Các chiến dịch Lead Generation luôn thu hút được sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp cũng như người chạy quảng cáo. Để nối tiếp với series Tối ưu quảng cáo Facebook Ads, PMAX sẽ điểm qua 5 yếu tố quan trọng nhất trong quá trình tối ưu và triển khai chiến dịch Lead Generation.
Ý tưởng sáng tạo (Creative)
Đối với quảng cáo Lead Generation (hay còn gọi là quảng cáo thu leads), ý tưởng sáng tạo ảnh hưởng đến 80% kết quả của chiến dịch. Ý tưởng sáng tạo cần phải đúng insight người dùng, nội dung thu hút và định dạng quảng cáo phù hợp với ngành hàng.
Tương tự với quảng cáo tin nhắn, vai trò của ý tưởng sáng tạo trong chiến dịch Lead Generation là điểm chạm duy nhất với khách hàng; đồng thời là yếu tố chính trong việc khuyến khích khách hàng để lại thông tin. Nếu người dùng mở form hoặc vào website nhưng không điền thông tin thì chúng ta cũng không thể nhắn tin để theo đuổi và chuyển đổi như quảng cáo tin nhắn được.
Mục tiêu chiến dịch (Objective)
Để thu lead (thông tin khách hàng), chúng ta có nhiều lựa chọn hơn hẳn so với quảng cáo tin nhắn. Doanh nghiệp triển khai chiến dịch có thể chọn trực tiếp mục tiêu của chiến dịch (objective Lead Generation) để người dùng:
- Điền form trực tiếp trên hệ thống; hoặc
- Quảng cáo tin nhắn đặt câu hỏi tự động để thu thập thông tin; hoặc
- Quảng cáo dẫn về website để điền thông tin;…
Mỗi mục tiêu sẽ có điểm mạnh và điểm yếu riêng, cụ thể như:
Lead Form/Website
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của chiến dịch Lead Generation là: tránh làm 1 form cho tất cả các quảng cáo.
Song song với việc tạo quảng cáo, chúng ta cần sáng tạo nội dung để trải nghiệm của khách hàng thật sự mượt mà khi nhấp vào quảng cáo. Đồng thời, nội dung quảng cáo, form hay website cần duy trì tính thống nhất xuyên suốt để không tạo ra sự khó hiểu với khách hàng.
Đối với website, chúng ta có thể áp dụng ngược lại. Nếu việc thiết kế một website mới khó khăn, tốn nhiều thời gian, chi phí, doanh nghiệp có thể sáng tạo những nội dung liên quan tới nội dung trên website để đảm bảo thông điệp được truyền tải một cách thống nhất.
Đối tượng tiếp cận (Target Audience)
Xác định đúng đối tượng mục tiêu là một yếu tố quan trọng khác trong quảng cáo Lead Generation. Tương tự như quảng cáo qua tin nhắn, những yếu tố như độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý cũng cần được xác định một cách kỹ càng để tránh bị lãng phí cost vì tư tưởng target mass.
Tối ưu Qualified leads
Việc chạy quảng cáo không chỉ tập trung để đem lại giá cost per lead thấp nhất. Vì thông thường cost per lead thấp chưa chắc chắn có thể mang đến cost per qualified lead thấp.
Vì vậy, chúng ta phải phân tích kỹ những lý do khiến lead không qualified để có thể điều chỉnh hướng triển khai, có một số hướng điều chỉnh như:
- Nếu lý do khiến lead không qualified là số điện thoại không có thật, cần phải tắt auto fill và hạn chế sử dụng form, exclude các nhóm spam;
- Nếu lý do là hiểu nhầm sản phẩm, cần phải điều chỉnh nội dung để làm rõ được sản phẩm, thông điệp quảng cáo, v.v.
Trên đây là 5 yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu chiến dịch quảng cáo Lead Generation. Việc phối hợp, triển khai thử nghiệm và đo lường, đánh giá những yếu tố trên sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận tổng quan chiến dịch Lead Generation, nhằm tối ưu hiệu quả kinh doanh.
Một định dạng quảng cáo được ưa chuộng một thời nhưng dần dần bị mất tần suất sử dụng trong thời gian gần đây – Facebook CPAS. Dù vậy, CPAS vẫn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bán hàng trên thương mại điện tử.
Yếu tố #1: Teasing và D-day
Khác với các loại chiến dịch khác, ngân sách triển khai chiến dịch trên sàn thương mại điện tử sẽ không phân bổ một cách đều giữa các ngày mà thường chỉ tập trung chính vào một số thời điểm. Những thời điểm này thường được gọi là Campaign Day và dàn trải trong tháng với một chiến dịch lớn là Double day (như các chiến dịch ngày 03.03; 04.04; v.v…) và hai chiến dịch nhỏ (sale giữa tháng và payday – ngày lương về).
Quảng cáo CPAS sẽ tập trung chính vào những ngày này, và thường hơn 60% ngân sách sẽ tập trung vào chiến dịch lớn của tháng. Việc thử nghiệm phân bổ ngân sách giữa Teasing (giai đoạn xây dựng nhận biết về chương trình) và D-day (decision day – ngày sale chính) cũng đóng một vai trò quan trọng. Một vài lưu ý trong việc phân bổ bao gồm:
- Nếu ngân sách ít, cách phân bổ sẽ là tập trung chính vào ngày trước D-day và ngày D-day;
- Nếu ngân sách càng lớn thì giai đoạn Teasing càng dài và ngân sách phân bổ cho nó càng lớn;
- Các campaign không cùng đợt với sàn (Brand day – ngày thương hiệu) sẽ cần nhiều ngân sách cho Teasing hơn.
Yếu tố #2: Chỉ số tối ưu
Đối với chiến dịch CPAS, chỉ số tối ưu sẽ cần phải chọn đúng cho từng giai đoạn. Vì các giai đoạn khác nhau với mục tiêu khác nhau sẽ cần chỉ số tương ứng khác nhau. Công thức đơn giản cho việc lựa chọn chỉ số là:
- Trước D-day 2 ngày trở lên: View content
- Trước D-day 1 và 2 ngày: Add to cart
- D-day: Order và Revenue
Yếu tố #3: Tệp khách hàng mục tiêu – Target Audience
Khách hàng mục tiêu của CPAS cũng sẽ rất khác với các loại chiến dịch khác. Phần lớn ngân sách của chiến dịch CPAS sẽ được phân bổ vào các nhóm khách hàng retargeting. Nhóm khách hàng này sẽ được tiếp tục chia nhỏ hơn để đảm bảo tiếp cận sát và không bỏ sót một khách hàng tiềm năng nào.
Quy tắc chung để tạo các nhóm khách hàng retargeting sẽ là:
Lấy phễu khách hàng (engage/visit >> view content >> add to cart >> purchase) x time range (last 3 days, last 7 days, last 30 days và last 180 days) để tạo ra nhiều nhóm khách hàng khác nhau.
Lưu ý:
- Nếu tệp khách hàng có số lượng dưới 1.000, doanh nghiệp có thể tạm bỏ qua và chỉ tập trung các nhóm khách hàng lớn hơn.
- Nếu các nhóm khách hàng này đều dưới 1.000, doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc CPAS như một kênh tạo nhận diện thương hiệu thay vì tăng doanh thu và tập trung vào chỉ số tối ưu là view content hoặc add to cart.
Yếu tố #4: Định dạng quảng cáo (Ad Format)
Đây cũng là yếu tố khá quan trọng trong quảng cáo Facebook CPAS. Tuy nhiên, marketer không nên tập trung vào việc kiểm định xem định dạng nào hiệu quả, thay vào đó cần tập trung đúng vai trò của từng định dạng và kiểm định xem hình ảnh nào hiệu quả trong mỗi định dạng.
Cụ thể vai trò của mỗi định dạng sẽ như sau:
- Single Image được dùng để quảng bá cho các sản phẩm best seller và hotdeal (có chương trình khuyến mãi rất hấp dẫn).
- Carousel tập trung cho nhóm retargeting và không nên sử dụng intro card (tấm hình giới thiệu chương trình khuyến mãi đặt ở đầu tiên).
- Collection dùng để giới thiệu chương trình khuyến mãi và tăng nhận biết về campaign sắp diễn ra và góp phần tăng hiệu quả cho sale – Vì đây là định dạng đẹp nhất trong cả 3 định dạng.
Yếu tố #5: Sản phẩm
Đối với sản phẩm áp dụng CPAS, marketers cần phân chia theo 2 nhóm khách hàng khác nhau.
- Đối với nhóm retargeting, marketers nên chọn tất cả sản phẩm và để hệ thống máy học hoạt động.
- Đối với nhóm khách hàng mới, marketers sẽ cần phân chia theo nhiều lớp cắt (layers) khác nhau và kiểm định xem có insight nào nổi trội không. Một số lớp cắt có thể cân nhắc: thương hiệu, ngành hàng, giới tính – tuổi (cho thời trang), v.v…
Trên đây là 5 yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu chiến dịch quảng cáo Facebook CPAS. Việc hiểu rõ mô hình CPAS và các yếu tố của mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa hiệu quả mà chiến lược này mang lại, bao gồm việc tăng doanh thu và tăng nhận diện thương hiệu.
Bài viết được thực hiện bởi anh Khiêm Quách – Associate Media Director tại PMAX.