Theo nhận định của tờ Campaign Asia, Việt Nam là một trong những quốc gia có biện pháp đối phó với đại dịch COVID-19 sớm nhất từ tháng 1 năm 2020, nhờ đó đã ngăn chặn đáng kể sự lây lan của virus, tạo điều kiện cho nền kinh tế sớm hoạt động trở lại.


Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam không chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), trong 3 tháng đầu năm 2020, đã có gần 35.000 công ty đã phá sản. Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ qua, số lượng công ty phá sản vượt qua số lượng công ty đăng ký kinh doanh. Nhưng điều quan trọng là thị trường Việt Nam vẫn có khả năng phục hồi trong suốt năm 2020 và tiếp tục nằm trong nhóm tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á. Một phần là nhờ vào sự phát triển của tầng lớp trung lưu trong nước, góp phần duy trì mức chi tiêu của người tiêu dùng ở mức ổn định.


Theo báo cáo của McKinsey & Company, hơn 40% GDP của Việt Nam được thúc đẩy bởi chi tiêu cho các nhu yếu phẩm - loại mặt hàng tồn tại mạnh mẽ trong suốt thời gian giãn cách xã hội. Sự phát triển của tầng lớp trung lưu cũng là lý do dẫn đến những biến động đáng kể trong top 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2020 (*). Cụ thể, có 25 thương hiệu tăng từ 10 bậc trở lên và có thêm 10 “tân binh” gia nhập bảng xếp hạng.


(*) Bảng xếp hạng 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam dựa theo lợi nhuận trong năm 2020.


Ngành hàng FMCG


Các ngành hàng đạt được lợi nhuận đáng kể có thể kể đến như FMCG, với các thương hiệu như Tropicana (hạng 92), Maggi (hạng 58), Heinz (hạng 59), Huggies (hạng 55), Lux (hạng 61), Pepsi (hạng 76), Nutella (hạng 63 ). Tuy nhiên, một số thương hiệu như La Vie (hạng 69), Milo (hạng 45), Nescafe (hạng 67) lần lượt tụt xuống 23, 21 và 16 bậc.



Ngành hàng thời trang


Một trong những minh chứng rõ nhất cho sự thành công của tiếp thị địa phương (local marketing) đó là chiến dịch “The Spirit of Travel” của Louis Vuitton (hạng 57). “Nhà mốt” nước Pháp đã tăng đến 98 bậc trong bảng xếp hạng nhờ tung ra clip quảng cáo mang dấu ấn của các danh lam thắng cảnh Việt Nam như Vịnh Hạ Long, Tràng An, Hội An và Sa Pa.




Ngành du lịch


Du lịch cũng là ngành có nhiều sự biến động trong năm 2020 vừa qua. Công ty công nghệ du lịch đến từ Indonesia Traveloka đã tăng 67 bậc nhờ mua lại công ty chuyên cung cấp dịch vụ đặt phòng khách sạn, vé máy bay Mytour của Việt Nam vào cuối năm 2018, nhanh chóng giành được thiện cảm của người dùng trong nước. Đối thủ cạnh tranh Agoda (hạng 95) chuỗi khách sạn Hilton (hạng 98) cũng gia nhập top 100 thương hiệu nổi bật năm nay.



Ngành hàng không


Hãng hàng không giá rẻ của Úc Jetstar (hạng 84) là một trong những thương hiệu chứng kiến sụt giảm thứ hạng nhiều nhất trong ngành hàng không (giảm 23 bậc), trong khi Vietnam Airlines và VietJet Air không có thay đổi gì nhiều. Điều này được giải thích là do lòng yêu nước và tinh thần dân tộc tại Việt Nam đã đưa một số thương hiệu trong nước vươn lên thứ hạng cao trong top 100. Trong đó, VinaMilk (hạng 16) là công ty dẫn đầu xu hướng này, tăng 37 bậc trong bảng xếp hạng. Tiếp theo là các thương hiệu nội địa khác như MobiFone, Vietnam Air, VietJet Air và Vinmart đều tăng hơn 10 bậc.



Các nền tảng truyền thông xã hội

  • Facebook Messenger được xem là “tân binh” khủng trong bảng xếp hạng năm nay, từ ngoài top 100 đã vươn lên hẳn vị trí thứ 31. Sự biến động này có thể hiểu là do Campaign và Nielsen, hai bên thực hiện cuộc khảo sát 1000 Thương hiệu hàng đầu Châu Á đã bổ sung hạng mục dịch vụ nhắn tin trong năm 2020. Twitter (hạng 88) là nền tảng xã hội chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất mặc dù thâm nhập vào thị trường Việt Nam sau các đối thủ khác. Từ vị trí thứ 210 vào năm 2019, Twitter tăng 122 bậc để gia nhập top 100. Có thể lý giải là do sự gia tăng hàng năm của người dùng mạng xã hội, với 5,7 triệu người dùng mới ở Việt Nam tham gia mạng xã hội từ năm 2019 đến năm 2020, kết hợp với sự tăng vọt trong việc sử dụng mạng xã hội như một công cụ truyền thông trong đại dịch Covid-19. Một ví dụ điển hình là tài khoản Twitter chính thức của Bộ Ngoại giao Việt Nam, @MOFAVietNam, đã tăng hơn 50% lượng người theo dõi kể từ đầu năm 2020.




Trái lại, WhatsApp có tỷ lệ thâm nhập cao hơn nhiều, được 78% người dùng Internet Việt Nam sử dụng nhưng lại xếp ở vị trí rất thấp (hạng 343).


Một số thương hiệu bị loại khỏi top 100, bao gồm:Sanyo (hạng 72 => hạng 144)

  • HSBC (hạng 74 => hạng 135)
  • Levi's (hạng 78 => hạng 137)
  • Hershey's (hạng 86 => hạng 103)
  • AFC (hạng 89 => hạng 147)
  • Toyota (hạng 91 => hạng 123)
  • Lifebuoy (hạng 94 => hạng 113)
  • Lotteria (hạng 98 => hạng 158)
  • Oreo (hạng 99 => hạng 142)
  • Oral B (hạng 100 => hạng 129)


Ngọc Anh / Advertising Vietnam Theo Campaign Asia