Người sáng tạo loay hoay kiếm tiền, nhà quảng cáo lại khó “chọn mặt gửi vàng”: Đâu mới là giải pháp?

This article is also available in English.


Nền kinh tế sáng tạo (Creator Economy) đang phát triển nhanh và không ngừng nghỉ trong những năm gần đây. Chỉ trong nửa đầu năm 2021, hơn 1,3 tỷ USD đã được chi cho quỹ sáng tạo trên các nền tảng trực tuyến, theo CB Insights. 


Tuy nhiên, chỉ dựa vào thu nhập từ các quỹ hỗ trợ này chưa đủ để biến việc sáng tạo nội dung thành nguồn thu nhập chính. Nhiều người sáng tạo vẫn gặp khó khăn trong việc xây dựng tên tuổi và tạo kết nối bền vững với các nhà quảng cáo. Đâu mới là chìa khóa đưa người sáng tạo đến gần hơn với mục tiêu này? Cùng đi tìm mảnh ghép còn thiếu trong bức tranh kinh tế sáng tạo đa sắc hiện nay. 



Sự phát triển như “vũ bão” của mạng xã hội và các nền tảng OTT mở ra vô vàn cơ hội để người sáng tạo đa dạng hóa nội dung và kênh hoạt động. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những thách thức to lớn trong việc tạo thu nhập ổn định từ nội dung của mình. 


Trước hết, người sáng tạo phải liên tục chạy theo những xu hướng nội dung mới trên từng nền tảng để “giữ chân” người xem, nhưng có thể không nhận được thu nhập xứng đáng. Theo báo cáo của Fortune năm 2018, 3% các kênh được xem nhiều nhất trên YouTube chỉ thu về vỏn vẹn 16.800 USD mỗi năm từ quảng cáo, trong khi 97% còn lại nhận được khoản tiền còn thấp hơn nữa. Hơn nữa, YouTube giữ lại 45% thu nhập từ quảng cáo nếu người sáng tạo tham gia Chương trình Đối tác, và 100% nếu kênh chưa đạt đủ 1.000 người đăng ký và 4.000 giờ xem. Không riêng YouTube, những ràng buộc phức tạp của các nền tảng hỗ trợ quảng cáo nói chung đã tạo ra nhiều rào cản cho người sáng tạo kiếm tiền.


Cùng với đó, câu chuyện tự chủ nội dung hay “chiều lòng” nhà quảng cáo cũng là một bài toán khó dành cho người sáng tạo. Nhiều người lầm tưởng rằng họ phải “hy sinh” cá tính và tự do sáng tạo của mình để tạo ra nội dung phù hợp với định hướng của nhà quảng cáo. Trên thực tế, theo báo cáo State of User-Generated Content 2021 của Filestack, gần 60% marketer đánh giá tính chân thực và chất lượng là hai yếu tố quan trọng tương đương nhau để tạo nên nội dung thành công. 


Nhiều người lầm tưởng rằng họ phải “hy sinh” cá tính và tự do sáng tạo của mình để tạo quan hệ với nhà quảng cáo. (Ảnh: 

Brooke Cagle/Unsplash)


Đặc biệt, việc thiếu công cụ hỗ trợ lên ý tưởng, sản xuất nội dung và xây dựng thương hiệu cá nhân cũng là một thách thức không nhỏ đối với các nhà sáng tạo mới vào nghề. Làm sao để tận dụng tối ưu nguồn lực sẵn có? Làm sao để lên kế hoạch truyền thông nhắm đúng vào đối tượng người xem? Làm sao để tạo nội dung mang lại thu nhập?... chỉ là một vài trong muôn vàn câu hỏi của người sáng tạo.  


Trước những khó khăn này, mô hình kiếm tiền trực tiếp từ người hâm mộ là giải pháp “hợp thời” và hiệu quả, thể hiện qua thành công của Patreon, OnlyFans, Substack,... Tuy nhiên, vẫn còn rất ít nền tảng cung cấp cho người sáng tạo công cụ để thực sự trở thành những doanh nhân độc lập, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam. 



Đối với nhà quảng cáo - những người luôn muốn “đón đầu” và tận dụng tối ưu xu thế Influencer Marketing, hai thách thức chính mà họ phải đối diện là lựa chọn được đối tác phù hợp và tạo kết nối thực với người tiêu dùng thông qua nội dung của nhà sáng tạo. 


Quy trình “chọn mặt gửi vàng” của nhà quảng cáo đi qua nhiều công đoạn, từ tìm kiếm các nhà sáng tạo tiềm năng, chọn lọc, đánh giá và tiến tới ký kết hợp đồng. Không dừng lại ở đó, nhà quảng cáo phải sát sao kiểm soát chất lượng nội dung và tính chuyên nghiệp của người sáng tạo. Cuối cùng, họ phải lựa chọn nền tảng tương tác phù hợp để lan tỏa nội dung và thu thập dữ liệu để đánh giá hiệu quả. Xuyên suốt quá trình, nhà quảng cáo phải sử dụng nhiều nguồn thông tin, dữ liệu khác nhau, thậm chí có thể phải nhờ tới các bên thứ ba để tối ưu hóa từng giai đoạn.


Nhà quảng cáo phải sử dụng nhiều nguồn dữ liệu và nhờ tới các bên thứ ba để tìm đối tác phù hợp. (Ảnh: Stephen Dawson/Unsplash)


Tiếp đến, nhà quảng cáo phải đảm bảo rằng những nội dung này có thể tiếp cận, “trò chuyện” với đúng người, vào đúng thời điểm. Theo số liệu từ SmarterHQ, 72% người tiêu dùng cho biết họ chỉ tương tác với những thông điệp được cá nhân hóa riêng cho mình. Đáng chú ý, 63% người dùng sẽ dừng mua sắm sản phẩm nếu chiến lược cá nhân hóa của thương hiệu không đem lại hiệu quả, theo Smart Insights. Điều này chỉ có thể được thực hiện khi nhà quảng cáo thấu hiểu sở thích, mối quan tâm của người dùng, cho phép nhà sáng tạo cung cấp những nội dung có quảng cáo chân thực, hấp dẫn tới người xem, bởi không ai hiểu người hâm mộ bằng chính nhà sáng tạo. 


Có thể nói, thay vì điều chỉnh định hướng nội dung, nhiều nhà quảng cáo đang dần trao lại quyền tự chủ nội dung quảng cáo cho người sáng tạo. Họ tập trung hơn vào việc tìm kiếm những nền tảng đáng tin cậy về mặt kỹ thuật, có khả năng xây dựng các cộng đồng người xem trung thành để tạo mối quan hệ có tính trao đổi, tương tác cao với người dùng.  



Nhằm thực hiện vai trò “cầu nối” giữa người sáng tạo và nhà quảng cáo, Yam là nền tảng mới ra mắt với sứ mệnh đưa người sáng tạo Việt đến gần hơn với người hâm mộ và các nhà quảng cáo tiềm năng, đồng thời giúp họ trở thành những doanh nhân độc lập thông qua mô hình chia sẻ lợi nhuận. 


Là thành viên mới nhất trong đại gia đình ME Group, Yam mang đến không gian sáng tạo tự do, cởi mở và truyền cảm hứng để người sáng tạo thỏa sức lan tỏa nội dung, xây dựng một cộng đồng bền vững. Sân chơi đầy màu sắc này sẽ là điểm đến mới cho những người hâm mộ muốn trực tiếp ủng hộ người sáng tạo yêu thích của mình, cũng như các bạn trẻ ưa khám phá những xu hướng, nội dung thịnh hành. 



Về phía người sáng tạo, Yam trao quyền cho họ chia sẻ những nội dung họ muốn, vào thời điểm và theo phương pháp mà họ lựa chọn. Tham gia vào Yam, người sáng tạo nội dung sẽ nhận được khoảng gần 80% tổng lợi nhuận và được hỗ trợ xử lý phí chuyển khoản/ngân hàng nên ít phải lo lắng hơn về những quy định pháp luật. Yam tạo điều kiện cho người sáng tạo xây dựng mô hình kinh doanh bền vững bằng cách:  


  • Cá nhân hóa kênh của người sáng tạo.
  • Nâng cao trải nghiệm cộng đồng thông qua các công cụ tương tác trực tiếp.
  • Giúp người sáng tạo thấu hiểu đối tượng khán giả và tăng phạm vi tiếp cận nhờ hệ thống thông tin chi tiết và phân tích dữ liệu.
  • Mang đến cơ hội học hỏi từ những người sáng tạo có kinh nghiệm.
  • Kết nối người sáng tạo với nhà quảng cáo tiềm năng.


Đánh giá về hành trình lan tỏa nội dung sáng tạo trên Yam, nghệ sĩ trẻ Tùng (Nguyễn Bảo Tùng) chia sẻ: "Yam cho mình một sự kết nối gần hơn với những người nghe nhạc mình vì tính cá nhân hóa được đề cao hơn trong không gian này. Mình có thể tạo những content mà không phải theo những “luật lệ” bên ngoài như phải ngắn, phải bắt tai bắt mắt. Thay vào đó mình có thể chia sẻ những demo chưa hoàn thiện, cập nhật kế hoạch sắp tới hay những buổi nói chuyện với những người thực sự quan tâm đến âm nhạc của mình. Ngoài ra, mô hình Yam cũng làm giảm đi áp lực cần tìm kiếm tài trợ cho nghệ sĩ khi ra sản phẩm mới. Họ có thể tự crowdfunding, hoặc những nguồn thu nhập từ mô hình Yam cũng làm cho người sáng tạo chủ động hơn”. 



Tập 1 series kể chuyện TreeTalks, một sản phẩm do Tùng và Yam kết hợp sản xuất. 


Về phía nhà quảng cáo, Yam cung cấp đầy đủ “từ A đến Z” những thông tin cần thiết để lựa chọn và làm việc hiệu quả với người sáng tạo. Là nền tảng được tạo ra bởi người Việt, Yam định vị là một mạng xã hội lành mạnh, thực hiện đúng pháp luật Việt Nam, mở ra những cơ hội hợp tác ý nghĩa cho các nhà quảng cáo thông qua: 


  • Đơn giản hóa quy trình làm việc với người sáng tạo, đảm bảo sự liền mạch. 
  • Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng mà vẫn tối ưu tương tác, đảm bảo nội dung quảng cáo tiếp cận đúng người vào đúng thời điểm.
  • Phân tích dữ liệu thực của người sáng tạo để cung cấp những đánh giá chính xác nhất cho nhà quảng cáo, tạo cơ hội thử nghiệm các phương pháp tiếp cận sáng tạo mới trong thời gian thực.
  • Kiểm soát chặt chẽ để nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục, không để lộ thông tin cá nhân, hình ảnh nhạy cảm, thông tin xấu, sai sự thật. 



Tạm kết


Từng bước xóa bỏ những rào cản giữa người sáng tạo và nhà quảng cáo, Yam hứa hẹn sẽ mở ra một “lãnh địa” giàu tiềm năng cho những mối quan hệ hợp tác ý nghĩa. Khi người sáng tạo trở thành những doanh nhân độc lập, họ vừa có thể tự do sáng tạo, khẳng định tên tuổi, màu sắc cá nhân, vừa truyền tải nội dung quảng cáo chân thực, hấp dẫn nhất đến người xem, mang lại giá trị cho nhà quảng cáo. 


Cùng đón chờ màn “chào sân” đầy những bất ngờ thú vị của Yam trong thời gian sắp tới!


Những nhà sáng tạo, KOLs, Influencers đang có quan tâm có thể theo dõi các kênh chính thức cũng như liên hệ Yam để biết thêm chi tiết:

Email: marketing@yamlive.vn  

Facebook: https://www.facebook.com/YAM-live-103052518193531/   

Website: https://yamlive.vn/ 


Thực hiện: Advertising Vietnam
Content: Hiền Phương
Design: Đạt Đặng


Người sáng tạo loay hoay kiếm tiền, nhà quảng cáo lại khó “chọn mặt gửi vàng”: Đâu mới là giải pháp?

Ngọc Anh

Ngọc Anh

Senior Content | Advertising Vietnam

19 Thg 11 2021

Lưu

Cùng chuyên mục