Facebook là một kênh đã quá quen thuộc có thể mang lại hiệu quả cao đối với rất nhiều chuyên gia quảng cáo. Tuy nhiên, để tối ưu quảng cáo Facebook, các nhà vận hành cần cân nhắc đến một số yếu tố quan trọng cần ưu tiên. Trong bài viết này, PMAX sẽ giới thiệu một hệ thống tối ưu quảng cáo hiện đang được áp dụng khá hiệu quả tại đây - hệ thống Facebook Optimization Rule.


Hệ thống tối ưu quảng cáo Facebook Optimization Rule là gì?


Facebook Optimization Rule là bộ nguyên tắc tuân theo 1 quy chuẩn nhất định và được thiết lập trên hệ thống để hoạt động 1 cách tự động. Hệ thống này sẽ đóng 2 vai trò chính là tăng giảm ngân sách & tắt/ bật quảng cáo. Trong quá trình tối ưu quảng cáo Facebook, hệ thống có thể hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả:

  • Tránh lãng phí ngân sách vào những quảng cáo không tạo ra hiệu quả và đầu tư 1 cách hợp lý hơn;
  • Quy chuẩn được các hành động tối ưu, từ đó có thể tối ưu cả các hành động đó;
  • Tiết kiệm đáng kể thời gian trên hệ thống, tăng được hiệu suất làm việc.

Facebook Optimization Rule sẽ đóng 2 vai trò chính là tăng giảm ngân sách & tắt/ bật quảng cáo.

Facebook Optimization Rule sẽ đóng 2 vai trò chính là tăng giảm ngân sách & tắt/ bật quảng cáo.


Hệ thống tối ưu quảng cáo Facebook - Optimization Rule bao gồm những gì?

Các thành phần chính của hệ thống tối ưu quảng cáo Facebook Optimization Rule.

Các thành phần chính của hệ thống tối ưu quảng cáo Facebook Optimization Rule.


  • Custom Rule: Là công cụ chính và ứng dụng được rất nhiều vào các công việc khác nhau, ví dụ như tắt chiến dịch nếu hết Timeline, tắt quảng cáo vào những khung giờ nhất định, đặc biệt là tắt/ mở quảng cáo và tăng/ giảm ngân sách dựa vào hiệu quả;
  • Reduce Auction Overlap: Thông báo hoặc tắt/ ghép các tập lại với nhau. Tuy nhiên, tính năng này hiện không đem lại hiệu quả tốt do các yếu tố “Overlap” không làm giảm đi hiệu quả quảng cáo quá nhiều;
  • Optimize Ad Creative: Chỉ đơn giản là bật nút tối ưu Creative và tính năng này hiện vẫn tồn tại khá nhiều lỗi, đồng thời cũng tạo ra nhiều mẫu quảng cáo rất kém chuyên nghiệp;
  • Reduce Audience Fragmentation: Hỗ trợ ghép Creative và Audience thành tập hợp to hơn. Tuy nhiên, đôi lúc tính năng này có thể làm ảnh hưởng đến chiến lược vận hành quảng cáo bởi nó sẽ cố gắng ghép lại thành 1 tập lớn và ghép hết mọi Creative vào.


Custom Rule và cách xây dựng bộ công cụ quản lý ngân sách dựa vào Custom Rule


Custom Rule bao gồm những gì?

  • Tên của Rule;
  • Phạm vi áp dụng: có thể xây dựng Rule tác động lên Ad/ Ad set/ Campaign cũng như trạng thái của nó (On/ Off);
  • Action: có thể tắt/ bật và thay đổi ngân sách;
  • Condition: có thể thêm rất nhiều điều kiện về Cost per result, Spent, Campaign name,… Các điều kiện này có thể hỗ trợ việc đánh giá hiệu quả quảng cáo
  • Facebook và lọc những chiến dịch được áp dụng Rule. Đây là cốt lõi để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tối ưu quảng cáo;
  • Time range: khoảng thời gian mà dữ liệu của Condition đối sánh;
  • Schedule: là thời gian Rule được chạy. Thông thường, các quảng cáo thường được schedule “Continuously” và dùng Condition để xác định khoảng thời gian cụ thể mà doanh nghiệp muốn Rule chạy để mang lại hiệu quả tối ưu.


Làm thế nào để xây dựng bộ công cụ quản lý ngân sách dựa vào Custom Rule?

Cách quản lý ngân sách dựa trên Custom Rule

Cách quản lý ngân sách dựa trên Custom Rule.


KPIs

Doanh nghiệp cần xác định chỉ số tối ưu, chỉ số này nên là kết quả (Result) của chiến dịch để đo lường được mục tiêu ban đầu của chiến dịch để bộ Rule đồng nhất với hệ thống máy học. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xác định đúng mục tiêu muốn tối ưu, con số này cần hợp lý, và doanh nghiệp tránh đưa ra các con số quá xa với tình hình thực tế khiến các chỉ số cản trở thêm quá trình tối ưu của chính AI Facebook.


Time Range

Đây cũng là một trong những chỉ số cần đưa ra một cách hợp lý tùy theo độ biến động của quảng cáo. Nếu tính chất quảng cáo bị biến động quá lớn, nên chỉnh khung thời gian ngắn (khoảng 1 - 3 - 7 ngày). Nếu lúc đầu không xác định được mức độ biến động quảng cáo, doanh nghiệp có thể dùng Time Range Maximum và quan sát dần để đánh giá.


Ngân sách thử nghiệm

Quảng cáo lúc mới tạo thường không có ngay kết quả để đánh giá, vì vậy trước khi dùng Rule để kiểm soát hiệu quả, doanh nghiệp cần kiểm soát phần ngân sách chấp nhận bỏ ra nhưng đôi khi không mang lại kết quả nào. Nếu doanh nghiệp chưa có lựa chọn về một con số hợp lý, có thể cân nhắc sử dụng Cost per result với mục tiêu làm ngân sách thử nghiệm cho mỗi quảng cáo.


Mức độ Logic và đơn giản

Doanh nghiệp không nên xây dựng 1 bộ Rule với hàng chục Rule bên trong vì điều này sẽ khiến doanh nghiệp bị rối và không thể nào kiểm soát được hoạt động của nó. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tự giới hạn mỗi bộ Rule cho 1 dự án với (không vượt quá 8 Rules). Đồng thời, một mẹo khác để các Rule không bị chồng chéo lên nhau là dựa trên Biểu đồ ra quyết định (Process Decision Diagram) để xây dựng tốt hơn.


Thử nghiệm và đổi mới


Tương tự tư duy tối ưu, doanh nghiệp phải liên tục thử nghiệm và tìm ra bộ công thức cho riêng doanh nghiệp và cho các chiến dịch quảng cáo Facebook về sau.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về hệ thống tối ưu quảng cáo Facebook giúp doanh nghiệp có thể cân nhắc và triển khai hiệu quả hơn. Hơn nữa, để doanh nghiệp có thể nắm rõ về bộ công cụ tối ưu tự động cho việc quản lý & phân bổ ngân sách; bên cạnh đó là các yếu tố cần thử nghiệm để không tốn quá nhiều ngân sách vào những thử nghiệm không tạo ra tác động lớn, đội ngũ chuyên môn tại PMAX sẽ xây dựng 1 chuỗi bài viết tiếp theo để chia sẻ chi tiết cho từng loại chiến dịch với các nội dung dự kiến bao gồm:

  • Quảng cáo tin nhắn;
  • Quảng cáo thu Lead - thông tin người dùng;
  • Quảng cáo Ecommerce;
  • Quảng cáo tăng nhận diện thương hiệu.


Bài viết được thực hiện bởi Khiêm Quách - Media Director tại PMAX.