Tổng quan thị trường TMĐT ở Việt nam từ 2021 đến 2025


Thị trường TMĐT ở Việt Nam được nhìn nhận chung là sẽ tiếp tục tăng trưởng với dự đoán tỉ trọng lên tới 39 tỷ USD, đứng thứ 2 Đông Nam Á vào năm 2025 theo báo cáo TMĐT năm 2021 của Lazada Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ từ tập đoàn nước ngoài hay Start up ở Việt Nam đều đã và đang tiếp tục mở rộng mô hình kinh doanh lên TMĐT. Số lượng truy cập mua hàng Quý 1 năm 2022 trên app điện thoại và web máy tính của top 4 ông lớn E-commerce tổng quan cũng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.


Bảng xếp hạng TMĐT hàng đầu tại Việt Nam - Quý 1 2022


Bảng xếp hạng TMĐT hàng đầu tại Việt Nam - Quý 1 2022


Các nhãn hàng bắt đầu tập trung xây dựng website chủ quản brand.com hơn với mục tiêu đa dạng kênh bán hàng online và giảm mức độ phụ thuộc khi bán qua các sàn. Hơn thế nữa, bán hàng xuyên biên giới (Cross-border) cũng là một xu hướng mới. Các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh quy mô bán hàng ra nước ngoài cũng như sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhà bán lẻ quốc tế trên sàn.  


3 giai đoạn then chốt trong chiến lược tăng trưởng kênh TMĐT


  • Giai đoạn thử nghiệm 

Đối với các nhãn hàng mới lên sàn hay vừa ra mắt thị trường thì trong 6 tháng đầu, khi chưa có baseline & benchmark (mức trung bình cho các chỉ số để đánh giá kết quả quảng cáo), nhãn hàng nên có kế hoạch và ngân sách cho việc thực hiện A-B test để đúc kết insight, nắm được cụ thể các “con số” cơ bản cho từng hoạt động marketing ở từng kênh. 


  • Giai đoạn theo dõi và tối ưu

Toàn bộ quá trình để một nhãn hàng mới tìm ra được con số benchmark cần có sự theo dõi liên tục từng ngày, từng giờ và đòi hỏi một đội ngũ có tính chuyên môn cao trong đo lường và tối ưu hiệu quả marketing. Bên cạnh đó, việc có một đối tác tốt để đồng hành xuyên suốt rất quan trọng trong giai đoạn đầu này, đặc biệt khi nhãn hàng không có đội ngũ inhouse giàu kinh nghiệm. 


  • Giai đoạn xác định kênh truyền thông chủ lực

Đây là giai đoạn mà nhãn hàng cần xác định kênh truyền thông kênh chủ lực và mức đầu tư phù hợp cho cho từng kênh và từng giai đoạn. Chiếc chìa khoá cho giai đoạn này chính là dữ liệu (data)! Nhìn vào cụ thể từng con số (CPC, CPV, CPO,…), nhãn hàng sẽ xác định được kênh nào và chiến dịch nào mang lại hiệu quả tối ưu nhất! 


Bài viết được tổng hợp dựa trên chia sẻ của chị Nhung Lê - Senior Ecommerce Manager từ TEFAL trong tập 1 của PMAX Expert Talk.





Giải pháp bứt phá doanh thu mùa Mega sale


Đầu tiên, nhãn hàng cần quản lý và tối ưu campaign timeline & KPIs liên tục

Tham gia tất cả các chiến dịch của sàn và sáng tạo chiến dịch của riêng nhãn hàng (Brand Day) là điều thiết yếu để tận dụng traffic từ campaign nhỏ để dùng cho campaign lớn. Tuy nhiên, các nhãn hàng cũng nên lưu ý rằng các chiến dịch có quy mô khác nhau dựa trên sự đầu từ phía sàn lẫn nhãn hàng để có kế hoạch bán hàng thích hợp cho từng mùa sales. Tuỳ theo độ lớn nhỏ của từng chiến dịch, nhãn hàng nên chuẩn bị từ 45 đến 60 ngày trước D-day. Đối với Mega sale cuối năm, thời gian chuẩn bị có thể từ 6 tháng trước đó. Ngoài ra, đối với kế hoạch hàng hoá và khuyến mãi, cần đảm bảo có KPI rõ ràng cho từng giai đoạn triển khai chiến dịch, sau đó là đo lường và đánh giá chi tiết sau mỗi chiến dịch. 


Thứ hai, chiến lược truyền thông đa kênh dựa trên cơ sở dữ liệu (data-driven)

Nhãn hàng không nên để doanh thu hoàn toàn phụ thuộc vào TMĐT mà cần tận dụng và kết hợp đa kênh bán hàng từ brand.com, sàn và kênh social. Hơn thế nữa là đa kênh truyền thông (offsite/onsite TMĐT, paid/owned/earned), và đa mục tiêu chiến dịch (branding, conversion) để tối đa hoá doanh thu. Khi lên kế hoạch truyền thông (Media planning), doanh nghiệp cần có chiến lược phân bổ ngân sách hợp lý giữa các chiến dịch (Always on, Teasing, Mega sale day & After party) tuỳ theo ngân sách, mục tiêu, và dữ liệu lịch sử đã triển khai. Tuy nhiên, cần đảm bảo có đủ thời gian để truyền thông đến người dùng và tạo phễu cho Mega sale. Vì khi thực hiện chiến dịch quảng cáo sớm và kịp thời kết hợp phân bổ ngân sách hợp lý, nhãn hàng sẽ tối ưu được thời gian cho quy trình máy học (machine learning). 


Kết bài


Vậy để có thể tăng trưởng thần tốc trong mùa MEGA Sales thành công vào cuối năm nay, các nhãn hàng cần có sự chuẩn bị thật kỹ cùng đội ngũ tối ưu, quản lý hiệu quả marketing liên tục để cho ra giải pháp hợp lý dựa trên data cụ thể. Môi trường TMĐT thay đổi nhanh chóng, cách làm giúp nhãn hàng thành công trong ngày hôm nay nhưng chưa chắc qua tháng sau, hoặc thậm chí là ngày hôm sau vẫn còn hiệu quả. Do đó, việc liên tục cập nhật các xu hướng TMĐT mới nhất để kịp thời nâng cấp chiến lược truyền thông hiệu quả trở thành điểm mấu chốt thành công trong các chiến dịch của các nhãn hàng.