2021 chứng kiến sự bùng nổ của mô hình D2C tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp nhanh nhạy triển khai mô hình này trong giai đoạn 2019-2021 đã thu về những kết quả vượt mong đợi, cả về mặt doanh số lẫn giá trị thương hiệu.


D2C (Direct to consumer) là hình thức bán hàng trực tiếp từ người bán đến người dùng cuối thông qua website, cửa hàng chính hãng, mà không cần qua các kênh trung gian như đại lý, cửa hàng bán lẻ....


​​Điểm đặc biệt thu hút của mô hình này là chi phí đầu vào và rủi ro thấp do doanh nghiệp giảm hoặc loại bỏ được nguồn chi phí lớn trả cho mặt bằng, cửa hàng bán lẻ và trả lương cho nhân viên bán hàng.


Vaccine của doanh nghiệp trong giai đoạn giãn cách


Mô hình D2C đã phát triển cực thịnh trên thế giới, thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Tại Việt Nam, làn sóng Covid thứ tư cùng giai đoạn giãn cách kéo dài chính là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ triển khai mô hình này. Trước đây, các doanh nghiệp chủ yếu bán hàng qua các kênh phân phối hay các cửa hàng. Tuy nhiên dịch Covid-19 đã làm đứt gãy các kênh này và cùng với đó đưa mô hình D2C lên ngôi.


"Chúng ta có thể thấy rõ sự bùng nổ mạnh mẽ của mô hình D2C thông qua việc các hãng hàng không, công ty tài chính cũng bắt đầu thông qua đại lý để mang sản phẩm đến trực tiếp người dùng. Các tập đoàn lớn như Unilever hay Samsung cũng đã bắt đầu giảm tần suất quảng cáo trên TV, thay vào đó quảng bá nhiều hơn trên các kênh online", ông Đỗ Hữu Hưng-CEO ACCESSTRADE từng chia sẻ tại sự kiện Digital Growth Summit 2021.


Trên thực tế, D2C đã giúp nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các nhà bán hàng vừa và nhỏ vượt bão covid khi mà vừa nâng cao doanh thu vừa gia tăng giá trị thương hiệu. Các nhãn hàng như Khẩu trang Wakamono, nhà phân phối đồ gia dụng Kalite hay thương hiệu Siro Cá Mập là điển hình.


Sau hai tháng hợp tác với ACCESS D2C (Giải pháp hàng đầu về triển khai bán hàng trực tiếp đến người dùng của ACCESSTRADE) để triển khai mô hình D2C, thương hiệu khẩu trang Wakamono đã thu được những thành quả khả quan: lượng traffic đến từ ACCESS D2C qua mỗi tháng lên đến 200%; mức tăng trưởng doanh thu ghi nhận tăng đến 56,77%; tỷ lệ chuyển đổi của đơn hàng thành công là 100%. Đối với nhãn hàng Siro Cá Mập, đỉnh điểm trong tháng 5/2021 tiêu thụ được 100.000 đơn hàng thông qua mô hình ACCESS D2C. Hay như Kalite đang lọt top thương hiệu ra số cao nhất của ACCESS D2C với số lượng tiêu thụ online lên tới 10.000 chiếc nồi chiên không dầu dù mới chỉ lên sàn từ mùa hè 2021.


Nhãn hàng Siro Cá Mập tiêu thụ 100.000 đơn hàng/tháng thông qua mô hình ACCESS D2C


Tương lai của các nhà bán hàng trong giai đoạn bình thường mới


Việc phát triển đa kênh, trong đó triển khai đưa các sản phẩm lên mô hình D2C được coi là bước đi đúng đắn và cần thiết của mọi doanh nghiệp khi nền kinh tế đang dần trở nên bất ổn hơn và người dùng không còn thói quen mua sắm trực tiếp tại cửa hàng như xưa nữa.


Thương hiệu Kalite vẫn đang cùng lúc đẩy mạnh đưa sản phẩm của mình vào các siêu thị, trung tâm thương mại, đồng thời với việc phát triển bán hàng qua mô hình D2C. Hiện tại có hơn 6537 Publisher thuộc nền tảng ACCESS D2C đang tập trung đẩy số cho thương hiệu này. Việc đẩy song song giúp Kalite tiêu thị hơn 1000 sản phẩm/ngày.


Có thể thấy, bằng cách tăng tính độc lập với thị trường và các trung gian, mô hình D2C có thể giúp các thương hiệu hiểu rõ hơn về người tiêu dùng cũng như linh hoạt hơn trong chiến lược kinh doanh. Nhờ lợi thế về kiểm soát dữ liệu, doanh nghiệp có thể kịp thời tung ra các sản phẩm mới bắt nhịp với nhu cầu thay đổi, tăng cường mối quan hệ với khách hàng và giảm chi phí phân phối, trong khi duy trì quyền kiểm soát hơn danh tiếng của họ.


Mô hình D2C giúp cắt bỏ chi phí trung gian, nâng cao doanh thu và vị thế


ACCESS D2C là một trong những nền tảng chủ chốt của ACCESSTRADE, hướng đến mục tiêu giúp doanh nghiệp tối ưu lợi nhuận thông qua việc bán hàng trực tiếp đến khách hàng cuối, cắt bỏ hệ thống phân phối trung gian. ACCESS D2C giúp giải quyết bài toán tăng trưởng hiệu quả nhờ vào bản chất tiếp cận trực tiếp đến khách hàng, linh động trong mọi điểm chạm. 

Mô hình D2C giúp Wakamono, Kalite, Siro Cá Mập và nhiều thương hiệu khác tận dụng được các nguồn truy cập từ Google ads, Tiktok, Email marketing,... và cả hình thức trading, bán hàng thông qua các CTV nhập sỉ để thúc đẩy doanh số bán hàng. Số lượng hơn 1 triệu Publisher tham gia quảng bá sản phẩm cũng đồng thời giúp nâng cao danh tiếng của thương hiệu.


Bên cạnh đó, sự ra mắt của ứng dụng di động DiMuaDi - giải pháp bán hàng D2C qua app được ACCESS D2C giới thiệu trong tháng 6 vừa qua mang đến sự tiện dụng cho cả nhãn hàng & CTV. Ứng dụng nhận được sự ủng hộ lớn từ cộng đồng với gần 200 nghìn lượt tải/tháng, không chỉ mang lại hiệu quả chuyển đổi cho nhãn hàng, còn đem đến nguồn thu nhập ổn định cho các CTV khắp Việt Nam.


Để đẩy nhanh tiến độ triển khai mô hình D2C, doanh nghiệp vui lòng đăng ký tại ĐÂY