Chúng ta thường nghe đến phát triển bền vững, nhưng liệu có ai tự hỏi, xuất phát điểm của nó ở đâu và vì sao nó lại ra đời? 4 mốc quan trọng của PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG toàn cầu đã được Giảng viên Nguyễn Thị Thu Hà phân tích, để từ đó liên kết tới vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững tại Việt Nam.

⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀

Vào những năm 1992, những vấn đề về suy thoái môi trường, xung đột sắc tộc, nạn đói,… Nó trở nên quá rõ và đã thu hút sự chú ý của những nhà nghiên cứu về phát triển, nhà chính sách. Từ đó mà Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất Rio de Janeiro đã được tổ chức để xem xét hướng đi cho sự biến chuyển của loài người. Đến năm 2000, Hội nghị thượng đỉnh thiên niên kỷ, đặt ra 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (tập trung nhiều vào xoá đói, giáo dục, giảm tỷ lệ chết) - Ở Việt Nam tham gia tích cực vào MDG, 2015 Việt Nam đạt được 3/8 mục tiêu, tiệm cận với các mục tiêu khác. Năm 2002, các mục tiêu của phát triển bền vững đã được thể thúc đẩy bằng cam kết của nhiều quốc gia khi cùng càm kết vào các mục tiêu MDGs. Tuy nhiên, đến năm 2012 các mục tiêu thiên niên kỷ đã không còn phù hợp với bối cảnh thế giới khi nhiều vấn đề hơn phát sinh, dẫn đến sự ra đời của các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) thay thế cho MDGs trước đây. 17 mục tiêu được đề ra và với mỗi quốc gia sẽ có những cách áp dụng linh hoạt tương ứng với thực trạng và bản sắc của riêng đất nước. Việt Nam có có nhiều chính sách và chiến lược gắn với chuyển động PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG từ khá sớm ví dụ như :

  • 1991 có kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững
  • Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về môi trường
  • Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững Việt Nam
  • Chiến lược phát triển bền vững 2011-2020
  • Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh
  • Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020
  • Văn hóa trong chương trình nghị sự 2030

Tuy có thể thấy những chính sách này đã có đề cập đến văn hóa, nhưng mức độ thực tế còn yếu, chủ yếu qua các câu từ. Những người làm văn hóa còn muốn thúc đẩy sự thừa nhận của toàn bộ quốc gia trên thế giới về vai trò của văn hóa và tầm quan trọng của văn hóa trong việc quyết định các quốc gia có đạt được đúng mục tiêu này theo đúng lộ trình đến 2030 không

⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀

Tuy nhiên, việc này sẽ khó thực hiện hơn so với những khối, ngành, lĩnh vực khác do việc chứng minh vai trò của văn hóa đóng góp gì vào việc đạt mục tiêu phát triển bền vững. Một trong những lý do cho vấn đề trên là do định nghĩa văn hóa rất đa dạng và phụ thuộc vào mỗi cộng đồng. Tuy nhiên, UNESCO, UCLG hoạt động để thúc đẩy sự thừa nhận này về vai trò của văn hóa với SDGs. Chương trình The Culture|2030 Indicator được ra đời, với mục tiêu nhằm đo lường và giám sát tiến độ đóng góp của các đối tượng vào thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀

KHUNG THỂ HIỆN VAI TRÒ ĐÓNG GÓP CHO HẦU HẾT 17 MỤC TIÊU

⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀

Ảnh: UNESCO World Heritage cente

⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀

Vậy trong việc lồng ghép SDG vào sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam nói riêng thì Văn hóa nằm ở đâu, có vị trí gì ?

Có thế thấy rất rõ vai trò của văn hóa trong 4 câu chuyện, 4 lĩnh vực gồm

  • Các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo
  • Du lịch văn hóa
  • Thúc đẩy tri thức bản địa
  • Nâng cao sức bền, sức khỏe tinh thần của con người

⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀

Công nghiệp văn hóa và sáng tạo

Trong đó, các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo đang dần trở thành một phần quan trọng và được xã hội nhận thức rõ ràng hơn. Đây không chỉ là hoạt động thực hành văn hóa thông thường mà nó được đặt trong hệ thống kinh tế xã hội lớn, mang ảnh hưởng nhất định đến tính quyết định phát triển của một quốc gia. Do đó, mỗi quốc gia sẽ có một định nghĩa khác nhau về ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo. Nhưng có thể hiểu một cách khái quát là các ngành khai thác nguồn nguyên liệu đầu vào và vốn sức sáng tạo của các nhận, công đồng kết hợp với công nghệ sản xuất, quy trình kinh doanh, khoa học công nghệ. Tạo ra sản phẩm, dịch vụ mang lợi ích về mặt kinh tế hoặc xã hội tinh thần cho con người.

⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀

Các ngành công nghiệp và văn hóa sáng tạo | Ảnh: UNESCO Framework of Cultural Statistics 2009

⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀

Cách nhìn nhận thành tố của văn hóa phản ánh sự thay đổi hướng tiếp cận của các quốc gia. Nhóm xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam 5 năm trước vấp phải hạn chế về nhận thức của nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Nhóm xây dựng chiến lược phải thuyết phục họ thay đổi quan điểm, nhìn văn hóa như một ngành tiêu tốn tiền của nhà nước và người dân, chứ không phải là ngành làm ra tiền, là ngành cần bảo tồn nên cần giữ những chừng mực phát triển nhất định. Nhưng giờ đây vai trò của văn hóa đã được mở rộng đường biên không chỉ dừng tại cung cấp giá trị tinh thần.

⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀

Ngành Công nghiệp văn hóa và sáng tạo này càng đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế các quốc gia. Cụ thể tại Vương Quốc Anh(*):

⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀

Bảng số liệu so sánh các chỉ số kinh tế riêng lẻ giữa công nghiệp Sáng tạo và các lĩnh vực công nghiệp hàng đầu khác của Vương Quốc Anh () được lấy từ các nguồn công nghiệp có sẵn công khai và các nguồn của Chính phủ:* https://assets.publishing.service.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/78107/CreativeIndustriesEconomicEstimates2007.pdf


Ngoài những đóng góp về mặt kinh tế, tăng GDP cho một quốc gia thì các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo còn đóng góp về :

  • Gia tăng giá trị cho các ngành khác , đặc biệt thông qua thiết kế, quảng cáo và xây dựng thương hiệu
  • Mang tới nhiều việc làm và nhiều cơ hội khởi nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt cho thế hệ sáng tạo trẻ của quốc gia ở nhiều lĩnh vực
  • Góp phần tái tạo các thị trấn và thành phố, cải thiện cuộc sống đô thị: giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng và khu vực trong một quốc gia
  • Phát triển con người, đặc biệt là nhóm yếu thế
  • Cố kết và phát triển cộng đồng theo hướng bao trùm, hòa nhập xã hội, hình thành các mạng lưới xã hội
  • Thúc đẩy sự đổi mới trong toàn bộ nền kinh tế rộng lớn hơn, thông qua các sản phẩm dịch vụ mà công nghiệp văn hóa sáng tạo cung cấp, đồng thời cũng là phương tiện khởi nguồn và truyền bá những ý tưởng, kiến thức và cách làm việc mới
  • Bảo tồn, tái sinh và phát huy vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống như di sản nghệ thuật

⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀

Một trong những ví dụ nổi bật về vai trò của công nghiệp văn hóa sáng tại được thể hiện tại khu đất ở Bricklane vốn là một khu đất bỏ hoan. Nhờ sự chung tay của cộng đồng, khu đất đã được cải tạo thành khu trao đổi văn hóa, gia tăng tính cấu kết xã hội và cho phép nhóm người lề hóa xã hội có thể tham gia vào hoạt động đời sống văn hóa tinh thần của thành phố. Từ đó có thể thấy việc tái cấu trúc cho những khu vực bị bỏ hoang trong đô thị, thay đổi cảnh quan đô thị và cuối cùng thay đổi đời sống người dân ở đó và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống chung của toàn thành phố.

⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀

Ảnh: Nomadic gardens | http://nomadicgardens.weebly.com/

⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀

Ngoài ra ở Việt Nam có cả dự án Phúc Tân Public Art:⠀⠀⠀⠀⠀

Ảnh: Nghệ thuật thắp sáng xóm ven sông: https://www.youtube.com/watch?v=fN7ZlT_d89k&ab_channel=SonNguyen

⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀

Du lịch văn hóa

Là một trong những tiểu ngành của công nghiệp văn hóa và sáng tạo là một trong những ngành phát triển nhanh và mạnh nhất hiện nay. Có thể trực tiếp quan sát thấy qua những ví dụ về thành phố Đà Lạt hay Hội An, nơi du lịch trở thành mũi nhọn kinh tế. Những giá trị về văn hóa phi vật thể như con người, ẩm thực, lịch sử… đóng góp quan trọng vào một tổng thể phát triển của Hội An qua các khía cạnh như:

  • Tăng trưởng kinh tế địa phương và quốc gia
  • Cơ hội việc làm cho mọi đối tượng
  • Phát triển cơ sở hạ tầng đô thị
  • Chất lượng sống của nguwofi dân
  • Bảo tồn di sản văn hóa
  • Tăng trưởng sự hiểu biết về các công đồng khác nhau
  • Giáo dục thế hệ trẻ
  • Xây dựng địa phương đáng sống


Tri thức bản địa

Tri thức bản địa được định nghĩa là tri thức mà con người ở một cộng đồng cụ thể đã hình thành theo thời gian và tiếp tục bổ sung. Tri thức này được dựa trên kinh nghiệm và thường được kiểm chứng qua hàng thế kỷ sử dụng, thích ứng với văn hóa và môi trường của địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của tri thức bản địa thì có những giai đoạn các quốc gia phát triển mang những khung phát triển đã được thử nghiệm áp dụng vào những nước thứ ba làm triệt tiêu đi những tri thức bản địa. Một lý do chính là những tri thức bản địa đó rất lạc hậu và cổ hủ, không phù hợp với sự phát triển

⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀

Tuy nhiên, vào những năm 1970 trở lại đây đã có nhiều nghiên cứu của World Bank và nhiều nhà nghiên cứu về nhân học sinh thái chỉ ra rằng tri thức bản địa của nhiều tộc người có vai trò tích cực trong việc bảo vệ môi trường, vì nền tri thức bản địa của nhóm dân tộc thiểu số đó được đặt trong nền văn hóa tầng sâu – tầng tri thức bao gồm tri thức bản địa + nhận thức của người dân đó về thế giới. Và nhận thức của người dân đó về thế giới đóng xác định mối quan hệ của nhóm dân tộc đó với môi trường.

⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀

Các giá trị thực hành văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc thiểu số hiện nay đang có xu hướng dần bị mai một. Đối với những người nghiên cứu lâu năm như GV thì nhận ra rằng mặc dù những giá trị đó rất quý và nền gìn giữ. Tuy nhiên, những tộc người đó có quyền quyết định giữ hay không để phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng đó, nơi họ sinh sống. Đối với những tộc người thiểu số thiên nhiên gắn liền với con người, con người không phải chủ thể. Vì thế nó sẽ quyết định thái độ và hành vi khai thác môi trường của nhóm dân tộc đó.

Những đặc điểm cơ bản của tri thức bản địa có thể kể đến bao gồm

  • Tính địa phương
  • Là tri thức được truyền từ miệng hoặc được chuyển giao thông qua các hình thức mô phỏng hoặc mô tả
  • Gắn kết với thực tế cuộc sống hàng ngày và được củng cổ bằng kinh nghiệm;
  • Có xu hướng là loại kiến thức mang tính thực tiễn
  • Liên tục thay đổi, được tạo ra, tái tạo, khám phá và mất đi
  • Dễ dàng được chia sẻ một cách rộng rãi
  • Không tồn tại trong một tổng thể mà gián đoạn ở từng nơi và từng cá nhân

⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀

Sức bền, sức khỏe tinh thần của con người

Khi đại dịch có xu hướng lây lan mạnh, có một loạt những chương trình sáng kiến nghệ thuật của nhiều tổ chức đã liên tục xuất hiện để giúp cho con người có thể vượt qua khó khăn về mặt thể chất lẫn tinh thần do giãn cách kéo dài. Một trong ví dụ điển hình đó là chương trình nghệ thuật Resiliart ( Nghệ thuật bền bỉ) và ở Việt Nam, 1 nhóm các nghệ sĩ trẻ đã tích cực ủng hộ tham gia vào chiến dịch đó bằng một video âm nhạc, với sự tham gia của cộng đồng cùng gửi đi thông điệp động viên tinh thần những người đồng bào đang đối mặt với áp lực chia cách, có người thân trong đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu chống dịch:

⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀

https://www.youtube.com/watch?v=aGZlpP90fZc&ab_channel=LiL'kAnI

⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀

⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀

⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀

Học viên Nguyễn Thế Vinh - Trường học Phát triển Việt Nam