Các hình thức quảng cáo trên xe bus được triển khai đa dạng để tiếp cận được cả với người đi đường lẫn hành khách trong xe tùy theo mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Chi phí làm quảng cáo xe bus cũng phải chăng hơn rất nhiều so với các hình thức khác, phù hợp cho cả doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư.
Quảng cáo trên xe bus tại Việt Nam
Quảng cáo xe bus đã du nhập vào Việt Nam từ khoảng 10 năm trước. Thời điểm ban đầu, quảng cáo chủ yếu được triển khai ở các tỉnh, thành phố lớn – nơi có hệ thống phương tiện giao thông công cộng đã được hoàn thiện. Rồi khi hiệu quả được chứng minh, mức độ lan tỏa rộng rãi của quảng cáo được các nhà đầu tư sử dụng ghi nhận, xe bus trở thành một trong những phương tiện truyền thông phổ biến nhất ở Việt Nam.
Trong 5 năm trở lại đây, nếu bắt gặp xe bus chạy trên đường phố, bạn sẽ thấy gần như quảng cáo đã được phủ kín. Quảng cáo xe bus được ưa chuộng nhờ hình thức thẩm mỹ đẹp, nổi bật, dễ gây được chú ý. Xe bus hoạt động liên tục từ 13-16h/ngày trên các tuyến đường lớn, đông xe cộ và người qua lại, tạo ra tần suất hiển thị lặp đi lặp lại gia tăng định vị quảng cáo.
Hiện tại, quảng cáo xe bus đã được triển khai trên hầu hết mọi tỉnh thành ở Việt Nam. Tùy vào từng địa phương cụ thể mà các hình thức quảng cáo trên xe bus được triển khai có thể thay đổi đôi chút. Chi phí thực hiện cũng thay đổi theo hình thức mà nhà đầu tư lựa chọn.
Các hình thức quảng cáo trên xe bus
Nói đến các hình thức quảng cáo trên xe bus, không chỉ bao gồm hình thức quảng cáo bên ngoài thân xe, mà còn cần kể đến quảng cáo trong xe bus cũng như quảng cáo đặt tại các trạm chờ, nhà chờ, bến xe. Cụ thể về các hình thức quảng cáo trên xe bus đang được triển khai ở Việt Nam hiện nay bao gồm:
1. Quảng cáo tràn kính xe bus
Trong số các hình thức quảng cáo trên xe bus đang được triển khai hiện nay, dán quảng cáo tràn kính là hình thức có diện tích thể hiện lớn hơn cả (15m²-22m²/2 mặt quảng cáo).
Quảng cáo tràn kính xe bus hay còn gọi là quảng cáo full kính xe, được tạo thành từ 2 loại decal: decal in PP dưới thân và decal lưới trên kính không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của hành khách.
- Ưu điểm: Hình thức thẩm mỹ nổi bật nhờ diện tích lớn, gây được sự thu hút và chú ý cao hơn, thể hiện quảng cáo ấn tượng với dấu ấn thương hiệu đậm nét hơn.
- Nhược điểm: Hiện mới chỉ được triển khai cung cấp tại các tuyến xe nội đô TPHCM, chưa được cấp phép toàn quốc, chi phí cao.
- Chi phí quảng cáo xe bus dao động từ: 135 triệu – 144 triệu/xe/3 tháng.
2. Quảng cáo leo kính xe bus
Quảng cáo leo kính xe buýt còn có tên gọi khác là quảng cáo die-cut xe bus. Khác một chút so với quảng cáo tràn kính, diện tích thể hiện quảng cáo của hình thức quảng cáo trên xe bus này thu hẹp lại còn 10m²-15m²/2 mặt quảng cáo. Maquette chỉ được dán ở một phần nhất định chứ không được tràn toàn bộ kính xe.
Quảng cáo leo kính xe bus hiện đã được cấp phép triển khai tại: Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa.
- Ưu điểm: Quảng cáo mang tính nghệ thuật, không gây khó chịu cho người nhìn mà vẫn đảm bảo được độ nổi bật cáo, thu hút được đông đảo người xem.
- Nhược điểm: Mới chỉ có các tuyến xe trong nội đô và nội tỉnh được phép dán quảng cáo kiểu này.
- Chi phí tham khảo: 39 triệu – 44 triệu/xe/3 tháng.
3. Quảng cáo trên thân xe bus
Đây được xem là hình thức quảng cáo trên xe bus khởi điểm tại Việt Nam. Quảng cáo được in toàn bộ từ decal cán bóng hoặc cán mờ, dán lên 2 bên thành xe, tạo thành 2 tấm biển quảng cáo di động khắp đường phố. Diện tích maquette quảng cáo dao động từ 8m²-10m²/2 mặt quảng cáo.
- Ưu điểm: Quảng cáo hiển thị liên tục, đúng tầm nhìn và thu hút người đi đường, được triển khai trên tất cả các tuyến xe bus ở mọi tỉnh thành, chi phí rẻ hơn so với 2 hình thức kể trên.
- Nhược điểm: Có phần kém nổi bật hơn so với hình thức dán quảng cáo tràn kính hay leo kính xe bus.
- Chi phí: 20 triệu – 26 triệu/xe/3 tháng.
4. Quảng cáo trên tay cầm xe bus
Quảng cáo tay cầm xe bus là một trong các hình thức quảng cáo trên xe bus cho phép tiếp cận với khách hàng ở cự ly gần hơn cả. Những chiếc tay cầm xe bus được thiết kế một cách khéo kéo trưng bày hộp sản phẩm thực tế hoặc đơn giản hơn là in logo của doanh nghiệp lên đó.
- Ưu điểm: Lạ mắt, “đập vào mắt” ngay khi lên xe, tiếp xúc liên tục với khách hàng, chi phí thấp.
- Nhược điểm: Chỉ phù hợp để thể hiện logo hoặc hình ảnh, slogan sản phẩm do diện tích nhỏ.
- Chi phí: 9 triệu – 16 triệu/xe/3 tháng.
5. Quảng cáo banner trong xe bus
Các hình thức quảng cáo bên trong xe bus còn có thể kể đến hình thức quảng cáo banner, dán poster trong xe bus. Vị trí dán quảng cáo banner trong xe bus thường là ở 2 bên thành tường phía trong xe, gần khu vực cửa xuống xe.
- Ưu điểm: Tiếp cận với toàn bộ hành khách trong xe, đem đến lượng thông tin tiếp thị lớn hơn.
- Nhược điểm: Đối tượng khách hàng hẹp hơn, không có nhiều vị trí trên xe để đặt banner.
- Chi phí tham khảo: 5 triệu – 10 triệu/xe/3 tháng.
6. Màn hình quảng cáo Led trong xe bus
Hệ thống màn hình Led quảng cáo hiện đã được lắp đặt trong một số tuyến xe nội đô ở các thành phố lớn. Màn hình quảng cáo được treo ở phía trên đầu xe, trình chiếu TVC quảng cáo theo spot hiển thị 30s – 60s, lặp đi lặp lại từ 60-120 lần/ngày.
- Ưu điểm: Quảng cáo sống động, kết hợp hình ảnh và âm thanh tạo ra chú ý, khiến khách hàng dễ ghi nhớ.
- Nhược điểm: Số lượng tuyến xe quảng cáo có màn hình Led còn hạn chế, đôi khi âm thanh phát ra có thể gây khó chịu cho hành khách.
7. Quảng cáo tại nhà chờ xe bus
Nhắc đến các hình thức quảng cáo trên xe bus còn phải đề cập về quảng cáo được thực hiện trên các hệ thống nhà chờ, bến xe, điểm trung chuyển, dừng đỗ của xe buýt. Nhà chờ xe bus làm quảng cáo là hệ thống nhà chờ được xây dựng khang trang, thiết kế hiện đại, có băng ghế chờ và hệ thống mái che cho hành khách đợi xe.
Quảng cáo nhà chờ xe bus sẽ được hiển thị ở mặt bảng phía trong, 2 bên hông hoặc trên nóc nhà chờ xe buýt. Tùy vào yêu cầu thực tế và sự sáng tạo từ các doanh nghiệp, quảng cáo có thể được thể hiện theo nhiều cách như: biển bạt Hiflex, hộp đèn quảng cáo 3D, màn hình Led quảng cáo cỡ lớn.
- Ưu điểm: Tiếp cận với cả hành khách trên xe lẫn người đi đường, dạng biển quảng cáo tầm thấp hiển thị 24/24h với khả năng định vị thương hiệu ấn tượng, được đặt tại các khu vực đông người, xe cộ qua lại.
- Nhược điểm: Chi phí thuê khá cao, các nhà chờ ở tỉnh chưa có lượng tiếp cận lớn.
- Chi phí: 4.000 – 15.000USD/vị trí/năm
8. Quảng cáo xe buýt 2 tầng
Cùng với các hình thức quảng cáo trên xe bus công cộng truyền thống, hệ thống xe buýt 2 tầng du lịch ra đời cũng mang đến những hình thức quảng cáo mới mẻ, sáng tạo và đầy hấp dẫn cho doanh nghiệp đầu tư lựa chọn. Hiện nay, xe bus 2 tầng đã và đang được cấp phép hoạt động, đón chở khách và khai thác quảng cáo chủ yếu tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hạ Long, Huế và Đà Lạt.
Các hình thức quảng cáo trên xe bus 2 tầng được chia theo 2 dạng là:
- Quảng cáo xe bus 2 tầng dài hạn: Doanh nghiệp thuê xe và chỉ dán quảng cáo trên thân xe. Trong đó, xe buýt 2 tầng vẫn hoạt động theo lộ trình đón chở khách thông thường. Hình thức quảng cáo trên xe bus 2 tầng kiểu này thường được triển khai từ 1 tháng trở lên.
- Roadshow xe bus 2 tầng: Các nhà đầu tư sẽ thuê xe, chạy quảng cáo theo lộ trình, thời gian riêng, đón khách hoặc tổ chức theo yêu cầu của nhãn hàng. Bên ngoài xe có thể dán decal quảng cáo phẳng, hoặc gắn mock-up 3D nổi hoặc hộp đèn led quảng cáo để gia tăng sự chú ý. Cùng với đó, có thể kết hợp giữa roadshow cùng với các game hoạt náo. Đặc biệt phù hợp quảng cáo các sản phẩm tiêu dùng thực phẩm mới. Bạn có thể thiết kế mới cho những chiếc xe bus 2 tầng với diện tích cực lớn. Riêng dịch vụ roadshow có thể thuê xe quảng cáo chạy đến các tỉnh, thành phố khác.
Kết luận
Có thể thấy, các hình thức quảng cáo trên xe bus tại Việt Nam ngày một phát triển đa dạng hơn. Cùng với sự sáng tạo không giới hạn từ các doanh nghiệp đầu tư, quảng cáo lại càng thêm thu hút, không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa thương mại, mà còn góp phần tô điểm cho bộ mặt đô thị thêm đẹp mắt, ấn tượng.