Trong suốt hơn 2 năm qua, khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung đã phải chịu những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Tuy nhiên những tín hiệu khởi sắc về tình hình dịch được đẩy lùi trong nửa đầu năm nay đã mang tới kỳ vọng cho y sự hồi phục kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Indonesia.


Thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng sau đại dịch


Những người tiêu dùng đã quen với việc mua hàng trực tiếp tại siêu thị, cửa hàng tạp hóa hoặc chợ trước khi dịch xảy ra giờ đây dường như đã thay đổi thói quen mua sắm bằng những hình thức này. Một nghiên cứu từ Facebook và Bain & Company cho thấy người tiêu dùng vẫn chọn cách thức mua hàng trực tiếp đối với các các danh mục như giải trí, sức khỏe và sức khỏe. Tuy nhiên, họ sẽ có xu hướng chọn mua hàng online với các sản phẩm thuộc danh mục thực phẩm, hàng tạp hóa và đồ uống có cồn. Theo dữ liệu từ Edge Retail Insight, doanh thu từ thương mại điện tử trong khu vực Đông Nam Á sẽ tăng gần 18%, lên mức 38,2 tỷ USD vào năm 2022, tăng từ 31,9 tỷ USD vào năm 2021. Đáng chú ý, các nhà nghiên cứu đặt kỳ vọng thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á sẽ đạt 57,8 tỷ USD vào năm 2026. Tại Việt Nam, mức doanh thu dự đoán từ thương mại điện tử vào năm 2022 là 5,9 tỷ USD, và tăng lên mức 8,8 tỷ USD vào năm 2026.

Bảng dự đoán doanh thu thương mại điện tử trong khu vực Đông Nam Á năm 2022 và 2026 (Nguồn: Edge Retail)


Kỳ vọng của khách hàng ngày càng tăng cao


Nhằm bắt kịp những xu thế mới trong bối cảnh thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi sang hướng online, các nhà bán lẻ cần số hóa các hoạt động bán hàng, quảng cáo, đồng thời đầu tư vào việc thu thập dữ liệu và phân tích để cung cấp thông tin cho chiến lược kinh doanh kỹ thuật số.


Khi người tiêu dùng đã quen với loại hình mua sắm online, kỳ vọng của họ về trải nghiệm mua sắm sẽ ngày càng tăng. Những yếu tố xung quanh việc mua hàng online có ảnh hưởng đến trải nghiệm mua hàng bao gồm giá cả, chất lượng sản phẩm, tình trạng có sẵn của hàng và tốc độ giao hàng. Để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng, các mô hình kinh doanh mới đã được ra đời, cho phép các nhà bán lẻ tại thị trường Đông Nam Á đưa sản phẩm đến tận nhà khách hàng ngay trong ngày, hoặc thậm chí chỉ trong vài giờ. Mô hình kinh doanh này được đặt tên là “Quick Commerce” hoặc “Q Commerce” (tạm dịch: thương mại nhanh). Theo báo cáo từ Edge Retail Insight, tổng giá trị hàng hóa của thương mại nhanh trên toàn thế giới đã tăng 72% vào năm 2021.


Những sự kiện mua sắm lớn trên sàn thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ


Với doanh thu kỷ lục 139 tỷ USD, Ngày lễ độc thân (11/11) tại Trung Quốc tiếp tục giữ danh hiệu sự kiện mua sắm lớn nhất thế giới, và sự ảnh hưởng của sự kiện đã lan rộng ra ngoài biên giới Trung Quốc. Các sàn thương mại điện tử tại Đông Nam Á đang tích cực đẩy mạnh các sự kiện “Mega Sale Day” (MSD), là những dự kiện mua sắm lớn trên sàn thương mại điện từ. Một nghiên cứu mới từ Meltwater cho thấy các sự kiện bán hàng lớn như Ngày Độc thân hay 9.9 trở nên rất phổ biến đối với người tiêu dùng ở Đông Nam Á, với hơn nửa triệu cuộc trò chuyện trực tuyến xoay quanh chủ đề này vào năm 2021. 


Trải nghiệm “shoppertainment” đang ngày càng trở nên phổ biến trên các nền tảng thương mại điện tử


Ngoài vấn đề về giảm giá, các thương hiệu sẽ cần phải có chiến lực dài hơi nhằm thu hút khách hàng trên nền tảng trực tuyến. Trải nghiệm “shoppertainment”, hiểu đơn giản là sự kết hợp giữa giải trí và mua sắm, đang ngày càng trở nên phổ biến. Các nền tảng thương mại điện tử hiện nay đã và đang kết hợp với những ngôi sao hoặc influencer để tăng tính chất giải trí trong những dịp MSD, với mục đích giúp tăng tỷ lệ “chốt đơn” và thu hút khách hàng mới.


Ngoài giải trí, người tiêu dùng còn thu hút bởi những trải nghiệm mua sắm, có thể kể đến như bán hàng qua livestream. Vào năm 2020 tại thị trường Đông Nam Á, khoảng 39% tương tác người dùng trên nền tảng thương mại điện tử là từ loại hình bán hàng qua livestream. Mặc dù mới xuất hiện tại Đông Nam Á, loại hình bán hàng này có tiềm năng lớn cho các thương hiệu cũng như các nền tảng thương mại điện tử. 


Đại dịch COVID-19 trong hơn 2 năm vừa qua đã thay đổi hành vi tiêu dùng một cách mạnh mẽ. Nói một cách đơn giản, mua hàng trực tuyến đã dần trở thành một trong những cách thức mua sắm quen thuộc của người tiêu dùng tại Đông Nam Á cũng như thế giới. Để thành công trong việc chinh phục người dùng khi thói quen mua sắm của họ đang dần thay đổi, các thương hiệu nên cân bằng giữa hai nền tảng bán hàng online và offline, đồng thời hoạch định rõ các kế hoạch truyền thông dài hạn cho thương mại điện tử.


Tân Phan / Advertising Vietnam