Kể từ khi thành lập vào năm 2006, Spotify đã có mức tăng trưởng đáng kể lên đến 433 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Tính đến năm 2022, Spotify nắm giữ đến 31% thị trường streaming (phát trực tuyến) toàn cầu, nhiều hơn gấp đôi đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Apple Music.
Để đạt được sự thành công đó, Spotify đã có những chiến lược gì trong cách tiếp cận người dùng và phát triển hoạt động truyền thông qua các năm để trở thành ứng dụng hàng đầu trong thị trường streaming toàn thế giới? Cùng tìm hiểu 6 chiến lược tiêu biểu của “gã khổng lồ” streaming qua bài viết dưới đây!
Trước bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt của thị trường việc làm, các nhân sự ngành quảng cáo buộc phải có những bước chuẩn bị giúp bản thân nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng. Thay vì ứng tuyển thông qua hồ sơ truyền thống, xây dựng thương hiệu cá nhân (personal brand) được xem như là “tấm vé vàng” giúp ứng viên kết nối tốt hơn với những cơ hội việc làm chất lượng và khẳng định năng lực của mình trên thị trường lao động.
Ra mắt từ tháng 11/2022, ChatGPT do công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo OpenAI phát triển đã tạo nên một “cơn sốt” thu hút hàng triệu lượt sử dụng trên toàn cầu. Nhiều người cho rằng năng lực xử lý ngôn ngữ của chatbot này có tác động đáng kể đến ngành quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo thông qua các công cụ tìm kiếm. Theo Campaign Asia, dưới đây là những thay đổi mà các marketer cần lưu ý:
Nhờ khả năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn, các công cụ sáng tạo mở ra cơ hội phát triển cho các nhà sáng tạo nội dung, giúp quy trình làm việc trở nên hiệu quả và nâng cao khả năng tương tác với khách hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ AI cũng gây nên những lo ngại về tính hợp pháp của các tác phẩm. Theo Social Media Today, để xây dựng một quy trình sáng tạo nội dung toàn diện và tối ưu, các công cụ AI chỉ nên được sử dụng như một công cụ hỗ trợ quá trình sản xuất. Việc tạo ra một sản phẩm truyền thông đến khán giả vẫn nên dựa trên định hướng sáng tạo dưới sự kiểm soát của con người thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào trí tuệ nhân tạo.
Văn hoá đại chúng (Pop culture) là tập hợp những gì xoay quanh mọi khía cạnh đời sống đại diện cho số đông công chúng trong một nền văn hoá chẳng hạn như thái độ, hành vi, niềm tin, quan điểm hay cách tương tác của con người với xã hội. Theo LaterBlog, sau đây là 6 cách thương hiệu có thể áp dụng để đưa văn hoá đại chúng vào chiến dịch viral marketing của mình
Trong một thế giới đầy “hỗn loạn”, người tiêu dùng có xu hướng tìm về những cảm giác an toàn và dễ chịu thông qua việc nhớ lại những trải nghiệm hạnh phúc trong quá khứ. Nhiều thương hiệu đã nhanh chóng nắm bắt được tâm lý hoài cổ của khách hàng và áp dụng vào chiến lược marketing nhằm tạo liên kết cảm xúc tích cực và hình thành mối quan hệ gắn kết với họ. Vậy Nostalgia Marketing là gì và làm thế nào để xây dựng một chiến lược Marketing neo giữ ký ức hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Video được đánh giá là một công cụ mạnh mẽ và có sức thuyết phục trong việc tạo ra kết nối cảm xúc với khách hàng. So với những hình thức truyền tải nội dung khác như văn bản và hình ảnh, việc giới thiệu lợi ích sản phẩm và kể câu chuyện thương hiệu bằng video sẽ hấp dẫn và tạo sự thích thú hơn cho người tiêu dùng. Cũng chính vì thế mà video trở thành một công cụ không thể thiếu trong chiến lược marketing. Báo cáo “Video Marketing Statistics 2022” được thực hiện bởi Wyzowl cho thấy có đến 92% marketer được khảo sát cho rằng Video Marketing là một chiến lược quan trọng cần được chú ý và 81% đồng ý rằng hình thức marketing này đã giúp họ tăng trưởng doanh số bán hàng một cách đáng kể. Vậy làm thế nào để xây dựng một chiến lược nội dung Video Marketing hiệu quả?
Ngày nay, người tiêu dùng dần đề cao các giá trị “thật” thay vì đặt hoàn toàn niềm tin vào quảng cáo. Do đó, các doanh nghiệp phải không ngừng thay đổi cách thức tiếp cận để làm sao có thể truyền tải thông điệp tới khách hàng một cách tự nhiên và đáng tin cậy. Trong đó, Employee Advocacy được đánh giá là một chiến lược có hiệu quả, giúp giải quyết bài toán truyền thông thương hiệu với mức chi phí tối ưu nhất.
Gen Z (tập hợp những người sinh từ năm 1995 đến 2012) được xem là thế hệ của thời đại số. Họ là những người có tư tưởng cởi mở, biết nắm bắt và dẫn đầu xu hướng, tận dụng công nghệ và mạng xã hội để khám phá nhiều điều thú vị. Đồng thời, đây cũng là nhóm khách hàng có sức mua và chi tiêu đứng đầu trong các thế hệ, là đối tượng mục tiêu mà nhiều thương hiệu nhắm đến. Để thành công trong việc tiếp cận và chinh phục Gen Z, sau đây là 7 chiến lược mà các marketer nên hướng tới trong năm 2023:
Với vô vàn những thương hiệu hiện có trên thị trường, mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp là phải xây dựng cho mình một hình ảnh thu hút, khác biệt và dễ nhận biết đối với người tiêu dùng. Xây dựng hệ thống thương hiệu được đánh giá là một chiến lược không chỉ giúp doanh nghiệp thể hiện cá tính mà còn gắn kết mối quan hệ giữa thương hiệu với công chúng, tạo nên những giá trị bền vững cho doanh nghiệp.
Dù chỉ mới ra mắt gần đây, “siêu AI” ChatGPT đã nhận vô vàn những đánh giá tích cực từ người dùng và được đánh giá là một đối thủ đáng gờm có thể thay thế Google trên thị trường. Vậy ChatGPT là gì và công nghệ này sở hữu những tiềm năng đáng kinh ngạc nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Sự thay đổi liên tục trong hành vi người tiêu dùng đòi hỏi các marketer phải liên tục thích nghi và nắm bắt những xu thế của thời đại. Điều này nhằm tạo nên những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Dưới đây là 5 xu hướng marketing được dự đoán sẽ tiếp tục “bùng nổ” trong năm 2023.