Áp dụng công nghệ tương tác trong các hoạt động tổ chức sự kiện là một chủ đề không còn lạ lẫm với các Event Planner quan tâm đến các xu hướng event marketing của thế giới. Tuy nhiên, chỉ 5 năm trở lại đây xu hướng này mới có cơ hội được ứng dụng phổ biến hơn thị trường tổ chức sự kiện tại Việt Nam. 


Dưới đây là 6 ứng dụng công nghệ tương tác có khả năng ứng dụng cao mà Event Planner nên bỏ túi!


Thực tế ảo tăng cường (AR)


Đang là công nghệ tương tác gây sốt hàng đầu với ngành truyền thông Marketing, việc ứng dụng thực tế ảo tăng cường dường như sẽ không rơi vào cảnh sớm nở chóng tàn khi ông lớn Apple mới đây lại tiếp tục công bố dự án ra mắt AR Glass vào năm 2024 - hứa hẹn sức sống dài lâu của trào lưu này.


Sự ứng dụng của công nghệ AR cho các sự kiện không chỉ dừng lại ở những Filter chụp hình đơn giản mà còn được vận dụng khéo léo trong các ấn phẩm và hoạt động tương tác trong sự kiện. 


Lấy ví dụ về một phương thức thiệp mời độc đáo, thay vì truyền tải thông điệp dạng tĩnh theo cách truyền thống, công nghệ AR đã biến những chiếc thiệp mời vật lý trở nên sống động bằng cách thêm một lớp nội dung chuyển động trên màn hình điện thoại của người dùng. 


Touch Engagement


Một cách dễ hiểu, Touch Engagement là các giải pháp được xây dựng trên nền tảng là sự phát triển và ứng dụng ngày càng phổ biến của các thiết bị màn hình cảm ứng (touch-screen), giúp mang đến sự khác biệt về cách người tiêu dùng tiếp nhận thông tin và tương tác với thương hiệu.

Tại thị trường quốc tế, màn hình cảm ứng kết hợp với công nghệ nhận diện vật thể (object-recognition) thường tạo ra những “chiếc bàn tương tác” độc đáo. Với một kịch bản tương tác đơn giản, người sử dụng có thể tự truy cập và hiển thị thông tin họ muốn xem trong chớp mắt, với những hiệu ứng hiển thị sinh động và mang cảm hứng của tương lai.


“Chiếc bàn tương tác” của hãng sản xuất linh kiện ô tô Nissens Automotive là kết quả của công thức touch screen + object-recognition. Nguồn: MOA Masters of Arts


Game Kinect


Kinect là một loại cảm biến được phát triển bởi Microsoft với chức năng chính là bắt chuyển động cơ thể của người dùng bằng camera. Không chỉ “làm mưa làm gió” trên thị trường quốc tế, ngay từ năm 2018 và đặc biệt sôi động trở lại từ thời điểm Việt Nam trở lại cuộc sống bình thường mới với các sự kiện tập trung đông người, thiết bị Kinect đã chứng minh sự phù hợp cho việc phát triển game tương tác, trở thành các hoạt động giải trí điểm nhấn cho sự kiện.


Hiện việc sử dụng Game Kinect đang có hai xu hướng: 


Một là, sử dụng các tựa game Kinect có sẵn (với kinh phí đầu tư vừa phải) như chém hoa quả, đá bóng, infinity-run… nhằm phong phú hóa hoạt động cho Sampling Booth của chiến dịch trade-marketing, tạo ra những trải nghiệm giải trí nhưng gắn kết sâu giữa khách hàng và thương hiệu. 


Hai là, giải pháp game Kinect “may đo” với phương án sáng tạo nội dung cần chặt chẽ, nổi bật được tính cách và đặc điểm thương hiệu của nhãn hàng dành cho các sự kiện kích hoạt thương hiệu (brand-activation). 


Game Kinect đóng góp phần lớn vào các Game tương tác dễ dàng ứng dụng với cả Sampling Booth của chiến dịch trade-marketing lẫn sự kiện kích hoạt thương hiệu. Nguồn: VTT Creative.


Interactive Wall


Là một trong những format “kinh điển” nhất của công nghệ tương tác trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo, Interactive Wall hay Magic Wall là giải pháp kết hợp giữa năng lực thi công vách tường, setup máy chiếu (projector) và ứng dụng các thiết bị cảm ứng chạm (touch sensor).


Công nghệ này cung cấp hình ảnh và trải nghiệm hấp dẫn cho từng mục thông tin, cho phép người dùng tự khám phá thông tin chỉ với tương tác chạm thay vì chỉ lướt qua những con chữ thông thường.


Interactive Wall thường được các doanh nghiệp Việt lựa chọn vào các dịp kỷ niệm thành lập hoặc công bố ra mắt thương hiệu, giúp thay thế cho hình thức thể hiện Infographic tĩnh truyền thống. Nguồn: VinID, BUV, VTT Creative


Projection-Mapping Room, một phiên bản “hoành tráng” nhưng cũng ít phổ biến hơn so với Interactive Wall. Projection-Mapping Room phù hợp với các tuần lễ sự kiện chủ đề và đòi hỏi tiềm lực đầu tư lớn từ nhãn hàng. Nguồn: Sự kiện chủ đề Into the WonderLand của Lotte Department Store, VTT Creative.


Billboard tương tác


Cải tiến hơn những chiếc billboard tĩnh, thông thường những billboard tương tác trong thời gian thực đều sử dụng biển quảng cáo kỹ thuật số (DOOH) kết hợp với công nghệ cảm biến phát hiện chuyển động cơ thể, nhận diện khuôn mặt, livestream trực tiếp… mô tuýp chung là sự tham gia của công chúng được sử dụng làm dữ liệu & điều kiện “đầu vào” nhằm tạo ra những nội dung hồi đáp với những thông điệp, hình ảnh bất ngờ.


Chiến dịch “Looking For You” với thông điệp tìm những ngôi nhà mới cho những chú chó của Battersea Dogs & Cats Homes bằng cách sử dụng công nghệ để chú chó trên Billboard “theo chân” những chủ nhân tiềm năng (những người cầm flyer của chương trình). Nguồn: Battersea Dogs and Cats Home


Hạng mục tương tác vật lý


Với chủ đề của một mê cung âm nhạc, chiếc đàn Piano khổng lồ tại AEON trong mùa lễ Giáng Sinh 2020 là một hạng mục tương tác vật lý sáng tạo sử dụng thiết bị cảm biến chạm cùng hệ thống ánh sáng màu sắc được thiết kế riêng cho từng nốt nhạc để người tham gia thỏa sức sáng tạo những giai điệu của riêng mình. 


Chiếc đàn không chỉ mang ý nghĩa về mặt decor bổ trợ cho cho concept của chương trình, mà đây còn là một trải nghiệm mới lạ tạo điểm nhấn cho sự kiện, tạo ra earned media là các UGC (user-generated content). Nguồn: VTT Creative