Giới thiệu về báo cáo


Báo cáo “Xu hướng Digital Marketing tiên phong năm 2022 - Hé lộ chiến dịch Mega Sale & Tết” được phân tích dựa trên các khảo sát số liệu về thị trường, các ngành nghề, các chiến lược marketing hay quảng cáo, truyền thông nói chung trên các kênh digital. Báo cáo giúp CEO, CMO, Marketing Manager nắm bắt phương hướng về kênh digital và nội dụng hiệu quả thông qua phân tích những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng trong năm 2021.




Khái quát về bối cảnh tiêu dùng cuối năm 2021


1. Đại dịch COVID đã ảnh hưởng tới nền kinh tế và thu nhập của người dân


Số liệu khảo sát từ một nghiên cứu mang tên Tác động của COVID-19 đối với sức khoẻ kinh tế và chất lượng cuộc sống của người Việt Nam trong thời kỳ giãn cách cho thấy: 66,9% người được hỏi cho biết thu nhập hộ gia đình của họ giảm, chỉ một người trả lời rằng thu nhập gia đình họ tăng do ảnh hưởng của COVID-19. Trong số những người có thu nhập giảm, mức thay đổi dưới 20% chiếm tỷ trọng cao nhất (25,2%) và thấp nhất là 80-100% (6,2%). Hơn một nửa số người (52,5%) trả lời rằng COVID-19 không ảnh hưởng đến tình trạng nghề nghiệp của họ, trong khi 30,2% bị giảm giờ làm hoặc ca làm việc và 8,5% bị mất việc làm do đại dịch này.


2. Những thay đổi của người tiêu dùng sau “hậu đại dịch” lần thứ hai


Sự chuyển dịch hành vi


Người tiêu dùng có xu hướng dịch chuyển sang mua sắm và tiêu dùng online, kéo theo đó là sự gia tăng của thanh toán số. Đây là xu hướng tất yếu xuất hiện do những yêu cầu ngặt nghèo về giữ khoảng cách để đảm bảo sự an toàn khỏi dịch bệnh.


4 đặc điểm mới xuất hiện trong phác thảo hành vi người dùng:


  1. Họ ưu tiên các mặt hàng thiết yếu hơn.
  2. Giỏ hàng của họ giảm quy mô về số lượng hàng hoá ở mỗi lượt mua sắm. Mặt khác giá trị giỏ hàng (thành tiền) lại tăng cao đáng kể.
  3. Họ tìm kiếm sản phẩm mới trực tuyến và thực hiện mua trực tuyến nhiều hơn.
  4. Họ lựa chọn những đơn vị có thể đem lại trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt.





Sự chuyển dịch trong tâm lý



Lạc quan

  • Là một dân tộc kiên cường, trải qua nhiều biến cố lịch sử nên người Việt Nam có xu hướng kiên cường trước khó khăn. Với chỉ số lạc quan ở mức 7,2/10, người Việt được các quốc gia khác đánh giá là có tính thần khá tích cực.
  • Thận trọng
  • Do nhiều lo ngại về khả năng kiểm soát dịch bệnh, để tránh rủi ro về tài chính và sức khoẻ, người tiêu dùng có tâm lý rất cẩn thận, phòng bị. Họ thận trọng hơn trong việc chi tiêu và lựa chọn các mặt hàng có nhu cầu sử dụng.
  • Tìm kiếm
  • sự thấu cảm


  • Các tin tức về tình hình COVID-19 nóng trên địa phương, cộng hưởng với thực tế người tiêu dùng bị hạn chế di chuyển, phải cách li khiến họ có phần nhạy cảm hơn. Người tiêu dùng tìm kiếm sự thấu cảm nhiều hơn trong khoảng thời gian cuối năm – thời điểm được cho là nhộn nhịp này.





Sự thay đổi trong kế hoạch chi tiêu



Báo cáo Deloitte Khảo

sát người tiêu dùng Việt Nam 2021

cho biết người tiêu dùng đã có những thay đổi đáng kể trong kế hoạch chi tiêu của họ do ảnh hưởng của bối cảnh dịch bệnh tới tiêu dùng.


Nhóm chi tiêu tăng:

  • Nhóm thực phẩm & ngành hàng thiết yếu (lương thực, thức uống, đồ hộp, thực phẩm chế biến...)
  • Nhóm đồ uống không cồn
  • Công nghệ số (đặt đồ ăn, gọi xe, bán lẻ trực tuyến)


Nhóm chi tiêu giảm:

  • Các sản phẩm tiện ích
  • Đồ uống có cồn
  • Nhóm thuốc lá





Những cập nhật trong ngành nghề tiềm năng, xu hướng kênh và xu hướng nội dung



Các ngành hàng trong mùa lễ hội năm nay có triển vọng tốt: FMCG (nổi bật là thực phẩm và chăm sóc cá nhân), mỹ phẩm, đồ điện tử – gia dụng.


Người tiêu dùng đang đẩy mạnh các hoạt động của họ trên môi trường số. Thương hiệu cần gia tăng các hoạt động trên digital, tối ưu điểm chạm trên hành trình trải nghiệm digital của người dùng. Việc tối ưu này sẽ được thực hiện bằng các chiến lược bàn kỹ hơn trong phần 3.


Một lưu ý về yếu tố tâm lý cũng như hành vi của người tiêu dùng trong hậu dịch: họ thận trọng, tìm kiếm sự thấu cảm và niềm tin nhiều hơn. Trong vai trò nhãn hàng, để tái kết nối với người tiêu dùng thời điểm “hậu dịch”, nhãn hàng nên để ý sử dụng những chiến thuật, kênh và thông điệp tăng kết nối và xây dựng niềm tin với người tiêu dùng một cách bền vững. Các chiến thuật này có thể kể đến

Influencer Marketing, đồng sáng tạo nội dung, hoạt động cộng đồng trên social media, online event...



Người tiêu dùng đã và đang trải qua một năm đầy biến động. Bởi vậy, họ tìm kiếm những cách thức giúp giảm áp lực tới cuộc sống và môi trường.

Keyword về sức khoẻ, sống xanh và tiết kiệm dự đoán sẽ là xu hướng áp dụng hiệu quả trong năm nay.


Các xu hướng digital nổi bật nào đang thống trị và case study chi tiết


Báo cáo đưa ra xu hướng digital chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và được dự đoán vẫn sẽ là đòn bẩy cho hoạt động marketing của doanh nghiệp năm 2022. Với mỗi xu hướng, Novaon Communication đều đưa ra một case study chi tiết, cũng chính là thực tế mà chúng tôi đã từng triển khai.


Đọc tới cuối bài viết để thấy báo cáo cùng nội dung cụ thể này.


Hé lộ chiến dịch Mega Sale & Tết 2022


Chiến lược kích hoạt dịp mega sale

Có thể nói, việc gia nhập cuộc đua Mega Sale với chiến lược đúng đắn mang một ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp khi rất hữu ích trong việc tăng tình yêu và độ nhận diện thương hiệu. Mega Sale chính là dịp cho các nhãn hàng “tổng tiến công” các sàn thương mại điện tử và kênh Social Media, đặc biệt, đối với các ngành hàng điện tử, thiết bị di động & phụ kiện, thời trang, gia dụng, F&B thì đó còn là một cuộc tranh đua gay gắt.



Omni-channel: Kim chỉ nam cho chiến dịch Tết


Tết không chỉ là dịp mua sắm lớn nhất năm với luợng hàng hoá giao dịch và lưu thông khổng lồ, mà đó còn là hành trình “dài hơi” khi kéo dài 1-1,5 tháng cận Tết. Bài toán đặt ra cho thương hiệu không chỉ dừng lại ở việc cạnh tranh với hàng ngàn đối thủ khác tiếp cận và lôi kéo người tiêu dùng, mà còn là mang đến cho họ trải nghiệm mua sắm tiện lợi và dễ dàng nhất xuyên suốt hành trình “sắm Tết”. Omnichannel chính là giải pháp mang tính chiến lược giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán ấy với khả năng bao phủ tất cả các điểm chạm trên đa kênh.



Các thương hiệu lớn sẽ truyền thông dịp Tết như thế nào?


Các thương hiệu lớn sẽ ứng dụng xu hướng digital marketing thịnh hành nào để áp dụng cho dịp Tết 2022 đầy hứa hẹn này? Chi tiết có trong phần cuối của báo cáo.


Bạn có thể xem toàn bộ nội dung phía trên một cách chi tiết tại đây:


Tải báo cáo đầy đủ tại đây.


Tổng kết


Như vậy, Novaon đã đưa ra dự đoán một số xu hướng, hé lộ triển khai chiến dịch Tết & siêu mua sắm của nhãn hàng đầu năm 2022. Thông tin này giúp các nhãn hàng có cái nhìn tổng quan và “đi tắt đón đầu” những chiến lược cho kế hoạch năm mới.


Novaon Communication đã và đang là đơn vị tư vấn chiến lược Digital Marketing cho nhiều nhãn hàng lớn, hân hạnh đồng hành cùng doanh nghiệp trong mùa mua Tết & siêu mua sắm năm 2022 này.
Tìm hiểu thêm về Novaon Communication và giải pháp tại đây.