Tiếp tục series chia sẻ kinh nghiệm về tối ưu quảng cáo cũng như các công cụ hỗ trợ giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu suất và nâng cao hiệu quả, trong bài viết này, anh Khiêm - Media Director của PMAX đi sâu vào những yếu tố cần lưu ý để tối ưu một objective khá phổ biến trong quảng cáo Facebook, đó chính là Quảng cáo tin nhắn. Dựa trên kinh nghiệm thực chiến cá nhân qua nhiều dự án lớn nhỏ, có 5 yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp và nhà quảng cáo tối ưu loại chiến dịch này một cách hiệu quả nhất.


Tối ưu Quảng cáo tin nhắn Facebook và 5 yếu tố cốt lõi.


Test thử sản phẩm khi quảng cáo tin nhắn


Đối với chiến dịch quảng cáo tin nhắn dành cho nhiều sản phẩm khác nhau, việc ưu tiên cần làm sẽ là test sản phẩm trước. Việc test các dòng sản phẩm sẽ giúp xác định đâu là sản phẩm phù hợp với nền tảng Facebook, hoặc mở rộng hơn là phù hợp với thị trường (product market fit). Đôi lúc, sản phẩm không phù hợp thì dù có thử nghiệm mọi cách khác nhau cũng không thể đạt được mục tiêu đã đề ra từ trước.


Chỉ số tối ưu trong quảng cáo tin nhắn


Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất để xác định chiến lược cũng như các action để tối ưu quảng cáo tin nhắn. Có thể mục tiêu cuối cùng của bạn là tối ưu đơn hàng, nhưng chu kỳ bán hàng của chiến dịch Quảng cáo tin nhắn thường dài và tốn thời gian (Sale cycle dài). Nếu chúng ta tối ưu trực tiếp đến CIR (Cost to Income Ratio) hay CPO (Cost per Order) sẽ khiến chiến dịch quảng cáo gặp phải sai lầm trong ngắn hạn. Đặc biệt, tối ưu như vậy sẽ gây ra lãng phí ngân sách thử nghiệm, do chi phí thử nghiệm tính trên 1 order sẽ cao hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra thử nghiệm trên 1 tin nhắn. Ngoài ra, điều này có thể khiến Cost per Message cao hoặc thậm chí là không có được tin nhắn, khi đó chúng ta sẽ không đạt được mục tiêu như kỳ vọng testing ban đầu. Vì vậy, đối với quảng cáo tin nhắn, chỉ số tối ưu bắt buộc phải là Cost per Message, và cần phải phân tích, đánh giá để cải thiện dần theo thời gian.


Nội dung, thông điệp trong quảng cáo tin nhắn


Độ sáng tạo về thông điệp và cách truyền tải thông tin đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tối ưu Cost per Message hiệu quả. Để test yếu tố này, doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc đến rất nhiều thành tố tạo nên creative như định dạng quảng cáo, hình ảnh, nội dung, tone and mood, màu sắc,..v.v. Doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu dựa trên các thành tố đã thử nghiệm để tìm ra combo post hiệu quả nhất. Ngoài ra, đừng quên quay về bản chất creative, cần sáng tạo và nắm bắt được những xu hướng lớn hiện tại trên thị trường.


Xác định đối tượng mục tiêu khi thiết lập quảng cáo


Facebook hiện đã và đang rất tốt trong vấn đề xác định đối tượng mục tiêu. Rất nhiều nhà quảng cáo cho rằng không cần target khi quảng cáo sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong trường hợp post quảng cáo đã được tối ưu tốt, đã chạy đủ nhiều và learning đủ. Đối với những post mới, tối ưu creative chưa đủ tốt, việc target audience vẫn rất quan trọng. Thêm vào đó, có những yếu tố căn bản như độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý cũng phải được xác định một cách kỹ càng để tránh bị lãng phí cost vì tư tưởng target mass. 


Một ví dụ cụ thể về mức độ quan trọng của target như sau: Anh Khiêm - Media Director của PMAX đã từng thực hiện chiến dịch quảng cáo cho chuỗi dịch vụ Spa có chi nhánh tại một số quận ở TP. Hồ Chí Minh. Lúc đó, anh đã target vị trí cho toàn bộ khu vực thành phố, và phát hiện một sai lầm nghiêm trọng rằng những khách ở khu vực quá xa sẽ không thể đến được chi nhánh của Spa để sử dụng dịch vụ. Điều này đã dẫn đến việc quảng cáo tiêu tốn rất nhiều chi phí nhưng không mang lại hiệu quả cuối cùng là lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tại Spa. Có thể thấy việc xác định đối tượng mục tiêu là vô cùng quan trọng trong quảng cáo Facebook và quảng cáo tin nhắn.


Kịch bản chăm sóc khách hàng


Câu chào đóng một vai trò cực kỳ quan trọng để chuyển đổi tin nhắn trên hệ thống thành tin nhắn thực để chăm sóc và tiếp thị sản phẩm. Hệ thống quảng cáo Facebook sẽ ghi nhận một tin nhắn khi người dùng click vào quảng cáo, tuy nhiên nếu người dùng không tương tác tiếp trên đoạn hội thoại thì bạn sẽ không có tin nhắn thực để chăm sóc. Ở đây nhấn mạnh một điều, bạn chỉ có một điểm chạm duy nhất để khuyến khích khách hàng là câu chào. Bạn có thể thiết kế những cách tiếp cận khách hàng khác nhau như đặt câu hỏi về thông tin sơ bộ (tên, địa chỉ), giới thiệu về sản phẩm, gửi hình feedback của khách hàng,... và đo lường hiệu quả của từng cách tiếp cận khác nhau để tìm ra cách tiếp cận phù hợp nhất.


Trên đây là 5 thành tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu chiến dịch quảng cáo tin nhắn trên nền tảng Facebook. Việc phối hợp, thử nghiệm, và đánh giá những thành tố này sẽ giúp doanh nghiệp có góc nhìn tổng quát để điều chỉnh chiến lược quảng cáo, từ đó tối ưu hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, các chiến dịch quảng cáo thu Lead cũng đang thu hút sự quan tâm lớn từ doanh nghiệp cũng như người chạy quảng cáo. Phần này sẽ được đội ngũ PMAX phân tích chi tiết hơn ở bài viết tiếp theo của series “Tối ưu quảng cáo”. 


Bài viết được thực hiện bởi anh Khiêm Quách - Media Director tại PMAX.