quá mức vào chỉ số này. Thay vào đó, hãy đánh giá nội dung dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, và xác định các mục tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả của những nội dung đó.


3. Viết nội dung để xếp hạng ở đầu trang kết quả của công cụ tìm kiếm


Thời kỳ của việc nhồi nhét từ khóa trong các bài viết để tối ưu xếp hạng đã không còn nữa. Tuy nhiên, việc tạo ra những bài viết tối ưu SEO vẫn là một phương pháp hữu ích đối với chiến lược content marketing để mang sản phẩm dịch vụ đến gần với khách hàng tiềm năng. Mục tiêu của phương pháp này là ưu tiên xuất hiện trên trang đầu tiên trong kết quả tìm kiếm của Google Search hoặc Bing Search. Để làm được điều này, marketer cần dành nhiều thời gian phát triển nội dung để xác định từ khóa chính, số lượng từ khóa, từ khóa thay thế, từ khóa bổ sung, phân tích thứ hạng của đối thủ cạnh tranh để làm nội dung được nổi bật. 


Đừng quá tập trung vào việc lên top tìm kiếm mà bỏ quên giá trị nội dung


Tuy nhiên, xếp hạng ở nhóm đầu trong kết quả tìm kiếm chưa hẳn là cách tốt nhất cho chiến lược content marketing của thương hiệu. Khi truy cập vào trang web, nếu khách hàng nhận thấy chất lượng nội dung không đạt tiêu chuẩn, họ sẽ ngay lập đứng thoát truy cập và việc này sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ giữ chân người dùng - một chỉ số quan trọng trong SEO. 


Mặt khác, nhờ tính năng Featured Snippet cho website mà Google cung cấp nhiều năm qua, trong một số trường hợp người dùng có thể nhận ngay câu trả lời mà không cần phải truy cập trang web chứa nội dung đó. Theo cách này, xếp hạng hàng đầu trên trang kết quả tìm kiếm có thể tăng khả năng nhận diện thương hiệu nhưng lại không đảm bảo cho việc khách hàng sẽ truy cập vào trang web.


4. Phụ thuộc vào số liệu tương tác để đưa ra insight khách hàng


Phụ thuộc vào số liệu tương tác có thể là một phương pháp hữu ích để đưa ra quyết định về insight khách hàng, nhưng các thương hiệu cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và không nên dựa quá mức vào số liệu này.


Số liệu tương tác, bao gồm lượt xem, lượt thích, bình luận và chia sẻ, có thể cho thấy mức độ quan tâm của khán giả đối với nội dung của thương hiệu. Nhưng chỉ dựa vào đó mà đưa ra quyết định về insight khách hàng là chưa đủ. Các thương hiệu cần phải kết hợp nhiều yếu tố khác nhau như đặc điểm hành vi và tâm lý của đối tượng khách hàng mục tiêu, chủ đề nội dung, mục đích marketing và mục tiêu kinh doanh. Bằng cách kết hợp các yếu tố này, bạn có thể đưa ra quyết định về insight khán giả hiệu quả hơn.


Với sức mạnh của nền tảng bán hàng trực tuyến, Amazon đã xây dựng các hệ thống phân tích dữ liệu để liên tục theo dõi và phân tích hành vi mua sắm, từ đó đề xuất các sản phẩm phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách hàng


5. Yêu cầu đăng kí để xem nội dung (Gated Content)


Gated content (Tạm dịch: nội dung bị khóa hoặc nội dung có rào cản) là một chiến lược trong marketing mà người dùng phải cung cấp thông tin cá nhân của mình như tên, email, số điện thoại,... để truy cập vào nội dung chất lượng cao hoặc tài nguyên miễn phí. Gated content thường được sử dụng để tạo ra danh sách email để tiếp thị và quảng cáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.


Yêu cầu đăng ký để xem nội dung (Gated Content) có thể là một chiến lược hợp lý nếu được sử dụng đúng cách và phù hợp với mục đích của bạn. Nếu thương hiệu cung cấp nội dung giá trị cho khách hàng, họ sẽ đồng ý cung cấp thông tin liên lạc để có thể tiếp tục nhận các thông tin từ thương hiệu. Tuy nhiên, khi sử dụng chiến lược này, các thương hiệu đồng thời cũng cần đảm bảo rằng nội dung được truyền tải phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đáp ứng mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.


Tạo sự cân bằng trong chiến lược Gated Content để giữ chân độc giả lâu hơn


Hơn nữa, yêu cầu đăng ký phải được đặt ở đúng vị trí để không làm khách hàng cảm thấy khó chịu hoặc bị áp đặt. Điều kiện đăng ký cần phải được cung cấp dễ dàng và nhanh chóng. Nếu quá phức tạp hoặc khó hiểu, các thương hiệu sẽ vuột mất nhóm khách hàng tiềm năng. Đừng yêu cầu quá nhiều thông tin vì có thể làm khách hàng cảm thấy khó chịu và không muốn cung cấp.


Tóm lại, Gated Content có thể là một chiến lược nội dung hợp lý nếu được sử dụng đúng cách và phù hợp với mục tiêu của thương hiệu. Tuy nhiên, thương hiệu cần phải cân nhắc về mức độ sử dụng hình thức này nhằm đảm bảo rằng nó sẽ mang lại hiệu quả và không gây phản tác dụng cho thương hiệu.


Tạm kết


Một chiến lược content marketing có thể thành công với một thị trường, một nhóm khách hàng cụ thể hoặc một kênh truyền thông xác định, nhưng chưa chắc hiệu quả khi sử dụng cho các đối tượng khác hoặc trong các ngữ cảnh khác.


Việc sử dụng lại một chiến lược nội dung đã thành công cần phải được thương hiệu cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng để đảm bảo rằng nó phù hợp với đối tượng và ngữ cảnh mới. Trong một số trường hợp, một số cách tiếp cận của chiến lược nội dung có thể được sử dụng lại, nhưng cần được thay đổi hoặc điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu mới của thương hiệu.


Điều quan trọng là các thương hiệu cần có sự hiểu biết đối tượng khách hàng, kênh truyền thông và ngữ cảnh của mục tiêu mới trước khi xây dựng nên chiến lược content marketing. Điều này nếu không được thực hiện đúng cách có thể gây ra sự mất cân đối giữa nội dung và đối tượng khách hàng, dẫn đến hiệu quả giảm sút hoặc thậm chí làm tổn hại đến danh tiếng thương hiệu.


Airbnb sử dụng nhiều loại nội dung khác nhau để giới thiệu các địa điểm du lịch, khu nghỉ dưỡng và trải nghiệm độc đáo của khách hàng


Vậy làm thế nào để các thương hiệu xây dựng một chiến lược content marketing hiệu quả? Cùng tham khảo qua các bước dưới đây: 


  • Đặt mục tiêu rõ ràng: Để đánh giá phương pháp tiếp cận trong content marketing, thương hiệu cần phải đặt mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho chiến dịch của mình. Một số mục tiêu thường được đặt ra bao gồm tăng tương tác, tăng lưu lượng truy cập trang web, tăng doanh số bán hàng, tăng nhận thức thương hiệu, v.v.


  • Sử dụng các công cụ đo lường: Các công cụ đo lường như Google Analytics, Facebook Insights, hay các công cụ đo lường khác giúp bạn theo dõi các chỉ số liên quan đến mục tiêu của thương hiệu. Bằng cách này, thương hiệu có thể đánh giá hiệu quả và tìm cách cải thiện phương pháp tiếp cận của mình.


  • Đánh giá kết quả: Xem xét kết quả là một phương pháp đánh giá hiệu quả đơn giản nhất. Thương hiệu có thể xem xét các thành công và thất bại của chiến dịch, đánh giá xem những gì đã hoạt động và những gì cần được cải thiện.


American Express dùng các chiến lược nội dung đa dạng để giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới, cũng như cung cấp thông tin hữu ích về tài chính cho khách hàng của mình


  • Sử dụng khảo sát: Khảo sát khách hàng là một cách tuyệt vời để đánh giá phương pháp tiếp cận của thương hiệu. Bằng cách này, thương hiệu có thể thu thập phản hồi từ khách hàng của mình về những gì họ thấy về chiến dịch, từ đó đánh giá hiệu quả của chiến dịch.


  • So sánh với các chiến dịch khác: So sánh với các chiến dịch khác cũng là một phương pháp hiệu quả. Thương hiệu có thể so sánh chiến dịch của mình với các chiến dịch khác đã được triển khai trước đó hoặc đang được triển khai bởi đối thủ cạnh tranh. Bằng cách này, thương hiệu có thể tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của chiến dịch và tìm cách tối ưu hóa trong tương lai.


Bên cạnh đó, thương hiệu cũng có thể đánh giá phương pháp tiếp cận của mình bằng cách theo dõi và phân tích các chỉ số quan trọng như tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ thoát trang, thời gian ở lại trên trang, tần suất truy cập,... Những chỉ số này sẽ giúp thương hiệu hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng trên trang web thương hiệu và đánh giá hiệu quả của phương pháp tiếp cận của mình.


Cuối cùng, đánh giá phương pháp tiếp cận trong content marketing là một quá trình liên tục và cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo rằng chiến dịch của thương hiệu đang hoạt động hiệu quả và đáp ứng được mục tiêu kinh doanh. Hãy luôn cập nhật, tối ưu hóa và thay đổi phương pháp tiếp cận của mình để đạt được kết quả tốt nhất cho chiến dịch content marketing của thương hiệu.


Quan Dinh H.