Không còn nghi ngờ gì nữa khi bán lẻ trực tuyến là một trong những ngành công nghiệp ít chịu ảnh hưởng nhất bởi đại dịch toàn cầu. Không giống như những ngành công nghiệp khác, đã trải qua nhiều tháng buộc phải ngưng hoạt động, dẫn đến việc đóng cửa 17.500 chuỗi cửa hàng vào năm 2020 - tương đương 48 của hàng mỗi ngày - bán lẻ trực tuyến giờ đây lại càng phát triển mạnh. Trong một nghiên cứu gần đây, 100 nhà bán lẻ hàng đầu của Vương quốc Anh đã báo cáo lưu lượng truy cập trực tuyến tăng 52%, trong thời gian xảy ra đại dịch, và chi tiêu bán lẻ trực tuyến tăng 48% lên 113 tỷ bảng Anh vào năm ngoái. Các báo cáo ước tính rằng thương mại di động, hay đơn giản là thương mại điện tử, đang thúc đẩy xu hướng kỹ thuật số này, với các dự đoán thương mại di động sẽ chiếm 73% tổng doanh số thương mại điện tử.


Tuy nhiên, bất chấp những cơ hội tiềm năng mà thương mại điện tử mang lại, 89% nhà bán lẻ gây sốc khi cho rằng khả năng số hoá của họ không thể bắt kịp với sự gia tăng mạnh mẽ của mua sắm trực tuyến. Khi thương mại điện tử trở thành một miếng bánh lớn, các nhà bán lẻ hiện tại nên cân nhắc việc tập trung nguồn lực của mình vào đâu để thu về hiệu quả. Hầu hết các nhà bán lẻ sở hữu cửa hàng vật lý cũng cung cấp dịch vụ trực tuyến song điều quan trong là họ có thể cung cấp trải nghiệm liền mạch trên tất cả các kênh để có cơ hội thành công cao nhất hay không?


  • Gia nhập thương mại đa kênh


Sức hấp dẫn của bán lẻ đa kênh là nó cung cấp cho khách hàng những cách tương tác bổ sung với thương hiệu, trên bất kỳ kênh nào, vào bất kỳ thời điểm nào họ muốn sử dụng. Khi được thực hiện tốt, chiến lược đa kênh hiệu quả sẽ cung cấp những trải nghiệm liền mạch cho người tiêu dùng, cho dù họ đang tương tác với một nhà bán lẻ trên đường phố, trang web, ứng dụng của họ hay thậm chí là các nền tảng mạng xã hội.


Thương mại đa kênh tạo ra nhiều trải nghiệm mua sắm tiện lợi 


Mấu chốt của thương mại đa kênh chính là người tiêu dùng có thể di chuyển dễ dàng giữa các kênh để tìm kiếm thông tin họ cần, giúp đưa ra quyết định mua hàng mà không gặp phải bất kỳ gián đoạn nào hoặc làm mất đi bản sắc thương hiệu. Hoạt động thuần tuý trên nhiều nền tảng là không đủ để xây dựng chiến lược đa kênh - nó đơn giản vẫn chỉ là đa kênh. Cần phải đầu tư để đảm bảo nội dung và dịch vụ trên các kênh có thể bổ sung và xây dựng lẫn nhau. Và kết quả nhận về hoàn toàn đáng giá: bằng cách duy trì tương tác với khách hàng theo cách này, các thương hiệu có thể tối đa hoá mức độ trung thành và tăng doanh số bán hàng nhờ vào việc cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt hơn và hấp dẫn hơn.


  • Sự kỳ diệu của thương mại di động


Là một phần của chiến lược đa kênh, thương mại di động (mobile commerce) có thể là một “viên đạn bạc” cho các nhà bán lẻ, đặc biệt là khi thế hệ trẻ, những người cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng điện thoại thông minh so với thế hệ khách hàng cũ - đang bắt đầu chiếm số lượng nhiều hơn trong nhóm người tiêu dùng. Tốc độ, sự dễ dàng và thuận tiện của trải nghiệm mua sắm là tất các các yếu tố quan trọng khiến thương mại điện tử trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với khách hàng. Và sự phổ biến của nó sẽ tiếp tục tạo động lực khi các doanh nghiệp tập trung vào trải nghiệm trên thiết bị di động, chẳng hạn như thương mại hội thoại, thực tế tăng cường và các giải pháp thanh toán một chạm như Apple Pay, Google Pay hay ở Việt Nam với sự ra đời của hàng loạt các ví điện tử (MoMo, Vnpay, Moca…). Với những dự đoán về khả năng mang lại 3,5 tỷ đô la Mỹ cho thương mại điện tử trong năm nay, đây là cơ hội tăng trưởng mà các nhà bán lẻ không thể bỏ qua: thiết bị di động phải được ưu tiên như một phần của chiến lược đa kênh rộng lớn.


Trải nghiệm mua sắm trên di động trở nên phổ biến


Chìa khoá để đạt được trải nghiệm tốt trên thiết bị di động là đảm bảo cung cấp các công nghệ và công cụ phù hợp để tăng cường và tối ưu hoá thành công nội dung thương mại điện tử dành cho thiết bị di động. Khi nôi dung - bao gồm các tài sản kĩ thuật số như hình ảnh, video, thông tin sản phẩm… - được tối ưu hoá cho từng kênh thay vì chỉ sử dụng chung cho các kênh hiện có, mức độ tương tác sẽ tăng lên khi trải nghiệm mua sắm ngày càng thú vị. Tuy nhiên, cùng với việc điều chỉnh tài sản kỹ thuật số và mở rộng số lượng kênh tiếp thị, doanh nghiệp cần đảm bảo nội dung phù hợp, được phê duyệt và cập nhật trên mọi kênh. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải đầu tư vào các công cụ như phần mềm quản lý tài sản kỹ thuật số và quản lý bán hàng đa kênh (Omnichannel Management) để giữ cho hoạt động kinh doanh trực tuyến được liền mạch, có tổ chức.


Việc triển khai tích hợp giữa các nền tảng quản lý trên có thể giúp đảm bảo cho nhà bán lẻ sử dụng tối ưu và nhất quán các chiến dịch tiếp thị trên tất cả các kênh mà họ đang bán hàng, cho dù đó là cửa hàng thực, ứng dụng dành cho thiết bị di động hay trang thương mại điện tử. Đây cũng là giải pháp cho chiến lược đa kênh liên mạch vì nó cho phép người dùng hiểu rằng họ đang tương tác với cùng một thương hiệu trên mọi điểm chạm, bằng cách cung cấp trải nghiệm liên kết trên nhiều kênh bán trong suốt hành trình mua hàng, ngay cả khi họ chuyển kênh.


Pancake Việt Nam là một giải pháp ra đời với nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như các nhà bán lẻ quản lý bán hàng đa kênh toàn diện trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử. Các tương tác đa nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là các hội thoại đều được đồng bộ về cùng một giao diện để dễ dàng quản lý. Hệ sinh thái Pancake cũng cung cấp đồng thời các giải pháp tối ưu quy trình bán hàng, từ chatbot thông minh tự động 24/7 đến công cụ quản lý kho - vận và kết nối đơn vị vận chuyển. Với vai trò là đối tác chính thức của Meta tại thị trường Việt Nam, Pancake đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, đảm bảo hoạt động mua hàng đươc duy trì một cách liền mạch. Khách hàng khi sử dụng công cụ Pancake có thể hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm ngay trên chính nền tảng hội thoại, điển hình như hộp thoại Messenger. Tận dụng sức mạnh Quảng cáo Click-to-Messenger (Nhấn để Nhắn tin) kết hợp cùng Pancake cũng là một cách hỗ trợ tối ưu quy trình bán và nâng cao hiệu suất cũng như doanh thu trực tuyến cho thương mại điện tử, đặc biệt là thương mại hội thoại và di động.



Bằng cách áp dụng phương pháp tiếp thị đa kênh rõ ràng - có tính đến thương mại mậu dịch khi kênh này tiếp tục phát triển - các nhà bán lẻ sẽ có thể truyền đạt thông điệp và nhận diện thương hiệu mạnh mẽ cho người tiêu dùng bất kể họ chọn tương tác với công ty bằng cách nào. Với nhiều kênh và sản phẩm để quản lý, đầu tư vào các công cụ giúp nhà tiếp thị dễ dàng cung cấp nội dung chính xác là bước đầu tiên để đạt được điều này. Chỉ khi đó, các nhà bán lẻ mới có thể gặt hái được toàn bộ phần thưởng của phương pháp tiếp cận đa kênh và bắt đầu nhận thấy tác động của nó đối với lợi nhuận.