Nền tảng truyền thông xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong các chiến dịch tiếp thị của thương hiệu. Thông qua đó, các doanh nghiệp có thể kết nối với khách hàng mục tiêu, quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm với chi phí tối ưu và nhiều hình thức sáng tạo.


Tuy nhiên, mỗi nền tảng lại có nguyên lý hoạt động cùng những tệp khán giả hay người dùng khác nhau. Theo Dennis Bonnen - doanh nhân, chính trị gia và cựu Chủ tịch Hạ viện bang Texas (Mỹ), điều quan trọng mà mỗi thương hiệu phải làm là thấu hiểu bản chất khác nhau giữa các nền tảng và không ngừng tìm ra những phương thức tối ưu nền tảng. Dưới đây là những gợi ý cơ bản từ Dennis Bonnen, giúp doanh nghiệp sử dụng đúng cách 6 nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay.


1. Facebook


Với gần 3 tỷ người dùng thường xuyên mỗi tháng (theo số liệu quý II năm 2022 của Statista), Facebook là nền tảng truyền thông xã hội có thể coi là lớn nhất hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu tiếp cận tệp người dùng khổng lồ trên nền tảng của các thương hiệu, Facebook đang ngày càng đa dạng hoá các tính năng, công cụ dành riêng cho đối tượng người dùng là doanh nghiệp. 


Thống kê số lượng người dùng Facebook thường xuyên mỗi tháng (nguồn: Statista)


Theo Dennis Bonnen, trang Facebook kinh doanh (fanpage) là điều tối thiểu nhất mà các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng đều phải sở hữu. Fanpage sẽ giúp thương hiệu xây dựng nhận diện, tăng độ uy tín tốt hơn trên trực tuyến cũng như tiếp cận nhanh chóng với khách hàng mục tiêu. 


VPBank tạo fanpage để kết nối thường xuyên với khách hàng cũng như quảng bá nhận diện thương hiệu


Fanpage của thương hiệu nên bao gồm:


  • Ảnh bìa và ảnh hồ sơ đại diện cho thương hiệu 
  • Thông tin cơ bản về doanh nghiệp (địa chỉ, số điện thoại, giờ hoạt động,...)
  • Mô tả về sản phẩm, dịch vụ, công việc,... của thương hiệu 
  • Liên kết đến website, blog chính thức của thương hiệu
  • Cập nhật hoạt động thường xuyên: đăng ảnh & video, thông tin sản phẩm,...


2. Twitter


Twitter là một nền tảng blog dạng ngắn được thành lập vào năm 2006. Người dùng Twitter thường sử dụng nền tảng với mong muốn cập nhật thông tin, tin tức một cách nhanh chóng và ngắn gọn. 


Một số gợi ý sử dụng Twitter phù hợp với thị hiếu người dùng cho thương hiệu:


  • Chia sẻ tin tức, cập nhật mới về doanh nghiệp
  • Tương tác với khách hàng và người theo dõi
  • Xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp khác
  • Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng
  • Quảng cáo các ưu đãi đặc biệt


Pepsi tương tác thường xuyên với người dùng trên các bài đăng của mình


3. Instagram


Instagram là ứng dụng chia sẻ hình ảnh và video cho phép người dùng cập nhật thường xuyên về cuộc sống hàng ngày. Đối với doanh nghiệp, đây là một nền tảng phù hợp để chia sẻ thông tin hậu trường, câu chuyện thương hiệu,... Người dùng mạng xã hội này thường có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ và sáng tạo trong các bài đăng. Đây là một lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch truyền thông trên Instagram.


Lựa chọn Instagram Stories để cập nhật thường xuyên về thương hiệu mà không phải lo ngại người dùng cảm thấy bị spam


Dennis Bonnen cho biết thương hiệu nên sử dụng Instagram để:


  • Chia sẻ ảnh và video về sản phẩm 
  • Chia sẻ ảnh và video về đội nhóm làm việc
  • Làm nổi bật văn hóa công ty 
  • Câu chuyện hậu trường


4. LinkedIn


LinkedIn là một mạng xã hội thu hút nhiều chuyên gia sử dụng. Do đó, đây là một nền tảng hữu ích để kết nối với khách hàng tiềm năng cũng như các doanh nghiệp khác và chia sẻ nội dung chuyên môn có liên quan đến ngành của thương hiệu. Được thành lập vào năm 2012, LinkedIn ngày nay đã trở thành một lựa chọn phù hợp cho cả người dùng cá nhân và người dùng doanh nghiệp muốn mở rộng mạng lưới kinh doanh.


Thương hiệu có thể tận dụng LinkedIn như thế nào trong chiến lược tiếp thị? Dưới đây là một số hướng dẫn từ Dennis Bonnen:


  • Chia sẻ bài báo, blog và nội dung khác có liên quan đến lĩnh vực của thương hiệu. Hãy nhớ ưu tiên những bài đăng có giá trị thông tin, kiến thức. 
  • Xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp khác
  • Chủ động kết nối với tài khoản của khách hàng tiềm năng


5. Snapchat


Snapchat là ứng dụng nhắn tin, chia sẻ hình ảnh và video. Snapchat thu hút lượng lớn người dùng trẻ tuổi nhờ những tính năng độc đáo và hiệu ứng thú vị. Với Snapchat, người dùng có thể tương tác và kết nối nhanh chóng theo nhiều hình thức sáng tạo.  


Snapchat thường xuyên cập nhật các tính năng, hiệu ứng mới để đáp ứng nhu cầu sáng tạo và giải trí của tệp người dùng trẻ


Một số gợi ý cho doanh nghiệp khi sử dụng Snapchat:


  • Chia sẻ ảnh và video về sản phẩm 
  • Chia sẻ ảnh và video về đội nhóm làm việc
  • Làm nổi bật văn hóa công ty 
  • Câu chuyện hậu trường


6. Pinterest


Pinterest là mạng xã hội sở hữu giao diện hiển thị tương đối trực quan. Nền tảng này cho phép người dùng khám phá, tìm kiếm sở thích hay ý tưởng mới thông qua việc chia sẻ hình ảnh giữa nhiều người dùng với nhau. Pinterest ra mắt vào năm 2010 và nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt là với nữ giới. Vào năm 2012, nền tảng này được đón nhận bởi đa dạng nhóm người dùng nhờ kho ảnh khổng lồ và ngày càng hữu ích. 




Giao diện hiển thị trực quan của mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Pinterest


Pinterest sẽ là một lựa chọn tốt để chia sẻ những nội dung có tính trực quan, và đương nhiên phải liên quan đến thương hiệu:


  • Chia sẻ hình ảnh và đồ họa thông tin về sản phẩm 
  • Chia sẻ hình ảnh và đồ họa thông tin về các dịch vụ 
  • Chia sẻ hình ảnh và đồ họa thông tin về ngành


Trang Ngọc