Thống kê từ Sensor Tower, công ty phân tích ứng dụng di động, cho thấy trong tháng 8 vừa qua, TikTok và Douyin (phiên bản dành cho thị trường Trung Quốc) chiếm 56% lượt tải về trên toàn cầu, giảm 20% so với tháng 1. Tuy nhiên, ứng dụng này vẫn đứng đầu danh sách được tải về nhiều nhất thế giới, xếp trên ba ứng dụng của Mỹ: Youtube, Tinder và Instagram.


Tổng doanh thu của TikTok trong tháng 8 đạt 88,1 triệu USD. Trong đó, thị trường Trung Quốc đóng góp khoảng 85% doanh số, Mỹ đứng thứ hai với 7,8% và Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ ba với 1,4%.


Danh sách các ứng dụng được tải nhiều nhất thế giới vào tháng 8/2020 (không tính các game). Nguồn: Sensor Tower


Theo giới phân tích, các ứng dụng của Mỹ đã tranh thủ vươn lên khi TikTok vướng vào lệnh cấm của chính quyền Trump. YouTube ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng, đạt doanh thu 83,9 triệu USD, chỉ kém TikTok 4,2 triệu USD.Theo Sensor Tower, người dùng TikTok đang quen dần với việc tiêu tiền vào ứng dụng, đây là tín hiệu tốt cho cả ứng dụng này lẫn các đối thủ. Việc tiếp cận được lượng người dùng mới từ TikTok cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ có thêm nguồn thu tương đối lớn trong tương lai.Trong 8 tháng đầu năm nay, người dùng trên toàn thế giới đã chi khoảng 592 triệu USD trên App Store để mua "Xu" trong TikTok, chiếm 1/3 doanh thu trong mục giải trí trên App Store toàn cầu. Trong đó, 35 triệu USD đến từ người dùng Mỹ. Trên nền tảng Android, người Mỹ đã bỏ ra khoảng 6,6 triệu USD cho TikTok.


Thị phần của TikTok ở Mỹ (màu đỏ) bị giảm nhẹ trong tháng 8 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong bảng xếp hạng các ứng dụng được tải nhiều nhất. Nguồn: Sensor Tower.[/caption] Để giành lại thị phần khổng lồ mà TikTok đang có được, các công ty Mỹ cũng liên tục tung ra các ứng dụng tương tự, như Reels trên Instagram. YouTube, Snapchat cũng bổ sung các tính năng video ngắn để thu hút người dùng.


Thống kê trong tháng 8 cho thấy lượng người dùng các ứng dụng này đều tăng nhẹ.Bảng xếp hạng các ứng dụng kiếm tiền tốt nhất thế giới trong tháng 9 được dự đoán sẽ có nhiều thay đổi khi TikTok đang đến gần hạn chót của lệnh cấm. Thương vụ bán lại ứng dụng cho công ty Mỹ đang rơi vào bế tắc khi chính phủ Trung Quốc ban hành lệnh cấm xuất khẩu với một số mặt hàng công nghệ.

*Nguồn: Người Đồng Hành