Trò chơi giải đố phân loại nước [Water Sort Puzzle] đã được hơn 50 triệu lượt tải xuống trong Google Store sau gần 2 năm sau khi ra mắt. Sức nóng của trò chơi di động giải đố này trên khắp thế giới không phải ngẫu nhiên. Theo thống kê, doanh thu IAP (doanh thu mua hàng trong ứng dụng) của các trò chơi giải đố trên thị trường game di động chiếm 8% tổng doanh thu của thị trường game di động toàn cầu, và tiềm năng là rất lớn.

 

Các sản phẩm giải đố trên thị trường có rất nhiều cách chơi, ngoài hình thức kết hợp “hyper casual + puzzle” của [Water Sort Puzzle] thì đố vui kiến​​thức thường thức, giải câu đố và ghép hình cũng rất được người chơi yêu thích, đặc biệt doanh thu từ sản phẩm giải đố ô chữ và đố vui kiến ​​thức chiếm tỷ trọng khá cao.


Kể từ khi game giải đố phát triển, các phương pháp chơi khác nhau đã rất hoàn thiện, nếu không có quá nhiều đổi mới về chủ đề và nội dung thì cần phải tối ưu hơn trong việc chiếu quảng cáo.


Đề xuất tối ưu hóa các loại sản phẩm nổi bật

Trò chơi giải đố hyper casual: tận dụng "rối loạn ám ảnh cưỡng chế"

 

Theo dữ liệu của SocialPeta, [Water Sort - Color Puzzle Game] đã tích lũy được tổng cộng 9.434 nhóm quảng cáo đã loại bỏ trùng lặp trong hai năm qua và tổng số quảng cáo đã vượt quá 27.000 nhóm, điều này cho thấy việc sử dụng hiệu quả các quảng cáo chất lượng cao.

 

 


Quảng cáo của [Water Sort - Color Puzzle Game] không chỉ thể hiện cách chơi mà còn rất xuất sắc trong việc tận dụng tâm lý “bị cưỡng chế” của người chơi. Trong video hiển thị, sau khi phân loại các chất lỏng có màu sắc khác nhau nhiều lần còn sót lại một số phần chưa hoàn thành, lúc này hết video, người chơi sẽ cảm thấy “vẫn còn dang dở” và muốn thử lại; đồng thời bản thân gói cài đặt của game cũng chiếm dung lượng bộ nhớ nhỏ, cả hai điều trên cộng lại đã giúp tăng lượt tải xuống.


 


Trò chơi đố vui: sử dụng tương tác để chuyển đổi hành động

Do đặc thù của loại sản phẩm này, miễn là làm tốt trong vấn đề tương tác rất dễ khơi dậy mong muốn tải về của người dùng. Hãy lấy [Trivia Star: Trivia Games Quiz], trò chơi luôn được xếp hạng trong số năm trò chơi đố vui trên AppStore được tải xuống nhiều nhất tại Hoa Kỳ làm ví dụ, chính là dùng việc "chọc tức" người dùng để đạt được mục tiêu này.

 

 

Trong quảng cáo trên, lúc đầu "khiêu khích" người chơi bằng giọng điệu "coi thường người ta", đồng thời gửi tín hiệu "Bạn không biết nhiều bằng tôi" cho người chơi, khiến người chơi cảm thấy "không phục", rồi sau đó liên tiếp cố tình chọn nhầm. Khiến người chơi nảy sinh ra tâm lý "chẳng qua chỉ có thế, mình cũng có thể thử", thúc đẩy hành động tải xuống. Nhưng loại hình thức tương tác "khiêu khích" này phải cẩn thận để không đụng chạm đến những điều cấm kỵ trong văn hóa địa phương, và cần phải làm tốt việc bản địa hóa.

 

Nói chung, người chơi của trò chơi đố vui về cơ bản là khá lớn tuổi. Khi tạo quảng cáo liên quan, có thể xem xét các chủ đề mà người dùng ở độ tuổi này quen thảo luận trong cuộc sống hàng ngày của họ, chẳng hạn như phim truyền hình, người nổi tiếng, nấu ăn và giáo dục trẻ em, v.v…


Trò chơi đố chữ: quảng cáo cần sự khác biệt hơn

Các cách chơi của giải đố ô chữ rất quen thuộc, hầu hết trong số đó là các từ nhóm chữ cái được nối với nhau hoặc giới hạn. Sản phẩm đứng đầu thể loại game này thường được “đánh bóng rất công phu”, càng cần có sự khác biệt về quảng cáo. Lấy [Words With Friends 2 Word Game] làm ví dụ, trong số các quảng cáo được chiếu gần đây, quảng cáo kết hợp với GamePlay chế độ sáng tạo chiếm phần lớn. 

 

 

Tuy cũng là thể hiện lối chơi ghép chữ cái nhưng nó lại áp dụng hình thức máy gắp thú bông trong việc chọn từ, kết hợp với những thao tác “sai lầm” mà người bình thường không mắc phải, tận dụng tâm lý “háo thắng” của người chơi để dụ họ tải xuống. Có rất nhiều phiên bản tương tự với hình thức thể hiện này, chẳng hạn như: đố vui trong chương trình tạp kỹ, demo thú cưng dễ thương, trận chiến nhân vật, v.v. có thể xem thêm nhiều nội dung hơn trên SocialPeta.


Thể loại dùng trí tưởng tượng: sử dụng chỉ số để nâng cao cảm giác hài lòng của người chơi

Sản phẩm dùng trí tưởng tượng tương đối nổi bật trong thời gian gần đây. Bản thân trò chơi lẫn nội dung quảng cáo đều đã nỗ lực sáng tạo rất nhiều, vì loại sản phẩm này độ khó có thể khá cao nên cần tạo cho người chơi cảm giác thành tựu khi vượt qua cấp độ hơn. Lấy ví dụ về trò chơi dùng trí tưởng tượng phổ biến [Brain Out], yếu tố giá trị IQ được thêm vào các quảng cáo hot của trò chơi:

  

 

Khi người chơi giải quyết vấn đề từng bước, giá trị IQ tiếp tục tăng lên và "công nhận" "chỉ số IQ cao" của người chơi, điều này càng làm tăng cảm giác hài lòng của người chơi trong việc hoàn thành trò chơi.


Các hướng tối ưu hóa khác

Sự khác biệt về lối chơi cốt lõi

Lối chơi của các sản phẩm giải đố hiếm khi đột phá theo hướng chung, vì vậy nếu một sản phẩm có thể tạo ra sự khác biệt trong lối chơi cốt lõi sẽ dễ dàng thu hút người chơi. Ví dụ: [Pixel Art] so với các trò chơi tô màu khác, nó có nhiều chức năng hơn có thể chuyển ảnh người dùng chụp thành mô-đun tô màu và điều này cũng được nhấn mạnh trong quảng cáo được chiếu. Quảng cáo được chiếu sau đây của [Pixel Art] đã có lượt hiển thị đạt 124,9 triệu.

 

 

Nhấn mạnh sự phong phú của các cấp độ

Những người chơi game giải đố thường rất nghiện cảm giác sung sướng sau khi vượt cấp độ, nên nếu bản thân sự phong phú của sản phẩm được nhấn mạnh thì sẽ rất thu hút những người chơi này.


Nhìn chung, nếu các trò chơi giải đố muốn nhận được nhiều lượng truy cập, ngoài sự khác biệt trong lối chơi cốt lõi của chính sản phẩm, cũng nên tập trung vào việc làm nổi bật sự sáng tạo của quảng cáo. Tại thời điểm này, cần sử dụng một số công cụ thông minh phân tích quảng cáo chuyên nghiệp để hỗ trợ, chẳng hạn như SocialPeta được tác giả sử dụng trong bài viết này – để có thể hiểu rõ hơn về các nhà quảng cáo và dữ liệu quảng cáo trong ngành một cách hiệu quả và ngắn gọn hơn, đồng thời tối ưu hóa trên cơ sở này mới có thể tạo ra quảng cáo phù hợp nhất cho các sản phẩm của riêng bạn.


 Để biết thêm thông tin, bạn có thể truy cập link: www.socialpeta.com

* Nguồn: SocialPeta