Mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng mô hình D2C (Direct to Customer) lại có tỷ lệ tăng trưởng vượt bậc trong thị trường thương mại điện tử. Những doanh nghiệp đã triển khai mô hình này nhận về nhiều kết quả ngoài mong đợi khi vừa tiết kiệm được chi phí vận hành, vừa tăng mạnh doanh thu, đồng thời tăng độ nhận diện thương hiệu chỉ trong thời gian ngắn.


Chúng ta đang bước vào giữa một kỷ nguyên mới – Nơi mà nhà sản xuất tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng theo mô hình D2C. Trên thế giới, D2C đang được kỳ vọng sẽ là mô hình giúp góp phần điểm tô thêm những màu mới cho bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. 


D2C được viết tắt từ Direct to customer, đây là một hình thức bán hàng trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thông qua website hoặc cửa hàng chính hãng. Đối với hình thức này, doanh nghiệp không phải đi qua bất kỳ trung gian như đại lý, phân phối, cửa hàng bán lẻ…


Nước cờ chiến lược của nhiều doanh nghiệp Việt


Trong những năm gần đây, mô hình D2C đã không còn là khái niệm quá xa lạ đối với doanh nghiệp Việt Nam khi đã có rất nhiều đơn vị tiên phong triển khai. Điều này trở thành tiền đề cho D2C phát triển rộng rãi hơn và được thêm nhiều các nhãn hàng tin tưởng lựa chọn. Điển hình như Dr.Papie, Ova Việt Nam… là những thương hiệu mới áp dụng mô hình D2C nhưng đã đạt được nhiều thành tích vượt trội.


Chỉ trong quý đầu tiên của năm 2022 khi bắt tay cùng ACCESS D2C (giải pháp dành riêng cho D2C của ACCESSTRADE) để triển khai mô hình D2C, thương hiệu Dr.Papie tăng trưởng doanh thu lên đến 268%; tỷ lệ chuyển đổi của đơn hàng thành công là 88% và lượng truy cập tăng 280%. 


Dr.Papie không phải là đơn vị duy nhất hợp tác với ACCESS D2C và đạt mức tăng trưởng vượt ngưỡng. Nhãn hàng Ova Việt Nam với các dòng sản phẩm chăm sóc cá nhân cũng có được con số tăng trưởng đáng ngưỡng mộ khi trung bình mỗi ngày tiêu thụ được hơn 400 đơn hàng, đỉnh điểm trong tháng 4/2022 vừa qua lên đến 600 đơn hàng/ngày; tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng là 81%; doanh thu ghi nhận tăng trưởng 232%. 


Những thành quả mỹ mãn như trên đến từ việc mô hình D2C giúp cho các thương hiệu tiếp cận khách hàng ở đa nền tảng như TikTok, Facebook, Google Ads, Affiliate… từ đó có thể tiếp cận, quan sát toàn bộ hành vi mua sắm của người tiêu dùng và đưa ra được những định hướng, chiến lược hiệu quả hơn cho sau này. Điều quan trọng nhất, với ưu điểm luôn cung cấp trải nghiệm mua hàng nhanh chóng và tiện lợi, mô hình này còn có thể giúp doanh nghiệp duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng và tăng tỷ lệ người mua hàng quay lại với thương hiệu.

Ngoài ra, nhờ vào mô hình D2C, doanh nghiệp có thể gia tăng mức độ kiểm soát thu chi cho mảng marketing, nhờ đó giúp tăng trưởng tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, không cần trích nhiều doanh thu để duy trì những mô hình kinh doanh phức tạp như phát triển đa kênh bán hàng, chạy quảng cáo online, hợp tác với các đại lý…


Lựa chọn đúng công nghệ và vốn hóa mô hình kinh doanh D2C

 

Nhiều công ty rất hào hứng bắt đầu kênh phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng nhưng lại gặp khó ở việc vận hành kênh phân phối đó. Không chỉ đơn giản là trả tiền cho một nền tảng thương mại điện tử và xây dựng website, mặc dù đây là một bước quan trọng.


Bên cạnh đó, đối với các công nghệ kế thừa từ mô hình B2B được xây dựng để quản lý các đơn đặt hàng bán buôn thường thiếu các tính năng và khả năng cần thiết để vận hành thương hiệu D2C. Hệ thống thường thiếu hụt các tính năng hiển thị hàng tồn, đơn hàng, cung cấp thiếu cái nhìn tổng thể về khách hàng và những hoạt động của họ như: giao dịch, tìm kiếm lịch sử, mục ưa thích của khách hàng. Khi chuyển sang mô hình này, các doanh nghiệp thường phát triển nhanh hơn mong đợi và thường phải đối mặt với việc thay thế hệ thống quản trị doanh nghiệp tổng thể của họ bằng một hệ thống mới để đáp ứng với nhu cầu kinh doanh.


Để giải quyết những khó khăn và thiếu hụt về nhân lực cũng như công nghệ khi triển khai D2C, doanh nghiệp có thể chọn hợp tác với một nền tảng thứ ba, như trường hợp của các nhãn hàng Dr.Papie, Ova Việt Nam… bắt tay với ACCESS D2C.


Được thừa hưởng công nghệ Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) từ công ty chủ quản - ACCESSTRADE, cùng liên kết với nền tảng ACCESS KOC đã tạo cho ACCESS D2C một mạng lưới khổng lồ với hơn 1,5 triệu CTV/Publisher, KOL/KOC tham gia quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp, giúp phủ sóng tối đa các kênh online, website, làm tăng độ nhận diện thương hiệu và đưa sản phẩm gần hơn đến người tiêu dùng cuối cùng (end-user). 



Ngày 23/4 vừa qua, ACCESS D2C được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) vinh danh ở hạng mục Giải pháp Quảng cáo, tiếp thị và truyền thông số tốt nhất năm.


ACCESS D2C được Hội đồng Ban giám khảo Sao Khuê 2022 đánh giá cao ở những lợi ích mà nền tảng này mang lại cho doanh nghiệp. Cụ thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng vượt bậc nhờ hệ thống 1,5 triệu cộng tác viên (CTV) hiện hữu; chỉ chi trả trên mỗi đơn hàng thành công nên giảm rủi ro quảng cáo không ra đơn; Phân phối không qua trung gian nên giá đến tay người dùng rẻ nhất, cho lợi nhuận tối ưu.


Ngoài ra, với ACCESS D2C, doanh nghiệp có thể chủ động sở hữu lượng data, dữ liệu thông tin, tự "thiết kế" chính sách bán hàng, vận chuyển thay vì phụ thuộc vào các sàn. Điển hình chiến dịch khẩu trang Wakamono - một thương hiệu mới ra mắt trên thị trường Việt Nam nhưng đã nhận về kết quả khả quan sau 2 tháng triển khai mô hình ACCESS D2C. Theo đó, lượng traffic đến từ ACCESS D2C qua mỗi tháng lên đến 200%; mức tăng trưởng doanh thu ghi nhận tăng đến 56,77%; tỷ lệ chuyển đổi của đơn hàng thành công là 100%.


Để hợp tác với ACCESS D2C, doanh nghiệp có thể đăng ký tại đây!