Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp được cho là sẽ cắt giảm chi tiêu quảng cáo. Tuy nhiên, việc này ảnh hưởng ít nhiều tới độ nhận diện của thương hiệu - yếu tố quyết định đến tăng trưởng và doanh thu. Vì vậy, Marketing Week đã gợi ý các nhà tiếp thị có thể tập trung nhiều hơn vào các hình thức truyền thông khác (bao gồm PR) để duy trì mức độ nhận diện cho B2B. 


Cụ thể, các đội ngũ truyền thông sẽ chứng kiến 4 thay đổi lớn sau: 


1. Làm việc chặt chẽ hơn


Không chỉ dừng lại ở quan hệ với báo giới, PR hiện nay đóng vai trò trung tâm trong chiến lược truyền thông tích hợp của doanh nghiệp B2B. Khi các thương hiệu thắt chặt ngân sách, lĩnh vực PR càng được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều giá trị cho doanh nghiệp. 


Trong giai đoạn tới, doanh nghiệp có thể làm việc chặt chẽ hơn với các đối tác PR agency để tạo nên các chiến dịch hiệu quả. Quy trình làm việc giữa thương hiệu và các đối tác cần có KPI, quy trình thực thi chi tiết hơn cũng như sự phối hợp hiệu quả. 


Không chỉ dừng lại ở quan hệ với giới, PR hiện nay đóng vai trò trung tâm trong chiến lược truyền thông tích hợp



Theo đó, hiệu suất sẽ xuất phát từ cách sử dụng công cụ đo lường đúng. Năm tới, thương hiệu sẽ cần tìm hiểu các chiến dịch PR sẽ tiếp cận đối tượng mục tiêu như thế nào, cũng như phản ứng của khách hàng và tác động của chiến dịch đối với thị trường lẫn doanh nghiệp. Từ những nhu cầu trên, Marketing Week đúc kết thành 3 chỉ số đo lường quan trọng trong năm tới:


- Khả năng hiển thị (Visibility)

- Mức độ ảnh hưởng (Audience Impact)

- Lượt tương tác (Audience Engagement). 


2. Tiếp cận theo hướng truyền thông tích hợp


Đội ngũ PR được khuyến khích đầu tư vào phương tiện truyền thông lan truyền (Earned Media). Với nền tảng và tiếng nói của các nhà báo, người ảnh hưởng, chuyên gia... câu chuyện của doanh nghiệp không chỉ nhận được sự tin cậy, góp phần nâng cao nhận thức về thương hiệu mà còn truyền tải được cả quan điểm và mục đích của nhãn hàng. 


Sports-public-relations-social-jobs-in-sports-2.jpg (1200×628)


Marketer cũng có thể sử dụng truyền thông trên mạng xã hội (Social Sharing) để thúc đẩy khán giả tương tác với câu chuyện. Việc kết hợp ba phương tiện truyền thông: Paid - Owned - Earned Media (Trả phí, Sở hữu, Lan truyền) sẽ tạo thế “kiềng ba chân” cho chiến dịch PR, mở rộng thông điệp thương hiệu trên nhiều kênh khác nhau. 


3. Ưu tiên yếu tố con người


Theo một số nhà phân tích tiếp thị, khi khách hàng càng hoang mang về vấn đề tài chính, họ càng trở nên nhạy cảm với những gì thương hiệu chia sẻ. Chính vì vậy, PR có thể mang đến hình ảnh tích cực cho thương hiệu bằng cách “vỗ về” người dùng. Khi nhìn thấy sự đồng cảm nơi thương hiệu, người dùng có xu hướng tin tưởng và có ấn tượng tốt về thương hiệu đó. 


5f7f7fb1623b7663b2a513a2_browser-coffee-cup-6335.original.jpeg (1600×1067)

Trong giai đoạn khủng hoảng, khách hàng mong đợi những nội dung cho thấy sự đồng cảm từ thương hiệu


Theo đó, một lời khuyên từ Marketing Week chính là “thử ngừng chiến lược bán mạnh, hay còn gọi là hard sell". Trong tiếp thị, “hard sell” là một nội dung hoặc chiến dịch sử dụng thông điệp bán hàng trực tiếp, mạnh mẽ và công khai. Thế nhưng có lẽ đây không phải là điều có thể chạm tới khách hàng lúc này. Thay vào đó, thương hiệu có thể thử chứng tỏ sự chân thành bằng cách giúp đỡ người dùng, nói rõ sứ mệnh thương hiệu qua nhiều điểm chạm khác nhau, bao gồm nhắn tin, chọn lọc nội dung, hỗ trợ trải nghiệm khách hàng,... 


4. Dám sáng tạo


Để tăng nhận thức về thương hiệu, điều PR cần làm là cải thiện tính sáng tạo. Đội ngũ PR có thể nội dung cá nhân hoá với người dùng; đổi cách tiếp cận từ “Tập trung nói về USP của sản phẩm" sang “Trình bày sản phẩm giúp ích như thế nào trong đời sống khách hàng". Nội dung sáng tạo và hữu ích sẽ có nhiều tác động hơn là chỉ tập trung nói về chức năng của một sản phẩm hoặc dịch vụ.


guy-shows-document-girl-group-young-freelancers-office-have-conversation-working-scaled.jpg (2560×1709)

Đội ngũ PR có thể nội dung cá nhân hoá với người dùng


Hơn nữa, Marketing Week cho rằng các thương hiệu cần thực hiện những bước đo lường phức tạp hơn để có thể nắm chắc các hoạt động nào mang đến hiệu quả tốt, hoạt động nào cần điều chỉnh. Qua đó, marketer cần phải hiểu rõ các thông điệp và định vị thương hiệu đúng cách, tạo nên các câu chuyện liền mạch trong suốt chiến lược truyền thông vì nói cho cùng, trong bối cảnh kinh tế hiện tại, điều brand cần là mỗi đồng ngân sách tiếp thị đều phải được chi tiêu hợp lý.


Hằng Trần