Tiêu điểm 1 | Meta theo bước Twitter ra mắt dịch vụ trả phí, nền tảng nào sẽ giành chiến thắng?


Cuộc chiến thu phí trên mạng xã hội đã bùng nổ khi Elon Musk mua lại Twitter vào cuối năm ngoái và cho ra mắt chương trình trả phí thành viên Twitter Blue. Sau đó, vào giữa tháng hai vừa rồi, Meta đã gia nhập cuộc chiến và chính thức thử nghiệm dịch vụ trả phí xác minh Meta Verified trên nền tảng này. Người đăng ký được cấp các chức năng thành viên của Facebook và Instagram, bao gồm giấy tích xanh, ID xác thực, chức năng bảo vệ tài khoản, liên hệ với đội ngũ của Facebook, cũng như tăng độ nhận diện trong các mục tìm kiếm, bình luận và đề xuất.


Theo thông báo chính thức, dịch vụ này sẽ được mở cho những nhà sáng tạo nội dung ở Úc và New Zealand trong thời gian tới. Chỉ cần gửi thông tin cá nhân và những tài liệu giúp hỗ trợ nhận dạng lên Facebook hoặc Instagram thì họ có thể sử dụng phiên bản PC với mức phí hàng tháng là 11.99 đô, trong khi phiên bản Mobile trên hệ thống iOS và Android sẽ yêu cầu mức phí 14.99 đô mỗi tháng.


Nguồn: PhoneArena


Rõ ràng Meta cho ra mắt Meta Verified là vì Twitter Blue. Đặt hai gói đăng ký này lên bàn cân thì Twitter tính phí thấp hơn với chỉ 8 đô một tháng, ngoài ra còn cung cấp nhiều tính năng cao cấp hơn như tuỳ chọn chủ đề hiển thị, tính năng chỉnh sửa và xoá tweet, không giới hạn độ dài bài đăng và video, cũng như giảm tải quảng cáo trong thời gian tới. Ngược lại, dịch vụ tính phí thành viên do Meta cung cấp đến nay vẫn tập trung vào việc xác minh tài khoản, giám sát tình trạng mạo danh tài khoản và tăng độ hiển thị. Ngoài những điểm hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung thì dịch vụ này không có tính năng nào khác để thu hút người dùng.


Trong số những hạng mục được đem ra so sánh, điểm khác biệt đáng chú ý nhất giữa hai bên là cơ hội kiếm lời. Vào đầu tháng 2 năm nay, Twitter đã thông báo rằng họ sẽ chia sẻ lợi nhuận quảng cáo với những nhà sáng tạo có đăng ký thành viên. Điều này được kỳ vọng sẽ thu hút nhiều người có ảnh hưởng xã hội đăng ký Twitter hơn, từ đó sẽ tăng thêm người dùng cộng đồng. Còn về phía Meta thì chúng ta vẫn cần phải chờ thêm thông tin nếu nền tảng này có dự định bổ sung các chức năng cho thành viên trả phí hay thậm chí là vấn đề chia sẻ lợi nhuận.


Tiêu điểm 2 | Việc tiến hành hợp nhất các SSP toàn cầu đang được tăng tốc – Yahoo huỷ bỏ nền tảng bên cung, cạnh tranh thị trường có thể leo thang


Trong hệ sinh thái quảng cáo số, chủ sở hữu trang web hoặc nhà xuất bản thường muốn mở ra không gian quảng cáo trên trang web của họ và cung cấp cho các công ty cũng như thương hiệu để phân phối quảng cáo, đổi lấy doanh thu. Để làm được điều này, họ cần thông qua nền tảng bên cung (SSP – Supply Side Platform) quản lý các vị trí quảng cáo và hoạt động giao dịch trên trang web để kiếm tiền từ lưu lượng truy cập. Đối ngược lại là nền tảng bên cầu (DSP, Demand-Side Platform), nơi mà các nhà quảng cáo thương hiệu sẽ đặt các quảng cáo của họ. Nói chung, nền tảng đấu giá quảng cáo Ad Exchange sẽ được sử dụng để kết nối dữ liệu của bên cung và bên cầu để hoàn tất quy trình giao dịch quảng cáo.


Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh trên thị trường SSP ngày càng trở nên gay gắt. Một mặt là do sự xuất hiện ngày càng nhiều của những nhà phát triển SSP trên khắp thế giới. Mặt khác, bởi vì các nhà quảng cáo đã nâng cao tiêu chuẩn của họ khi nhắc đến tính hiệu quả và tính năng phân tích, các công ty SSP cần phát triển các công cụ phân tích và đo lường tinh vi hơn, cũng như những tính năng thuận tiện hơn cho các đại lý và nhà tiếp thị để đáp ứng nhu cầu của họ.


Theo xu hướng này, thị trường SSP đã dần trở thành cuộc chơi của các nhà cung cấp lớn trong những năm gần đây, tuy nhiên, vào tháng 2 năm nay, những thay đổi đột ngột đã khiến thị trường SSP biến hoá khôn lường. Mới hai tuần trước, Yahoo bất ngờ tuyên bố đóng mảng kinh doanh SSP và sa thải 1.600 nhân sự, gây chấn động toàn ngành quảng cáo kỹ thuật số; cùng ngày hôm đó, công ty SSP quốc tế EMX tuyên bố phá sản với khoản nợ lên tới hàng chục tỷ đồng. Nhiều công ty SSP lần lượt gặp khó khăn, cho thấy thị trường SSP toàn cầu đang đối mặt với những thách thức và thay đổi lớn.


Nguồn: Getty Image


Yahoo đã bất ngờ đóng cửa bộ phận SSP và sa thải nhân viên, đồng thời thông báo rằng trọng tâm phát triển trong tương lai sẽ là Yahoo Advertising – nền tảng lấy DSP làm trung tâm. Thông qua nền tảng này, các nhà quảng cáo sẽ không cần mua không gian quảng cáo trên trang web Yahoo thông qua nhiều SSP mà có thể trực tiếp hoàn tất giao dịch trên nền tảng của Yahoo. Đồng thời, nền tảng này còn có thể cung cấp thông tin người dùng của bên thứ nhất qua nhóm trang web thuộc sở hữu của Yahoo, qua email và các kênh khác; ngoài ra còn có thể cung cấp các báo cáo phân tích chi tiết cho các nhà quảng cáo bằng cách khớp ID người dùng. Nói chung, vì SSP của Yahoo không có công nghệ tự động hóa và chưa đủ phát triển nên sẽ phải cạnh tranh khốc liệt, có sức hút kém đối với chủ sở hữu trang web và đem lại lợi nhuận thấp, vì vậy Yahoo đã chuyển trọng tâm kinh doanh sang phát triển DSP.


Trước những thay đổi lớn của thị trường SSP toàn cầu, làm thế nào để đón đầu xu hướng quảng cáo kỹ thuật số trong tương lai? Khi các đại lý và nhà quảng cáo có yêu cầu cao hơn và chủ động hơn đối với SSP, ngày càng có nhiều người mua có xu hướng mua quảng cáo trực tiếp từ chủ sở hữu trang web để giảm việc bán và đấu giá lặp lại, đồng thời có sự minh bạch hơn trong quá trình mua theo lập trình. Ưu thế của các nhà quảng cáo và việc đơn giản hóa quy trình mua hàng đã làm giảm nhu cầu dùng SSP của các chủ sở hữu trang web. Vì vậy, khi nhu cầu giảm xuống, cạnh tranh thị trường là điều không tránh khỏi. Nhìn chung, các công ty SSP toàn cầu nên hiểu sâu hơn về nhu cầu của người dùng và xu hướng thị trường, tập trung giải quyết những nghi ngờ của ngành về quyền riêng tư và tính minh bạch, đồng thời cung cấp những giá trị mới trên thị trường quảng cáo.


Tiêu điểm 3|Truyền thông bán lẻ có thêm nhiều cơ hội kinh doanh – Doanh thu quảng cáo hàng năm của Walmart tăng 30% dựa theo báo cáo tài chính


Gần đây, Walmart công bố báo cáo tài chính quý 4 năm 2022. Mặc dù đã đầu tư vào hệ thống hậu cần, phát triển công nghệ và tăng lương cho nhân viên, dẫn đến chi tiêu cao hơn trong quý này, nhưng Walmart vẫn cho thấy tiềm năng vô hạn trong lĩnh vực kinh doanh quảng cáo truyền thông bán lẻ. Theo báo cáo tài chính năm 2022, hoạt động kinh doanh quảng cáo của Walmart Connect có doanh thu tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, lên đến hơn 2000 tỷ đồng. Trong đó, quảng cáo tìm kiếm và đề xuất sản phẩm góp phần lớn trong doanh thu.


Tại Hoa Kỳ, công ty này thậm chí còn đạt được mức tăng trưởng hàng năm là 41%. Doanh thu quảng cáo của Walmart tăng trưởng ổn định cũng nhờ kết nối với các dịch vụ khác của Walmart Connect. Một ví dụ điển hình là nền tảng truyền thông trực tuyến Paramount+ của Walmart có thể thu thập tài khoản người dùng và dữ liệu xem, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả của quảng cáo truyền thông bán lẻ thông qua xử lý dữ liệu của bên thứ nhất. Do đó, dù quý trước Walmart có mức tăng trưởng doanh số bán hàng thấp, lợi nhuận khổng lồ của mảng kinh doanh quảng cáo và thị trường bên thứ ba vẫn cho thấy doanh thu và tỷ suất lợi nhuận của mảng truyền thông bán lẻ trong tương lai có tiềm năng tăng trưởng cao!


Nguồn: Taiwan News


Gần đây, không chỉ quảng cáo của Walmart cho thấy lợi thế về doanh thu mà các phương tiện truyền thông bán lẻ toàn cầu cũng đã bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh và liên tiếp vào năm 2023. Theo dữ liệu từ eMarketer, một tổ chức nghiên cứu quốc tế có thẩm quyền, doanh thu từ phương tiện truyền thông bán lẻ đã tăng gần gấp đôi so với phương tiện truyền thông và báo in. Theo báo cáo của GroupM vào tháng 9 năm ngoái, doanh thu quảng cáo trên phương tiện bán lẻ sẽ tăng 60% cho đến năm 2027. Đây rõ ràng là sự phát triển thần tốc!


Theo báo cáo của truyền thông quốc tế, phương tiện truyền thông bán lẻ ở Hoa Kỳ đang trên đà phát triển mạnh mẽ, có đến mười nhà bán lẻ hàng đầu trong nước đều đã gia nhập cuộc chiến truyền thông bán lẻ. Miễn là nắm được số lượng lớn dữ liệu giao dịch và dữ liệu của bên thứ nhất, gần như tất cả các công ty đều có thể tham gia vào thị trường này; có thể thấy rằng xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển.


Tuy nhiên, khi ngày càng có nhiều đối thủ và cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị trường RMN (Retail Media Network) cần được quản lý theo tiêu chuẩn để các công ty có thể nhanh chóng hòa nhập vào hệ sinh thái quảng cáo kỹ thuật số, cũng như làm quen với các vai trò và phương thức hoạt động khác nhau của ngành. Điều này sẽ không chỉ mang lại lợi ích về mặt doanh thu cho các phương tiện truyền thông bán lẻ mà cũng sẽ giúp thúc đẩy sự minh bạch trong các giao dịch quảng cáo kỹ thuật số.


Tiêu điểm 4|Netflix giảm giá với kỳ vọng giữ chân người dùng và đánh vào các đối thủ cạnh tranh


Mới đây, Netflix bất ngờ thông báo sẽ giảm giá cước tại 30 quốc gia và 100 khu vực trên thế giới nhằm duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường và giữ chân người dùng. Nền tảng này công bố các khu vực được giảm giá, bao gồm một số khu vực ở Trung Đông, Châu Phi, Châu Âu và Đông Nam Á. Họ cũng dự kiến sẽ bổ sung thêm các khu vực khác trong tương lai nhưng thông tin chính thức về các khu vực khác vẫn chưa được công bố. Theo thống kê, lần này Netflix giảm khoảng 20-60% tùy khu vực, ước tính ảnh hưởng đến 4% người dùng toàn cầu và hơn 10 triệu người sẽ được hưởng lợi.


Vậy tại sao Netflix lại chọn đi ngược lại xu hướng tăng giá dịch vụ trực tuyến hiện nay? Trước đây, dùng chung tài khoản là một trong những dịch vụ phổ biến nhất trên nền tảng này. Tuy nhiên, Netflix đã ra thông báo chính thức vào năm ngoái rằng họ sẽ giải quyết vấn đề tài khoản “ký sinh trùng” và đưa ra các điều kiện xem xét nghiêm ngặt hơn. Ví dụ, người dùng chung một tài khoản nhưng lại thuộc các vị trí địa lý khác nhau sẽ phải quay lại vị trí gốc mỗi tháng và kết nối Internet để có thể duy trì chất lượng xem và các hệ thống khác. Thông báo này đã khiến Netflix mất đi nhiều người dùng.


Việc giảm giá một mặt là để chiếm được cảm tình của người dùng, mặt khác là để đạt được lợi thế về giá trong thị trường truyền thông trực tuyến có tính cạnh tranh cao ngày nay. Động thái này cũng là để tấn công các đối thủ OTT như Disney+, Paramount+, Hulu và Apple TV+. Người dùng giờ đã có nhiều lựa chọn hơn và mỗi nền tảng cần phải tích cực nắm bắt thị trường. Nếu chiến lược giảm giá tăng thuê bao của Netflix thành công, họ sẽ có cơ hội gia tăng lợi thế bán quảng cáo với lượng truy cập và lượt xem cao hơn. Vậy còn trong tương lai, những nền tảng truyền thông trực tuyến sẽ làm thế nào để cân bằng hai mô hình lợi nhuận AVOD và SVOD? Hy vọng rằng động thái táo bạo của Netflix có thể giúp họ hiểu hơn về thị trường.


Nguồn: PixaBay


Tổng hợp: TenMax