Qua từng giai đoạn, thị trường sẽ có nhiều giai đoạn thách thức hơn, nhiều công cụ tối ưu và kiểm soát hiệu quả quảng cáo ra đời, KPI cũng dần khó khăn hơn. Performance Marketing ra đời từ đây. Từ CPC chuyển qua CPO hay CPS cần phải có Performance Marketing vào cuộc để kiểm soát, đánh giá và tối ưu hơn so với các mô hình cũ. Các bạn có thể tham khảo qua 3 yếu tố tạo nên chiến dịch Performance Marketing hiệu quả dưới đây.



1.TƯ DUY ĐÚNG VỀ PERFORMANCE MARKETING


Digital Marketing hay Marketing chỉ góp một phần vào thành công của doanh nghiệp. Vậy tư duy thế nào cho đúng về Performance Marketing? Có 4 tư duy cần lưu ý:


- ỨNG DỤNG: Performance Marketing có khả năng ứng dụng rộng. Không chỉ đem về lợi nhuận đơn hàng mà còn ứng dụng trong các campaign branding, tương tác, traffic, chuyển đổi.


- KIỂM SOÁT: Giúp doanh nghiệp kiểm soát được hoạt động triển khai, giảm thiểu rủi ro. Một chiến dịch truyền thông mới, Brand mới, Startup mới không có bất kỳ ai dám chắc chắn việc thực thi sẽ thành công 100%. Performance Marketing là công cụ giám sát, kiểm soát để ra quyết định kịp thời là dừng lại hay tiếp tục hoặc tạo ra phương án thay thế hướng đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.


- MINH BẠCH SỐ LIỆU: Mô hình Digital Marketing giúp chủ doanh nghiệp có góc nhìn chính xác số liệu truyền thông, biết kênh nào hiệu quả và chưa hiệu quả một cách trực quan. Hầu hết các số liệu đều nhìn thấy một cách realtime. Nhờ đó có thể xem chiến dịch triển khai đạt bao nhiêu % KPI, thời gian còn lại cần tối ưu thế nào.


- Tối ưu chi phí: Giúp doanh nghiệp có cơ sở đánh giá và tối ưu cho phí. Đây là một phương pháp, một công cụ làm marketing hiệu quả hơn, tối ưu chi phí, tối ưu hiệu suất hơn cho doanh nghiệp. 



2. KHÂU TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH


Có nhiều yếu tố cần và đủ để tiến hành chiến dịch Performance Marketing:

- Thống nhất chỉ số mục tiêu của chiến dịch ngày từ đầu để làm cơ sở đánh giá, đối soát cho chiến dịch. KPI chính là gì, KPI phụ là gì để làm cơ sở đối soát, đánh giá hiệu suất chiến dịch.

 

- Hiểu khách hàng muốn gì và sự khác biệt của sản phẩm dịch vụ. Nghiên cứu rất kỹ về USP (Unique Selling Point) - yếu tố giúp content tạo ra sự khác biệt trên môi trường online.


- Cảm nhận/dùng thử để tin vào sản phẩm dịch vụ. Trải nghiệm để mang đến cảm xúc tích cực, có góc nhìn mới để tạo ra chiến dịch hiệu quả. Đóng vai là một người khách hàng để trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm đó… cảm nhận được sản phẩm đó như thế nào.


- Luôn luôn đảm bảo chiến dịch truyền thông trong "tầm kiểm soát". Khi cảm thấy chiến dịch không thể kiểm soát giảm bớt, điều tiết lại. Bên cạnh đó, thay vì phải ngồi máy tính liên tục thì có thể sử dụng các công cụ trên điện thoại để giám sát từ xa.


- Hãy đề xuất, yêu cầu, gợi ý những sáng kiến của bạn. Xem xét các content, design có thể hướng đến mục tiêu đề ra hay không? Gợi ý cho Client cách triển khai tốt nhất. Ví dụ Brand yêu cầu chạy một campaign tạo ra order nhưng trên banner không thể hiện nút CTA hay thông tin gợi ý khách hàng ra quyết định. Hãy đưa ra những gợi ý, đặt vấn đề với đối tác để họ nắm được và cân nhắc đáp ứng nhu cầu của người làm media.


- Phân tích và tối ưu chiến dịch theo thời gian thực. Nếu bỏ qua điều này có thể sẽ sai nếu thực hiện Performance Marketing. Phải điều tiết danh sách hiệu quả để tăng hoặc giảm chi phí. Ví dụ bạn có tổng ngân sách là 100 triệu/tháng thì điều không nên làm là chia đều dòng tiền. Đơn giản vì hành vi khách hàng ngày thứ 2 khác ngày thứ 3 trong tuần. Ngày trong tuần khác ngày cuối tuần. Chúng ta cần cân nhắc để điều chỉnh, tăng giảm ngân sách theo performance của thời điểm. Vì vậy cần đầu tư tiền cho những thời điểm có đơn hàng tăng cao, và cắt giảm vào thời điểm bị giảm.


KẾT:

Hãy chắc rằng mình đã trang bị đủ kiến thức để vận hành một chiến dịch không thể thiếu trong Digital Marketing của doanh nghiệp. Có thể thấy Performance Marketing sẽ giúp doanh nghiệp có góc nhìn phân tích đổ dòng tiền vào đâu sẽ hiệu quả hơn.


Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết: Performance Marketing có giải cứu thế giới? để có thêm cái nhìn tổng quan (https://gigan.vn/performance-marketing-co-giai-cuu-the-gioi/)