Chiến dịch Influencer Marketing sẽ không thể đạt hiệu quả về mặt truyền thông lẫn doanh số như mong đợi, thậm chí là thất bại nếu bạn mắc phải những sai lầm sau đây. 


Không biết cách chọn Influencer


Mạng xã hội ngày một phát triển và trở thành nền tảng mà Influencer sử dụng để thể hiện sức ảnh hưởng của mình. Lượng follow, subscribe lên đến con số hàng nghìn, hàng triệu chính là thế mạnh giúp các Influencer/KOL gây ấn tượng mạnh mẽ đối với các nhãn hàng.


Tuy nhiên, nếu nhãn hàng chỉ dựa vào những con số này để chọn Influencer thì sẽ là một sai lầm lớn. Thay vào đó, sự phù hợp đối với chiến dịch, đặc biệt là tệp người theo dõi của Influencer mới chính là điều cần được quan tâm nhiều hơn. 


Trước tiên,bạn phải xác định được đối tượng khách hàng cần tiếp cận là những ai (đặc điểm, hành vi, vị trí sinh sống, sở thích, insight, nền tảng hoạt động…). Từ đó, chúng ta mới xét đến việc tệp người theo dõi của Influencer có trùng với đối tượng khách hàng tiềm năng hay không.



Sự phù hợp của Influencer đối với tinh thần của chiến dịch cũng quan trọng không kém. Từ hoạt động nghệ thuật, đời sống, phong cách, cá tính, mức độ tương tác, nền tảng thế mạnh… của Influencer cần được phân tích kỹ. Khi tìm được Influencer phù hợp, không những chiến dịch có thể viral, lan tỏa thông điệp rộng rãi mà còn giúp nhãn hàng xây dựng hình ảnh đẹp, khẳng định vị thế trong mắt khách hàng.


Bạn có thể tìm kiếm các thông tin phân tích, đánh giá chi tiết về từng Influencer tại Influencer Discovery để có cái nhìn rõ nét trước khi đưa ra quyết định.


Nội dung kém hấp dẫn, nặng tính quảng cáo


Những ý tưởng và thông điệp mới mẻ sẽ dễ dàng tiếp cận đến người dùng hiện đại. Vì vậy, chiến dịch đòi hỏi nhãn hàng phải nắm bắt tốt insight để tạo nên những content phù hợp nhất.


Mặt khác, người dùng hiện nay đã không còn thích xem quảng cáo như trước. Các bài đăng của Influencer có sự xuất hiện của các sản phẩm quảng cáo thường bị lướt qua nhanh thay vì dừng lại xem. 


Các nhãn hàng cũng thường rất “tham lam” khi yêu cầu Influencer phải đưa quá nhiều thông tin về sản phẩm và thương hiệu vào content. Điều này sẽ gây tác dụng ngược nhiều hơn là thuyết phục họ tiếp nhận thông tin và mua hàng.


Thay vào đó, nhãn hàng nên xác định rõ thông điệp, mục tiêu, yêu cầu cụ thể của mình và để Influencer có sự tự do nhiều hơn trong việc sáng tạo content. Chính cá tính, sự gần gũi và am hiểu người theo dõi của Influencer sẽ giúp content có thể dễ dàng tiếp cận hơn qua các kênh mạng xã hội mà họ sở hữu.


Kế hoạch truyền thông chưa tối ưu


Đừng nghĩ rằng, Influencer Marketing chỉ là thuê người theo dõi chụp ảnh và đăng bài quảng cáo. Từ việc chọn Influencer, số lượng người, đường dây nội dung, thời gian đăng tải, các hoạt động liên quan (sự kiện, mini game…) đều phải được lên kế hoạch cụ thể và hợp lý để mang lại hiệu quả.



Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch thì giải pháp tốt nhất chính là kết hợp cùng những agency, đặc biệt là platform có công nghệ chuyên biệt để hỗ trợ. Một đề xuất đáng tham khảo cho bạn là 7SAT - đơn vị Influencer Platform hàng đầu hiện nay với kinh nghiệm thực hiện rất nhiều những chiến dịch thành công cùng Vinamilk, Vinasoy, Lavie… và những SEMs khác trên thị trường. 


Quá kỳ vọng vào kết quả


Nhiều người mong đợi rằng Influencer Marketing sẽ mang đến những kết quả bán hàng bùng nổ. Thực tế, kết quả về doanh số là cả một quá trình tác động, thay đổi hành vi và suy nghĩ của người dùng về sản phẩm. Chúng không thể có được ngay khi vừa thực hiện một chiến dịch nhỏ lẻ. Vì vậy, việc áp đặt KPI bán hàng vào chiến dịch Influencer Marketing là có thể sẽ không khả quan.


Tuy nhiên, nếu như kết hợp Influencer Marketing và Social Commerce thì sẽ là một lợi thế lớn. Đây cũng chính là xu hướng được các nhãn hàng lựa chọn. Theo đó, các Influencer tham gia chiến dịch truyền thông sẽ đi kèm với việc đặt link giới thiệu sản phẩm. 


Dựa vào số lượng click mua hàng từ người dùng, Influencer sẽ được chia hoa hồng tương ứng. Đây chính là động lực để họ tạo nên nhiều content chất lượng hơn và giúp nhãn hàng tăng trưởng mạnh về mặt doanh số.


Từ bỏ Influencer Marketing sau những lần thất bại


Nếu kết quả từ chiến dịch Influencer Marketing trước không khả quan thì cũng không đồng nghĩa với việc điều đó sẽ lặp lại ở chiến dịch sau. Chúng ta cần đúc kết kinh nghiệm từ những gì đã làm, đặc biệt là lưu trữ, phân tích những chiến dịch cũ để có hướng đi mới.  


Các Influencer Platform trên thị trường đã sớm nắm bắt được điều này và tạo nên những ứng dụng mới để tối ưu hóa kết quả. Campaign Manager là một trong những ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Đơn vị 7SAT đã tích hợp các tính năng phân tích dữ liệu, cập nhật thông tin tức thời, phân tích hội thoại, đánh giá kết quả, lưu trữ dữ liệu chiến dịch… vào ứng dụng để quá trình thực hiện và đánh giá được diễn ra chuyên nghiệp, hiệu quả nhất.



Sự kết nối với hơn 16 nghìn Influencer, kinh nghiệm thực tế cùng sự hỗ trợ từ platform chính là thế mạnh để 7SAT mang đến những chiến dịch Influencer Marketing tối ưu nhất cho nhãn hàng.


Liên hệ 7SAT TẠI ĐÂY để được tư vấn chiến dịch Influencer Marketing ngay nhé!