Đã bao lâu rồi bạn chưa cập nhật những xu hướng, kiến thức SEO mới cho bản thân? Nếu còn đang suy nghĩ, nhẩm tính lại thời gian thì chắc chắn bạn nên dành thời gian đọc bài viết này. Bởi trong bài viết này, Ori Agency sẽ tổng hợp 27 xu hướng SEO năm 2023 giúp nâng cao thứ hạng nội dung cho website của bạn.


Xem lại phần 1 của bài viết tại đây.


15. Tự động hóa SEO


Có 2 thách thức cho các doanh nghiệp vào năm 2023, đó là: nhanh chóng cập nhật thuật toán của Google và suy thoái kinh tế. 


Các chiến lược tăng trưởng SEO bền vững cho phép doanh nghiệp bạn đáp ứng những thay đổi khó khăn. Bên cạnh đó, bạn cần dành ít tài nguyên, thời gian cho các quy trình thủ công và tự động hóa SEO sẽ là chìa khóa trong năm nay. Hãy đầu tư vào tự động hóa để tăng tốc các nhiệm vụ SEO và dành thời gian để đưa ra các quyết định chiến lược vượt qua những thời điểm khó khăn.


Bạn có thể sử dụng các công cụ tự động hóa như SEMRush để theo dõi và cải thiện thứ hạng SERP, phân tích đối thủ cạnh tranh, xác định các cơ hội liên kết nội bộ và theo dõi các phương tiện truyền thông xã hội. Ngoài ra, các công nghệ dựa trên AI có thể giúp hỗ trợ, tăng hiệu quả các chiến lược SEO bằng cách đề xuất các từ khóa, ý tưởng nội dung và liên kết ngược có liên quan. 


16. Local SEO


Local SEO cũng là một chiến lược giúp bạn tăng cường khả năng hiển thị thương hiệu trong kết quả tìm kiếm của Google năm 2023. Cụ thể, Local SEO là quá trình tối ưu hóa website để nó xuất hiện ở những vị trí đầu tiên của trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing và Yahoo cho các truy vấn có liên quan đến khu vực / thành phố / quốc gia mà doanh nghiệp bạn đang hoạt động. Qua đó, bạn sẽ thu hút lưu lượng truy cập trang web có liên quan và tạo ra các khách hàng tiềm năng.


Để tiến hành chiến lược Local SEO hiệu quả, đầu tiên, bạn cần tiến hành kiểm toán SEO địa phương (Local SEO audit). Sau đó, bạn cần tối ưu hóa trang web cho các từ khóa địa phương, từ khóa dài cũng như cập nhật Google My Business, thêm ảnh và tạo nội dung tập trung vào các chủ đề liên quan đến nhu cầu cụ thể của thành phố hoặc khu vực.


Lưu ý rằng những đánh giá trực tuyến cũng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm tự nhiên. Bởi theo Review Trackers, 63,6% khách hàng nói rằng họ có xu hướng kiểm tra, xem xét các đánh giá trên Google trước khi họ đến một địa điểm nào đó. Do đó, hãy khuyến khích khách hàng để lại đánh giá trên trang web của bạn hoặc Google My Business. 


Và cuối cùng đừng quên tối ưu chúng trên các thiết bị di động. Bởi cũng theo Review Trackers, 57% truy vấn tìm kiếm địa phương thực hiện trên các thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng). 


17. Cập nhật lịch sử xuất bản bài viết


Cập nhật nội dung trên website của bạn là điều cần thiết cho chiến lược SEO vào năm 2023. Nội dung cũ có thể giúp tăng cường SEO cho trang web của bạn và đảm bảo nó vẫn phù hợp, được tối ưu hóa từ khóa và cập nhật các xu hướng mới nhất trong ngành của bạn. 


Để làm điều này, hãy bắt đầu bằng cách tiến hành báo cáo xếp hạng từ khóa và đảm bảo các từ khóa mục tiêu mà bạn nhắm tới được thể hiện tốt trong nội dung website và metadata chẳng hạn như thẻ tiêu đề, mô tả meta và thẻ alt hình ảnh và video). 


Ngoài ra, việc không cập nhật nội dung cũ cũng giống như bạn trồng cây mà quên không tưới nước. Thử tưởng tượng rằng bạn đang tìm kiếm các mẹo chạy quảng hiệu quả cho năm 2023 và rồi cuối cùng bạn đã tìm được một bài viết rất hay. Tuy nhiên, bạn phát hiện ra rằng bài viết đã được xuất bản từ năm 2010. Chắc chắn lúc đó bạn sẽ hoài nghi về mức độ hiệu quả của chúng, thậm chí có thể bạn sẽ thoát khỏi trang đó ngay lập tức. 


Như vậy rõ ràng, việc không cập nhật lịch sử bài viết có thể khiến doanh nghiệp bạn bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Do đó, hãy thường xuyên cập nhật, tối ưu hóa lịch sử xuất bản bài viết hoặc làm mới các nội dung bằng cách xóa hoặc hợp nhất nội dung cũ hay nội dung kém hiệu quả. 


Để bắt đầu thực hiện, bạn có thể tiến hành kiểm tra nội dung để xác định đâu là các bài đăng cũ cần “tân trang”. Tập trung vào các bài viết có lưu lượng truy cập giảm, tỷ lệ thoát cao hoặc những bài viết cần thông tin chi tiết mới. Phân tích nội dung dựa trên nội dung hữu ích của Google và xem liệu bạn có thể thêm bất kỳ điều gì để hoàn thiện nội dung đó hay không. 


Có 4 yếu tố bạn cần quan tâm tập trung:

- Số liệu thống kê: Hãy thêm các số liệu thống kê có liên quan mới nhất để làm cho nội dung của bạn đáng tin cậy hơn.

- Liên kết: Hãy xóa các liên kết bị hỏng và xác định các liên kết bên trong và bên ngoài mà bạn có thể sử dụng để tăng thêm giá trị. 

- Hình ảnh: Thay thế hình ảnh hoặc đồ họa lỗi thời bằng những hình ảnh hoặc đồ họa mới phù hợp với xu hướng thiết kế hiện tại. 

- Từ khóa: Tìm kiếm các từ khóa có mục đích cao còn thiếu và sử dụng chúng một cách tự nhiên trong nội dung của bạn. 


18. Search Intent


Search Intent hay Ý định tìm kiếm là ý định, mục đích, câu hỏi tìm kiếm của người dùng trên các SERPs như Google. Mỗi người dùng đều có những mục đích riêng khi sử dụng các công cụ tìm kiếm. Và nếu trang web của bạn đáp ứng, giải quyết mục đích tìm kiếm của người dùng, nó sẽ được thăng hạng.


Vì vậy hãy luôn nhớ rằng, nội dung tốt nhất không phải là nội dung được tạo cho các trình thu thập thông tin của các công cụ tìm kiếm/bot. Thay vào đó, nội dung tốt là nội dung được tạo ra để trả lời các câu hỏi của khán giả/khách hàng. 


Search Intent được chia thành 4 loại, đó là:

- Navigational (Điều hướng): là khi người dùng đang tìm kiếm một trang web cụ thể. Ví dụ là khi họ gõ "Ori Marketing Agency" vào công cụ tìm kiếm. 

- Informational (Thông tin): là khi người dùng đang tìm kiếm thêm thông tin về một chủ đề. Chẳng hạn như khi họ nhập "Ori Agency cung cấp dịch vụ gì". 

- Transactional (Giao dịch): là khi người dùng sẵn sàng mua thứ gì đó hoặc thực hiện một hành động. Chẳng hạn như khi họ nhập "tư vấn dịch vụ SEO tại Ori".

- Commercial (Thương mại): là khi người dùng so sánh các sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi mua hàng. Chẳng hạn như khi họ nhập "Dịch vụ chạy Ads dưới 5 triệu".


Hãy tập trung vào nội dung phù hợp với truy vấn và mong đợi của người dùng thay vì chỉ tối ưu hóa nội dung của bạn bằng các từ khóa phù hợp.


19. Liên kết xây dựng (Link Building)


Link building hay liên kết xây dựng là quá trình xây dựng và các siêu liên kết một chiều (backlink) đến website của bạn. Mục tiêu cải thiện khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm. 


Bản cập nhật Google Tìm kiếm về đường liên kết rác vào tháng 12/2022 của Google thống báo phát hiện các liên kết spam và xử phạt các trang web có hồ sơ liên kết không tự nhiên. 


Điều này có ý nghĩa gì đối với SEO? 


Như đã đề cập phía trên Link Building có thể là một cách tuyệt vời để cải thiện khả năng hiển thị tìm kiếm tự nhiên. Tuy nhiên với yêu cầu kiểm duyệt ngày càng gay gắt của Google thì việc tập trung vào chất lượng thay vì số lượng bài viết là điều cần thiết. Bởi khi Google nhạy bén hơn trong việc phát hiện các liên kết “thao túng” bằng AI, các liên kết sẽ trở nên kém hiệu quả. 


Do đó, lời khuyên cho bạn là hãy tập trung vào SEO mũ trắng (white-hat), chiến thuật xây dựng liên kết (link-building tactics) và tránh các giải pháp khắc phục nhanh. Hãy tìm kiếm liên kết bằng cách phản hồi các phương tiện truyền thông và định vị mình là một chuyên gia trong ngành.


20. Tiếp cận ngược (Reverse Outreach)


Reverse Outreach hay Tiếp cận ngược là một kỹ thuật tiếp thị nội dung được phát minh bởi Brian Dean tại Backlinko - người đã xây dựng 5.660 liên kết ngược trong 30 ngày. Kỹ thuật này liên quan đến việc tạo ra nội dung nổi bật được thiết kế để liên kết hoặc chia sẻ. 


Để áp dụng kỹ thuật này, bạn hãy suy nghĩ về thiết kế nội dung theo kiểu danh sách các số liệu thống kê, nghiên cứu, đồ họa thông tin sáng tạo và hướng dẫn hữu ích.


Điều quan trọng là tìm một "từ khóa báo chí" (“journalistic keyword”) mà các website/blog khác sử dụng để đưa tin về những nội dung tương tự như của bạn. Sau đó, hãy tạo một câu chuyện xung quanh từ khóa đó bằng cách thu thập dữ liệu, tối ưu hóa và xuất bản nó. Khi bạn xuất bản nội dung, hiệu ứng domino sẽ bắt đầu. Các trang web có thẩm quyền cao sẽ liên kết trở lại website của bạn. Qua đó, bạn có thể nâng cao thẩm quyền tên miền và tăng lưu lượng truy cập tự nhiên. 


21. SEO sản phẩm


Theo thống kế của Insider Intelligence, hiện có khoảng 61% người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm sản phẩm của họ trên Amazon. Google cũng biết rằng họ cạnh tranh khốc liệt với Amazon trong lĩnh vực thương mại điện tử và “ông lớn công nghệ” cũng đang thực hiện các biện pháp để không thua cuộc trong “trận chiến” trên. 


Cụ thể, năm 2022, Google đã thực hiện một số thay đổi đối với kết quả tìm kiếm sản phẩm, bao gồm cả việc thêm các ưu điểm và nhược điểm vào các đánh giá sản phẩm. 


Hãy thêm dữ liệu có cấu trúc (Structured data) vào các trang sản phẩm để giúp Google Images và Lens phát hiện, hiển thị thông tin sản phẩm của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần thêm các thông tin khác, chẳng hạn như FAQs (Câu hỏi thường gặp) và drop-down menus (menu thả xuống) để giúp cho trang sản phẩm trở nên phong phú hơn. 


Ngoài ra, thay vì chỉ tối ưu hóa cho SEO, hãy cố gắng bổ sung những thông tin hữu ích khác giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Ví dụ như thông số kỹ thuật của sản phẩm, hình ảnh chất lượng cao hay mô hình 3D,... để giúp khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định mua sắm. Cuối cùng là tập trung vào đánh giá của khách hàng.


22. Zero Volume Keywords


Các từ khóa không có lượng tìm kiếm hay Zero Volume Keywords (ZSV) là các truy vấn tìm kiếm đuôi dài cụ thể mà hầu như không có ai tìm kiếm hoặc các công cụ tìm kiếm không nhận ra. 


Nhưng vì những từ khóa này có mức độ tập trung cao nên chúng có thể giúp bạn thu hút nhiều khách hàng tiềm năng (qualified leads) và đạt được tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, đặc biệt là ở giai đoạn cuối kênh (BoFU). 


Các công cụ từ khóa như Surfer và Ahrefs có thể không hiển thị chính xác lại từ khóa này. Dưới đây, Ori xin chỉ cho bạn một số cách kiểm tra để xác định liệu một ZSV có thể tạo lưu lượng truy cập hay không: 

- Hoạt động diễn đàn: Việc tìm kiếm từ khóa ZSV có tạo ra hoạt động cho diễn đàn hoặc kích lệ UGC hay không? Các kết quả có liên quan không? Nếu có, thì tức là mọi người đang quan tâm

- Chế độ ẩn danh: Hãy gõ từ khóa trên Google ở chế độ ẩn danh. Nếu Google tự động đề xuất các cụm từ còn lại thì tức là mọi người cũng đã tìm kiếm điều này. 

- Các tìm kiếm liên quan: Nếu Google hiển thị các tìm kiếm liên quan trên trang kết quả thì chủ đề của bạn tạo ra đủ sự quan tâm để Google thu hút các truy vấn liên quan. 


23. SEO hình ảnh


SEO hình ảnh luôn là một phần quan trọng trong chiến lược SEO. 


Liệu rằng bạn có tin tưởng một blog dạy nấu ăn mà tất cả các hình ảnh minh họa đều mờ hay vỡ nét hay không? Hoặc bạn có đủ tự tin khi đặt phòng khách sạn mà không có hình ảnh mô tả về nội thất, tiện ích của nó hay không? 


Ori tin chắc rằng câu trả lời có lẽ là không. 


Theo thống kế của First Site Guide, hình ảnh chiếm 62,6% tổng số lượt tìm kiếm trên Google. Và Google cũng hiểu tầm quan trọng của các kết quả có hình ảnh trực quan đối với trải nghiệm của người dùng. Vì vậy, các kết quả tìm kiếm hiện nay đã xuất hiện băng chuyền hình ảnh (image carousels) và ưu tiên hiển thị các kết quả có hình ảnh trực quan. 


Ví dụ, nếu thực hiện một tìm kiếm đơn giản về Bali trên Google, bạn sẽ thu được hình ảnh về bản đồ, các địa điểm nổi bật để tham quan cũng như hình ảnh về khách sạn gần đó.


Chính vì vậy, hãy đảm bảo hình ảnh của bạn thân thiện với SEO. Dưới đây là 6 mẹo để bạn đạt được mục tiêu này:

- Đặt cho mỗi hình ảnh một tên tệp mô tả. 

- Nén kích thước tệp để cải thiện thời gian tải. 

- Thêm văn bản thay thế và mô tả. 

- Sử dụng chú thích và tiêu đề ngoài văn bản thay thế. 

- Tạo sơ đồ trang web hình ảnh để giúp Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục hình ảnh. 

- Thêm các từ khóa có liên quan về mặt ngữ nghĩa (semantic keywords) để giúp Google hiểu ngữ cảnh của chúng.


24. Nội dung tương tác (Interactive Content)


Sẽ chẳng có ai đủ kiên nhẫn để ở lại một website nhàm chán, đơn điệu, với vô số văn bản dày đặc chữ, ngay cả khi nội dung của website đó hữu ích. 


Đó là lý do tại sao nội dung tương tác rất quan trọng. Hiểu một cách đơn giản, nội dung tương tác thu hút người dùng và khuyến khích họ tương tác với nó. Nội dung tương tác giúp nâng cấp một trang tĩnh (static page) để thu hút thêm sự tham gia, thời gian người dùng ở lại website cũng như gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. 


Theo Mediafly, 88% các nhà tiếp thị đồng ý rằng Interactive Content giúp các thương hiệu trở nên khác biệt. Bạn hoàn toàn có thể triển khai chiến lược này một cách dễ dàng. Chẳng hạn như tạo những nội dung như câu đố, cuộc thăm dò ý kiến, trò chơi, khảo sát hoặc các trải nghiệm thực tế ảo,...


25. Nội dung được xây dựng hướng đến con người, không phải cho Bot


Như đã đề cập ở trên nội dung tốt là nội dung tốt phải đáp ứng mục đích tìm kiếm từ khóa và đưa ra câu trả lời thấu đáo cho các truy vấn của người dùng. Và Google ưu tiên những nội dung được nghiên cứu kỹ lưỡng, dễ hiểu từ những tác giả có chuyên môn, thẩm quyền cao trong lĩnh vực của họ. 


Nội dung sản xuất hướng đến các mục đích, nhu cầu tìm kiếm của con người chắc chắn sẽ giúp ích cho chiến lược SEO, cụ thể: 

- Tăng cường tương tác - nội dung hướng đến con người có nhiều khả năng hấp dẫn và nhiều thông tin hơn, dẫn đến tăng thời gian trên trang web, giảm tỷ lệ thoát và tăng lượt chia sẻ cũng như liên kết ngược. Tất cả những yếu tố này có thể giúp cải thiện thứ hạng công cụ tìm kiếm của bạn. 

- Cải thiện trải nghiệm người dùng - bằng cách tạo nội dung dễ đọc, điều hướng và dễ hiểu, bạn có thể cải thiện trải nghiệm người dùng tổng thể trên trang web của mình. 

- Tăng mức độ liên quan - bạn sẽ tăng cơ hội rằng trang web của mình sẽ được coi là cơ quan có thẩm quyền về một chủ đề nhất định. Trong khi đó, bản cập nhật không ưu tiên nội dung được thiết kế để thao túng xếp hạng của công cụ tìm kiếm, chứa đầy Nhồi nhét từ khóa Đạo văn Không liên quan


26. Nghiên cứu từ khóa & sử dụng từ khóa dài


Nghiên cứu từ khóa luôn luôn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong SEO. Đây cũng là một hoạt động vô cùng quen thuộc với các SEOer, vì vậy Ori chỉ có một số lời khuyên căn bản cho hoạt động này như sau:

- Hãy xác định những gì khách hàng tiềm năng của mình đang tìm kiếm và sau đó tạo các chủ đề xung quanh nó. 

- Xem xét một số kết hợp từ khóa để hiểu và xác định chủ đề nào sẽ được đề cập trong chủ đề chính của bạn. 

- Sử dụng các từ khóa có liên quan trong văn bản sẽ giúp các bot của công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung của bạn. 


Nghiên cứu từ khóa và sử dụng từ khóa cho bài viết giúp cải thiện thứ hạng và tăng khả năng hiển thị cho website của bạn. Ngoài ra, đừng quên tránh các chiến thuật mũ đen (black hat) như nhồi nhét từ khóa. Nó sẽ gây hại cho SEO của bạn, làm cho nội dung của bạn khó đọc hơn và bị Google loại bỏ. Điều quan trọng nhất là giữ cho nội dung của bạn diễn đạt một cách tự nhiên nhất.


27. Thiết kế trang review sản phẩm đáng tin cậy


Như đã đề cập ở trên, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tìm kiếm, tham khảo review, đánh giá thực tế trên các công cụ tìm kiếm trước khi quyết định mua hay sử dụng một sản phẩm/dịch vụ.


Không chỉ vậy, Google gần đây cũng thông báo một bản cập nhật thuật toán mới. Bản cập nhật đánh giá sản phẩm (The Product Review Update) nhằm mục đích nâng cấp các trang đánh giá sản phẩm chia sẻ các thông tin chi tiết về thông số kỹ thuật của sản phẩm/dịch vụ.


Nhưng chính xác thì bản cập nhật này có ý nghĩa gì đối với bạn? 


Nếu với tư cách là người tiêu dùng, bạn sẽ tìm thấy các nội dung review được viết bởi những khách hàng đã thực sự sử dụng, kiểm tra sản phẩm mà họ đang đánh giá. Còn nếu là chủ sở hữu trang web thì các trang đánh giá sản phẩm của bạn cần đầu tư, phải nâng để cung cấp các thông tin hữu ích và trải nghiệm tốt nhất nếu muốn hiển thị trong kết quả tìm kiếm.


Ori Agency hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình cũng như xu hướng SEO năm 2023. Qua đó, bạn sẽ có những điều chỉnh chiến lược SEO cho phù hợp với bối cảnh thực tế để đạt được hiệu quả cao nhất.


Nguồn: Ori Marketing Agency