Một lời chào, lời mở đầu ấn tượng trên LinkedIn Summary có thể giúp ứng viên dễ dàng “lọt vào mắt xanh” của nhà tuyển dụng giữa 930 triệu người dùng nền tảng này. Vậy làm cách nào để hồ sơ ứng tuyển online của ứng viên trở nên ấn tượng với nhà tuyển dụng? Cùng tham khảo vài cách được chuyên gia gợi ý thông qua bài viết này! 


LinkedIn Summary (tạm dịch: Bản giới thiệu tóm tắt) là điểm chạm đầu tiên giữa nhà tuyển dụng và người ứng tuyển. Chính vì vậy, khi sử dụng LinkedIn để tìm kiếm việc làm, ứng viên cần chinh phục nhà tuyển dụng “ngay từ cái nhìn đầu tiên” qua dòng Summary. 


Nhà tuyển dụng có thể nhận biết khả năng, bằng cấp, trình độ học vấn,... của ứng viên thông qua LinkedIn Summary


Vì sao ứng viên cần chuẩn bị LinkedIn Summary thật “chỉn chu”? 


“Lời chào cao hơn mâm cỗ” - việc giới thiệu bản thân thông qua LinkedIn Summary chỉn chu cũng là một cách để ứng viên thể hiện sự tôn trọng, mong muốn được mở rộng cơ hội việc làm với các doanh nghiệp. Những lý do vì sao ứng viên nên đầu tư thời gian hoàn thiện LinkedIn Summary của mình: 


  1. Giới thiệu bản thân “online”: Cho dù ứng viên là một người giàu kinh nghiệm hay chỉ là một newbie thì ứng viên nên giới thiệu khái quát về ứng mình với nhà tuyển dụng. Summary sẽ giúp ứng viên tạo ấn tượng đầu tiên bằng cách nhấn mạnh thành tích và chuyên môn của họ một cách ngắn gọn. 
  2. Thể hiện cá tính: Thông qua ngữ điệu và cách viết trên Summary, nhà tuyển dụng có thể đánh giá phần nào về tính cách, sự tinh tế, chuyên nghiệp,... của ứng viên. Từ đó, Summary giúp nhà tuyển dụng xem xét ứng viên này có phù hợp với văn hóa công ty và tệp khách hàng doanh nghiệp đang hướng đến hay không. 
  3. Xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm trên LinkedIn: Nếu Summary của người dùng có sử dụng nhiều từ khóa mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm như nội dung, quản lý, phân tích,... thuật toán của nền tảng sẽ đưa hồ sơ của ứng viên đến gần hơn với các nhà tuyển dụng. 



Bí quyết để bio LinkedIn “lọt vào mắt xanh” nhà tuyển dụng


1. Lập dàn ý trước khi viết 


Giới hạn trên Summary chỉ có 2000 từ. Vì vậy, để phần tóm tắt về bản thân vừa ngắn gọn, đủ ý mà vẫn thu hút được nhà tuyển dụng, ứng viên cần lập dàn ý sơ lược và tránh viết lan man. Dưới đây là một điều mà người dùng LinkedIn có thể tham khảo để Summary trở nên hấp dẫn: 


  • Câu hook: Hook có nghĩa là “móc câu”. Tuy nhiên, câu hook còn có nghĩa là một câu khái quát nhưng đủ sức hấp dẫn để thu hút khán giả, đối tượng mà người viết muốn hướng đến. Khi áp dụng câu hook vào Summary, ứng viên cần phải đặt câu này ở 3 dòng đầu tiên hiển thị trên hồ sơ. Điều này khiến nhà tuyển dụng phải click tiếp vào dòng “Xem thêm”.
  • Nhiệm vụ: Cho nhà tuyển dụng biết được rằng vị trí làm việc và nhiệm vụ mà ứng viên có thể đảm nhiệm được là gì. 
  • Chuyên môn và kỹ năng: Ứng viên hãy thể hiện mình có thể đóng góp những gì cho doanh nghiệp nếu chọn hồ sơ của mình. 
  • Thành tích: Tiếp theo, ứng viên cần liệt kê trong Summary những chuyên môn, kỹ năng đó, thành tích mà ứng viên đã đạt được 
  • Call To Action (CTA): Đặc biệt, kết thúc phần Summary, ứng viên cần cung cấp thông tin của ứng viên để trong trường hợp nhà tuyển dụng muốn liên (như Email, số điện thoại,...)  


2. Thu hút người đọc bằng phần mở đầu ấn tượng 


Nếu 3 câu đầu trong phần Summary khiến nhà tuyển dụng tò mò để ấn vào mục “xem thêm”, cơ hội tìm được việc làm của ứng viên cũng sẽ tăng cao. Vì thế, ứng viên có thể sử dụng mở bài mở, tạo một câu chuyện thú vị khơi gợi sự tò mò của nhà tuyển dụng. 


Đoạn bio gây ấn tượng của bà Karren Abbate - Giám đốc Sáng tạo tại agency Wunderman Thompson: “Tôi thích bán hàng. Tôi ghét ‘bán’ bản thân mình. Chính vì thế đây là 6 điều về tôi và công việc của tôi…” 


3. Cung cấp lý do bản thân muốn làm công việc này


Ngoài trả lời cho câu hỏi về nhân khẩu học, ứng viên có thể trình bày, miêu tả điều gì đã thu hút ứng viên đến với ngành nghề này hay cơ duyên, bối cảnh nào đã mang ứng viên đến với nghề nghiệp đó. Khi sử dụng lối tự sự này, ứng viên có thể khơi gợi nhiều cảm xúc đối với nhà tuyển dụng như sự đồng cảm, gợi nhắc,...  


4. “Tán gẫu” chuyên môn với nhà tuyển dụng 


Những con số thể hiện năm kinh nghiệm, thành tích mà ứng viên đã đạt được sẽ giúp hồ sơ trở nên uy tín và giá trị hơn. Ứng viên có thể liệt kê số năm mình đã làm việc trong lĩnh vực chuyên môn, ví dụ như: “Tôi có 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO”. Các con số chính là một trong những thông tin thuyết phục hiệu quả với các nhà tuyển dụng. 


Tạm dịch: “Tôi đã có hơn 27 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, chiến lược và tư vấn. Tôi cũng đã từng làm việc với các khách hàng như Microsoft, Sony, Nike, và Starbucks” 


5. Điểm mạnh của ứng viên trong lĩnh vực đó


Sau khi nêu bật chuyên môn, ứng viên hãy tập trung vào điểm mạnh của mình trong công việc. Đơn cử như nếu là một Designer, ứng viên thông thạo Photoshop hay Illustrator hơn. Còn nếu vừa tốt nghiệp Đại học, thì chuyên ngành đã theo học là gì,... 

Việc giới thiệu điểm mạnh giúp ứng viên và doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian trong quá trình tìm kiếm nhân sự phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. 


Là một Giám đốc Sản phẩm, người dùng này liệt kê những khả năng mà người dùng này có thể thực hiện: “Quản lý sản phẩm, UX design, phân tích sản phẩm, phát triển nhóm làm việc,...” 


6. Chứng minh kiến ​​thức chuyên môn 


Tiếp đó, ứng viên có thể cung cấp thông tin về những hoạt động, danh sách, thành tích mà mình đã đạt được trong quá trình làm việc. Điều này sẽ giúp Summary của ứng viên trở nên “uy tín” hơn trong mắt nhà tuyển dụng. 


7. Nêu bật đam mê nghề nghiệp


Ngoài kỹ năng và chuyên môn, việc thể hiện sự quyết tâm với công việc cũng là một trong những cách để ứng viên thuyết phục nhà tuyển dụng. Thực chất, một vài doanh nghiệp không chỉ tìm kiếm những người có kinh nghiệm dày dặn mà họ còn tìm kiếm những người có đủ tinh thần, ý chí quyết tâm theo đuổi công việc. Thể hiện niềm đam mê có thể giúp ứng viên nhận được cơ hội nghề nghiệp thích hợp. 

Đơn cử như người dùng Desiree Thompson nhận định đam mê của cô ấy không chỉ dừng lại ở việc giao tiếp với Hiring Manager mà cô còn muốn dạy họ làm cách nào để giao tiếp một cách hiệu quả: “Với vai trò là một nhà tuyển dụng, nhiệm vụ của tôi chính là giúp họ hiểu được tầm quan trọng của bản thân họ và khả năng giao tiếp ảnh hưởng như thế nào đến với nhà quản trị nhân sự…” 



8. Call To Action 


Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy để lại thông tin liên lạc của bản thân ở phần bio. Điều này phần nào giúp ứng viên thể hiện sự chuẩn bị chu đáo cũng như tinh thần sẵn sàng để làm việc bất cứ lúc nào. 


9. Sử dụng từ khoá SEO 


Từ khóa SEO có thể làm cho hồ sơ của ứng viên tiệm cận với các nhà tuyển dụng cũng như gia tăng khả năng hiển thị kết quả tìm kiếm. LinkedIn giống như một đại dương sâu thẳm, các từ khóa SEO sẽ đóng vai trò như những chiếc áo phao giúp ứng viên “nổi” lên trong mắt nhà tuyển dụng. Trong phần LinkedIn Summary, ứng viên tích cực sử dụng các từ khóa SEO thông qua việc giới thiệu bản thân, chuyên môn, điểm mạnh, thành tích,... sẽ giúp hồ sơ của ứng viên được cải thiện thứ hạng trong kết quả tìm kiếm. 


Ngoài ra, việc sử dụng từ khóa SEO sẽ đảm bảo hồ sơ được hiển thị đúng với đối tượng mà ứng viên hướng đến. Các từ khoá SEO ứng viên có thể sử dụng như: từ khóa dành riêng cho ngành, công việc, từ khóa liên quan đến kỹ năng, chuyên môn, từ khoá hướng đến hành động (ví dụ như: tăng doanh thu, sự hài lòng với khách hàng được cải thiện),... 



10. Sử dụng ngôi thứ nhất


Hãy xem LinkedIn Summary chính là phần tự sự hoặc nhật ký của ứng viên. Việc sử dụng ngôi thứ nhất để trong phần này sẽ làm những trải nghiệm của ứng viên trở nên chân thật hơn. Ngôi thứ nhất giúp Summary trở nên gần gũi, tự nhiên, dễ hiểu hơn. 


11. Thẳng thắn nêu ra mong đợi


Trong phần Summary, ứng viên có thể nêu những mong muốn và kỳ vọng của ứng viên sau khi được tuyển dụng. Điều này giúp nhà tuyển dụng chắt lọc được những ai phù hợp và không phù hợp với môi trường của công ty/doanh nghiệp. Ngoài ra, việc đề cập những mong đợi đó còn giúp ứng viên nhanh chóng tìm được một công việc lý tưởng và tránh mất thời gian của ứng viên - nhà tuyển dụng. 


Tú Như