Theo báo cáo của Bloomberg, tổng thu nhập của Gen Z có thể lên tới 360 tỷ đô la mỗi năm. Trong đó, họ trích ra 100 tỷ đô la cho việc mua sắm, trở thành nhóm khách hàng có sức mạnh chi tiêu lớn chỉ sau Baby Boomers (nhóm người dùng sinh từ năm 1946 đến 1964). 


Thế nhưng việc tiếp thị cho Gen Z lại không hề dễ dàng. Các nhà quảng cáo và quản lý thương hiệu có thể từng thành công với các phương pháp tiếp thị truyền thống. "Nhưng chúng lại có vẻ lỗi thời và bị vô hiệu hoá khi áp dụng cho Gen Z”, tờ Forbes viết. 


pexels-antoni-shkraba-7081113_1661414759537_1661414794423_1661414794423.jpg (1600×900)

 Gen Z có thể trích ra 100 tỷ đô la cho việc mua sắm, trở thành nhóm khách hàng có sức mạnh chi tiêu lớn chỉ sau Baby Boomers

 

Gen Z có thói quen chi tiêu khác biệt rất nhiều so với các thế hệ trước. Điều này đã khiến các doanh nghiệp “vật lộn” để tìm ra cách thuyết phục họ mua hàng. Trước nhu cầu đó, The Drum đã khảo sát hơn 5.000 sinh viên để tìm hiểu những gì mà Gen Z thực sự quan tâm trong năm tới. Kết quả khảo sát đã rút ra 4 chủ đề chính: Mạng xã hội, Mối quan hệ tình cảm, Rượu và Thời trang. 


Truyền thông xã hội 


“Gen Z là những người trẻ thường xuyên sử dụng mạng xã hội khi họ sống phần lớn cuộc đời thông qua các thiết bị kỹ thuật số”, The Drum viết. Nhóm người trẻ có thể dành trung bình 10,6 giờ một ngày để tương tác với các nội dung trực tuyến. Chính vì vậy, phương tiện truyền thông xã hội là một trong những ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc sống Gen Z. 


Thế nhưng, Gen Z khá nhạy cảm với những quảng cáo xuất hiện trên mạng xã hội. Các khách hàng trẻ tuổi ngày càng mệt mỏi với những chiến dịch tiếp thị không phản ánh đúng đời sống thực tế. Họ cũng không hài lòng với việc các Influencer hợp tác với nhãn hàng để đẩy sản phẩm lên newsfeed một cách không tự nhiên và tinh tế. 


Teeage-girl-texting-subway.jpg (1600×1067)

Nhóm người trẻ có thể dành trung bình 10,6 giờ một ngày để tương tác với các nội dung trực tuyến


Gen Z cũng cho biết rằng, các thương hiệu đang có xu hướng áp đặt khuôn mẫu. Nhãn hàng nhóm tất cả người dùng cùng một độ tuổi thành một tổ hợp với cùng một sắc thái giống nhau, bất chấp sự thật là mỗi cá thể sẽ có một đặc điểm riêng biệt. Chính vì vậy, vào năm 2023, Gen Z hy vọng rằng các hương hiệu chú trọng hơn trong việc tìm hiểu phong cách, mối quan tâm, sở thích và nguyên tắc sống của từng người dùng Gen Z. 


Hẹn hò và các mối quan hệ 


Có một nhầm tưởng rằng, các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Hinge và Bumble xuất hiện càng nhiều thì sẽ khiến giới trẻ dễ dàng hẹn hò hơn. Khảo sát của The Drum đã chứng minh điều ngược lại, khi hầu hết người tham gia nói rằng các app hẹn hò trực tuyến chỉ khiến việc hẹn hò trở nên phức tạp, rời rạc và thiếu đi sự sâu sắc. 


media (1440×756)

Gen Z muốn tìm kiếm những thương hiệu thực sự thấu hiểu những khó khăn khi hẹn hò


Trong năm 2023, Gen Z muốn tìm kiếm những thương hiệu thực sự thấu hiểu những khó khăn khi hẹn hò, đồng thời giới thiệu những giải pháp khác nhau để biến việc hẹn hò trực tuyến thành một trải nghiệm tích cực. 


Rượu


Nghiên cứu của The Drum cho thấy rằng Gen Z đang thay đổi quan điểm của họ về rượu. 46% cho biết họ ưu tiên nhiều hơn cho công việc và học tập. 86% tin rằng rượu sẽ gây ra nhiều rủi ro đối với sức khỏe thể chất tinh thần. Nếu các thế hệ trước uống rượu để say, Gen Z lại quan niệm rượu là một công cụ để quảng giao, cải thiện mối quan hệ xã hội. Chính vì vậy, Gen Z sẽ ít hiện diện hơn ở club và quán bar trong năm tới, nhưng sẽ xuất hiện nhiều hơn ở các sự kiện trải nghiệm liên quan tới rượu.  


SEI_121046593.jpg (1200×900)

Gen Z quan niệm rượu là một công cụ để quảng giao, cải thiện mối quan hệ xã hội


Thời trang


Gen Z đang phân vân trước một câu hỏi: Nên mua sắm giá rẻ hay mua sắm có đạo đức. Hầu hết người tham gia khảo sát cho biết họ có ý thức về tính bền vững của thời trang. Tuy nhiên, việc ăn mặc bền vững vẫn chưa phổ biến vì mức giá cao, không phù hợp với ngân sách eo hẹp của Gen Z. 


Trong năm 2023, Gen Z kỳ vọng một mức giá thấp hơn ở các sản phẩm bền vững. Đồng thời, họ cũng mong muốn có thể mua hàng trước khi chúng lỗi thời hoặc bị rao bán lại bởi một thương hiệu thời trang nhanh với mức giá thấp hơn nhiều so với giá gốc. 


racism-and-climate-change.jpg (2121×1414)

Gen Z đang phân vân trước một câu hỏi: Nên mua sắm giá rẻ hay mua sắm có đạo đức


Nói tóm lại, kỳ vọng lớn nhất của Gen Z đối với các thương hiệu trong 2023 chính là “ngừng khái quát người dùng mục tiêu”. Nếu nhìn nhận mỗi người dùng như một cá thể riêng biệt, các thương hiệu sẽ tự mở ra cho mình một nhiều ý tưởng tiếp thị khác nhau. “Cách tiếp cận 'one size fits all' (một cho tất cả) có lẽ không còn phù hợp với Gen Z nữa. Họ muốn được công nhận về sự khác biệt, cũng mong những nhu cầu và mối quan tâm riêng của họ được các thương hiệu hỗ trợ một cách có ý nghĩa”, The Drum viết. 


Tổng hợp

Hằng Trần