Vào khoảng năm 2000 – 2003 tại Mỹ, ông chủ Facebook là Mark Zuckerberg đã bắt đầu đi thiết kế website thuê cho các cá nhân tổ chức doanh nghiệp, mãi đến gần 1 thập kỷ sau năm 2010 – 2013 cái xu thể ấy mới nở rộ và thịnh hành tại Việt Nam, trước đó người ta vẫn rất xa lạ với 2 từ “thiết kế website”, mà khi nở rộ ở Việt Nam, thì những thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, là những nơi đầu tiên được thí điểm. Nhưng cũng mãi phải tới vài năm sau, người dân nơi này mới dần quen với nó, định hình được nó, biết nó là cái gì và làm việc với nó ra sao. Rồi vài năm sau đó nữa digital mới lên ngôi, còn trước đó thì toàn là SEO.



Làn sóng dịch chuyển :

Nói tới đây một số người sẽ phản pháo với Hoàng rằng, “bậy, digital đã có từ rất lâu từ năm 2007 – 2008 gì đó, khi Facebook, Google quyết định quảng cáo trên mobile…” Đúng là như vậy thật, nhưng cứ nghĩ xem nhé, năm đó ở thế giới họ bắt đầu dùng 3G, còn ở VN lẹt đẹp GPRS, một giao thức kết nối internet trước khi 3G ra đời, vài năm sau đó nữa 3G mới phổ biến ở VN. Khi 3G phát triển, các điện thoại như Iphone, Samsung màn hình cảm ứng đầu tiên ra đời, khi phổ cập ở VN cũng phải vài năm sau đó cho tới nay mới thấy nhà nhà, người người dùng điện thoại cảm ứng. Nói như vậy cho bạn thấy là làn sóng dịch chuyển nó không mất đi, mà nó đi từ đô thị loại 1 cho tới đô thị loại 3,4,5 theo thời gian. Cho đến hiện nay, năm 2021, chuẩn bị sang 2022, thế giới bùng nổ 5G, Việt Nam thì đang thử nghiệm, năm 2010 ở Hà Nội và TP HCM, ai ai cũng dùng Facebook, giờ thì cha mẹ chúng ta ở quê mới tiếp cận và biết Facebook là gì trong mấy năm nay.


Hãy nhìn lại toàn bộ quá trình phát triển của internet nói chung và cả hầu hết tất cả các ngành khác nói riêng, có phải là ở đâu điều kiện tốt, cơ sở hạ tầng đầy đủ thì được tiếp cận và phát triển sớm hơn, còn những thị trường khác cũng cần phải mấy năm sau được “educate – giáo dục”. Trong quá trình educate đó, xảy ra muôn hình vạn trạng những câu chuyện dở khóc dở cười, nào là người dùng thì không dành về chuyên môn, sau đó bị lừa, bị lùa gà, mất tiền oan, hiểu sai kiến thức về những gì mà bên khác bịa đặt rồi truyền đạt, cần gì đâu xa, ngay trong ngành quảng cáo truyền thông số của Hoàng đây đi gặp khách hàng mà khách cứ đòi hỏi “Cam kết ra số” trong khi tui chỉ là marketing chứ chả phải là sale.


Phân khúc thị trường ra đời :

Cũng chính từ giai đoạn educate thị trường, nó sẽ phân cấp thị trường ra nhiều phân khúc người tiêu dùng khác nhau :


- Chẳng hạn khi thị trường đó không biết gì về quảng cáo, sẽ có những đơn vị coi đó là miếng bánh béo bở nhảy vào, nhưng cũng đừng quên, béo bở không có nghĩa là dễ ăn, vì đặc trưng của đối tượng tiêu dùng loại này là không biết gì, nên hay nấn ná, chờ đợi, có lấy tiền thì cũng chỉ lấy được số nhỏ. Thời gian để educate tệp đối tượng này là vô cùng lâu


- Nhưng khi thị trường ai cũng biết nó là cái gì rồi thì lúc này có một số đơn vị thông minh hơn sẽ xuất hiện, chỉ làm việc với khách biết nó là gì, giúp được cái gì và hiểu bản chất của nó để làm việc với nhau giữa 2 bên không bị mất quá nhiều thời gian đi giải thích, mà có khi lại ký được những hợp đồng nhiều tiền hơn. Bản chất của tệp phân khúc này là khách đã lừa nhiều lần, hoặc có biết rõ về ngàng của bạn và có thể thực thi ở mức cơ bản, nên sẽ rất khó tính.


Bạn biết không, Hoàng gần đây phát hiện ra là rất nhiều người ở Sài Gòn chúng ta, hay Hà Nội vẫn đang còn rất mông lung về quảng cáo, website, quy trình phát triển thương hiệu, mặc dù số lượng đó không nhiều. Bởi lúc này thị trường của chúng ta, là chỗ của những người hiểu biết và khó tánh, những đơn vị nhỏ không bắt kịp xu hướng, không thay đổi về phương thức vận hành để cho ra dịch vụ được tốt hơn, hoặc bị hạn chế về mặt nào đó cũng sẽ dịch chuyển dần về vùng nông thôn.


Cuộc chơi còn lại là của các ông lớn, những kẻ sừng xỏ. Y như bất động sản, khi mà một anh chị cò đất mở công ty bán đất nền hết khai thác được ở 1 khu vực nào đó thì bắt đầu cố gắng kiếm và dịch chuyển về bán ở vùng ven, một số sàn khác thì phát triển hướng xây chung cư, nhà phố, biệt thự, rồi smarthome. Những câu chuyện mà trước đây thị trường tại thành phố lớn được educate gặp phải, thì ở những vùng kinh tế mới phát triển, đang phát triển cũng sẽ lặp lại y như vậy.


Tạm kết :

Cho nên bạn đừng nghĩ là bán rồi thì không bán nữa, phân khúc của thị trường còn tiếp tục rẽ nhánh và đòi hỏi kỹ hơn, sâu hơn, khó hơn, cuộc tranh giành miếng bánh thị trường lúc này đòi đỏi doanh nghiệp hay cá nhân muốn tồn tại phải nắm được nhiều kỹ năng, công nghệ, ý tưởng hơn.


Nói một chút về Brandsketer, agency của Hoàng dù sinh sau đẻ muộn nhưng ngay từ đầu luôn chọn phân phúc khách hàng cận cao cấp, để việc hợp tác diễn ra thông suốt, tệp khách phải là người có tiền, hiểu biết, biết cảm thông và tuyệt đối không được phép có sự xuất hiện của quyền lực đồng tiền “tôi trả tiền cho anh, anh phải nghe lời và phục dịch tôi” hoặc “a đi đơn vị khác cũng y như em, nếu làm như em thôi để anh tự chạy cũng được”. Nghe kỳ cục lắm kiểu như “Người yêu cũ của tôi lúc nào cũng mua quà cho tui, còn anh chả bằng được một nửa anh ấy”.


Hy vọng clip này sẽ giúp cho các bạn làm marketing sẽ phân định được phân khúc khách hàng tốt hơn, từ đó target + content chuẩn hơn, chính xác hơn cũng như các bạn chuẩn bị ra khởi nghiệp sẽ định hình công ty và sản phẩm của mình không bị hỗn tạp. Xin chào và hẹn gặp lại.


Lê Hoàng - từ Brandsketer Việt Nam