Social Commerce đặt giá trị gần 90 tỷ USD vào năm 2020. Dự kiến chỉ trong vòng 5 năm tới, tổng giá trị của thị trường này sẽ tăng lên con số 604.5 tỷ USD. Nếu đang sở hữu nguồn hàng chất lượng, doanh nghiệp của bạn không nên bỏ qua mảng thị trường hấp dẫn này.



Social Commerce là gì?


Social Commerce hay thương mại xã hội đơn giản là quá trình doanh nghiệp và cá nhân bán sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội. Với hình thức này, toàn bộ quá trình từ trải nghiệm, khám phá, nghiên cứu sản phẩm và thanh toán đơn hàng đều thực hiện trên nền tảng truyền thông xã hội.



Hiện nay, hầu hết những nền tảng xã hội lớn như Facebook, Instagram, Pinterest đều hỗ trợ người dùng cá nhân và doanh nghiệp triển khai Social Commerce.


Ưu thế khi doanh nghiệp triển khai trương mạng xã hội là có thể tiếp cận số lượng khách hàng lớn trong thời gian ngắn. Với hình thức mua sắm này, khách hàng sẽ quan sát hình ảnh và thông tin sản phẩm ngay bản tin của họ. Nếu ưng ý, người mua chỉ cần bấm vào nút "Buy Now" mua ngay bây giờ và hoàn tất đơn hàng một cách nhanh gọn.


Thương mại xã hội có giống với thương mại điện tử?


Bạn cần lưu ý rằng thương mại điện tử đề cập đến quá trình trải nghiệm mua sắm thông qua web và ứng dụng thiết kế theo hướng chuyên nghiệp. Trong khi đó thương mại xã hội lại cho phép khách hàng trải nghiệm mua sắm trên chính nền tảng mạng xã hội họ đang sử dụng. Như vậy, thương mại điện tử và thương mại xã hội không phải là một.


Mặt khác, Social Commerce cũng không phải là social selling (bán hàng xã hội). Lưu ý rằng bán hàng xã hội là quá trình hình xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng và đơn vị cung cấp hàng hóa thông qua truyền thông xã hội. Quá trình này không giống với việc triển khai Social Commerce.


Vì sao doanh nghiệp nên tận dụng Social Commerce?


Trước sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội toàn cầu, mỗi doanh nghiệp thông minh sẽ không đứng ngoài cuộc chơi Social Commerce. Dưới đây là một vài lý do doanh nghiệp nên tận dụng thương mại xã hội.


Biến việc mua sắm thành trải nghiệm xã hội


Mua sắm trên những nền tảng mạng xã hội giúp khách hàng tương tác dễ dàng với nhà cung cấp hơn so với việc mua sắm trên sàn thương mại điện tử.


Khách hàng có thể thoải mái tham khảo ý kiến của bạn bè, người từng mua sản phẩm trước đó. Quan trọng hơn, mỗi nền tảng mạng xã hội chính là nơi khách hàng thể hiện cái tôi và đẳng cấp cá nhân.


Chẳng hạn như khi vừa mua được một chiếc ly Starbucks phiên bản giới hạn, khách hàng có thể tự hào khoe ngay trên tài khoản cá nhân. Khi đó nhiều người dùng khác cũng có cơ hội tương tác với sản phẩm này.


Hoặc với khách hàng không có thời gian đến các trung tâm mua sắm, họ vẫn dễ dàng mua được sản phẩm cần thiết trên chính nền tảng mạng xã hội đang sử dụng.

Nói chung nhờ có Social Commerce, trải nghiệm mua sắm đã biến thành trách nhiệm xã hội, loại bỏ nhiều rào cản.


Xóa bỏ rào cản địa lý, thanh toán


Quá trình mua trên mạng xã hội diễn ra vô cùng đơn giản, xem sản phẩm - click mua ngay - thanh toán. Các gian hàng Social Commerce đã loại bỏ rào cản địa lý, thanh toán, rút ngắn đáng kể hành trình mua sắm.


Thông qua mỗi click chuột, doanh nghiệp sẽ tiếp nhận được khách hàng tiềm năng cho dù họ không quyết định mua ngay. Bên cạnh gian hàng trên nền tảng mạng xã hội, doanh nghiệp cần có thể liên kết với website, dẫn dắt khách hàng một cách tự nhiên.


Tận dụng thị trường rộng lớn


Phần đông nhà nghiên cứu thị trường đều cho rằng, thị trường Social Commerce có khả năng vượt giá trị 735 tỷ USD chỉ trong vòng 3 năm tới. Trong quá trình mở rộng thị phần, cải thiện doanh số bán hàng, doanh nghiệp của bạn không nên bỏ qua việc đưa sản phẩm lên gian hàng trực tuyến. Đây chính nơi doanh nghiệp tiếp cận với một lượng khách hàng khổng lồ.


Một nghiên cứu thị trường cho biết có đến 81% khách hàng mua sắm trực tuyến nghiên cứu sản phẩm khoa Instagram và Facebook. Vậy chẳng có lý do gì mà doanh nghiệp không tận dụng mảng thị trường rộng lớn này.


Tiếp nhận phản hồi nhanh chóng


Các nền tảng mạng xã hội là nơi để doanh nghiệp tiếp nhận phản hồi nhanh chóng từ phía khách hàng. Đồng thời doanh nghiệp có thể thu thập thông tin, hành vi mua sắm của nhiều đối tượng khách hàng khá chính xác.


Tất cả danh mục hàng hóa doanh nghiệp đưa lên cửa hàng trực tuyến có cơ hội tiếp cận với khách hàng trên toàn thế giới. Chỉ cần bạn biết chính xác nhóm đối tượng khách hàng thích gì và cần gì, việc tiêu thụ sản phẩm không có gì quá khó khăn.

Mỗi nền tảng mạng xã hội đều cung cấp dữ liệu khá chính xác hành vi, hoạt động của người dùng. Đây chính là nguồn dữ liệu cần thiết giúp doanh nghiệp xây dựng và triển khai chiến dịch Social Commerce.


Nơi lý tưởng để tiếp cận khách hàng thế hệ Gen Z


Khách hàng nằm trong độ tuổi từ 18 đến 34 là nhóm đối tượng có xu hướng mua hàng trực tuyến rất cao.


Theo một nghiên cứu vào năm 2019, có tới 48% người dùng internet tại Hoa Kỳ đều nằm trong độ tuổi này. Họ cũng là nhóm đối tượng khách hàng thường xuyên mua sắm trên mạng xã hội. Với nhóm nhân khẩu còn lại, khoảng 27% bày tỏ quan điểm quan tâm đến việc mua sắm trên mạng xã hội.

Như vậy, các nền tảng mạng xã hội chính là môi trường giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhóm khách hàng gen Z, có nhu cầu mua hàng trực tuyến cực lớn.


3 Nền tảng lý tưởng để doanh nghiệp triển khai Social Commerce


Hầu hết nền tảng mạng xã hội lớn hiện nay đều hỗ trợ triển khai Social Commerce. Tiêu biểu phải kể đến Facebook, Instagram, Pinterest và Snapchat.


Facebook



Facebook - một trong những nền tảng mạng xã hội tiên phong hỗ trợ Social Commerce. Hiện tại, Facebook cho phép tất cả người dùng đều có thể tạo Fanpage thương mại, nơi cập nhật giới thiệu sản phẩm dịch vụ.


Facebook tạo điều kiện cho cá nhân và doanh nghiệp chỉnh sửa cửa hàng trực tuyến thông qua vô số công cụ hỗ trợ. Đặc biệt hệ thống còn cung cấp báo cáo hoạt động chi tiết trên Fanpage.


Ngoài hỗ trợ giới thiệu sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến, Facebook sẽ tạo điều kiện cho bên cung cấp sản phẩm dịch vụ tích hợp cổng thanh toán. Nhờ đó, quá trình trải nghiệm mua sắm sẽ liền mạch hơn.


Instagram



Có đến 60% người dùng khám phá sản phẩm mới trên Instagram. Với nền tảng này, khách hàng sẽ thuận tiện mua sắm sản phẩm có trong hình ảnh và video tại bất kỳ đâu. Instagram nền tảng mạng xã hội để doanh nghiệp triển khai kinh doanh mặt hàng thời trang, mỹ phẩm,.. Nói chung là những mặt hàng dễ thú khách hàng thông qua hình ảnh và video.


Để bắt đầu kinh doanh Social Commerce trên Instagram, trước tiên bạn nên tạo một gian hàng trên Facebook. Bởi cửa hàng Instagram thường lấy dữ liệu từ danh mục Facebook. Tiếp theo bạn cần tạo hồ sơ doanh nghiệp, thẻ mua sắm.


Lưu ý Instagram chỉ hỗ trợ doanh nghiệp bán sản phẩm chứ không phải dịch vụ. Vậy nên, nếu kinh doanh dịch vụ thì bạn nên chuyển sang Facebook.


Pinterest



Pinterest không thực sự hỗ trợ Social Commerce chuyên nghiệp như Facebook hay Instagram. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn nên tận dụng nền tảng này để ghim sản phẩm, giúp chúng tiếp cận với đông đảo người dùng.


Khi khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm ghim trên Pinterest, họ sẽ được chuyển tới một website thương mại điện tử để hoàn tất giao dịch.


Tuy không trực tiếp bán sản phẩm như Facebook hay Instagram nhưng Pinterest lại tập trung nhiều người dùng có nhu cầu mua sắm trực tuyến. Cụ thể theo một nghiên cứu có tới 89% người dùng Pinterest được hỏi đều hứng thú với việc mua sắm trực tuyến.


Snapchat



Vào tháng 7/2020, Snapchat chính thức cho ra mắt Hồ sơ thương hiệu phiên bản beta. Tiện ích này hỗ trợ người dùng duyệt và mua sắm sản phẩm ngay trên ứng dụng. Ngay sau đó nhiều ngôi sao nổi tiếng như Kylie Jenner, Kim Kardashian,.. Đã tham gia tạo hồ sơ thương hiệu trên Snapchat.


Cùng với sự lăng xê tích hợp của các ngôi sao nổi tiếng, Snapchat đang chứng minh tham vọng cạnh tranh với những ông lớn khác trong mảng Social Commerce.


Lời kết


Social Commerce hứa hẹn sẽ còn tăng trưởng mạnh và tạo ra giá trị hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Muốn triển khai thành công một chiến dịch thương mại xã hội thành công, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ về chiến lược và cách thức chăm sóc khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội.