Ngành du lịch và lữ hành đang chứng kiến sự phục hồi nhanh chóng kể từ sau đại dịch. Dữ liệu từ YouGov Profiles cho thấy niềm đam mê với các chuyến đi của người Việt đã tăng mạnh, từ vị trí thứ sáu trong năm 2023 (31%) lên vị trí thứ tư trong năm 2024 (33.4%). Sự gia tăng này cho thấy một xu hướng tăng trưởng đầy hứa hẹn về nhu cầu, cũng như mở ra nhiều cơ hội cho các công ty kinh doanh lữ hành và các thương hiệu làm trong ngành du lịch.


Decision Lab, đối tác độc quyền của YouGov tại Việt Nam, đã công bố Bảng xếp hạng Du lịch năm 2024. Bảng xếp hạng dựa trên chỉ số Cân nhắc (Consideration score) của YouGov BrandIndex, đánh giá khả năng một thương hiệu sẽ được người tiêu dùng lựa chọn vào lần tiếp theo khi có nhu cầu du lịch và giải trí. Bảng xếp hạng chỉ ra những thương hiệu có điểm Cân nhắc trung bình cao nhất, từ ngày 22 tháng 5 năm 2023 đến ngày 21 tháng 5 năm 2024, so với từ ngày 22 tháng 5 năm 2022 đến ngày 21 tháng 5 năm 2023. 


Tải xuống Bảng xếp hạng đầy đủ tại trang web của Decision Lab.


Điểm số cân nhắc của Vietnam Airlines tiếp tục vượt xa đối thủ


Bảng xếp hạng Du lịch năm 2024 của Decision Lab cho thấy các hãng hàng không, nền tảng trực tuyến và công ty lữ hành đang dẫn đầu ngành du lịch.  Vietnam Airlines (47.8) giữ vững vị thế đầu Bảng là thương hiệu được cân nhắc nhiều nhất, vượt trội hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó, Vietjet Air (24.1) đã tăng một bậc để chiếm vị trí thứ hai, và Traveloka (20.0), một nền tảng du lịch trực tuyến, cũng tăng một bậc để đứng thứ ba.


Một sự thay đổi đáng chú ý trong top 10 là sự giảm hạng của Bamboo Airways (19.8). Hãng hàng không này đã giảm hai bậc so với giai đoạn trước, hiện đứng ở vị trí thứ tư trong Bảng xếp hạng tổng thể. Sự sụt giảm này có thể bắt nguồn từ những khó khăn tài chính và nỗ lực tái cơ cấu mà Bamboo Airways đang trải qua từ giai đoạn cuối 2023 và đầu 2024.


Ứng dụng siêu thương mại điện tử, Shopee (Travel) (7.0), đã tăng hai bậc so với vị trí trước đó và lọt vào top 10 thương hiệu du lịch được cân nhắc nhiều nhất năm nay. Thành tựu này là kết quả của sự hiện diện mạnh mẽ của Shopee (Travel) và quyết tâm mở rộng nền tảng thương mại điện tử của thương hiệu. Ngoài ra, sự xuất hiện của Shopee (Travel)MoMo (Travel) (8.0) trong Bảng xếp hạng này cũng cho thấy sự phát triển nhanh chóng của các siêu ứng dụng tại thị trường Việt Nam. Đồng thời minh chứng cho sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng Việt, với xu hướng chuyển dịch sang sử dụng các siêu ứng dụng để đặt vé máy bay, vé tàu và các sản phẩm du lịch khác.


Ông Thue Quist Thomasen, CEO của Decision Lab, nhận xét về Bảng xếp hạng:


“Bức tranh du lịch và lữ hành của Việt Nam đang tràn ngập cơ hội tăng trưởng trong năm 2024. Mặc dù có một số thay đổi về điểm số, nhưng các công ty hàng đầu vẫn giữ vững vị trí. Một tín hiệu đáng chú ý trong Bảng xếp hạng là sự gia tăng về mức độ phổ biến và ảnh hưởng của các siêu ứng dụng trên thị trường du lịch Việt Nam. Khi các nền tảng này tiếp tục mở rộng các dịch vụ và cung cấp trải nghiệm tiện lợi, tích hợp, họ đang ở vị thế thuận lợi để chiếm lĩnh thị phần ngày càng tăng trong lĩnh vực đặt dịch vụ du lịch trực tuyến.”


Top 5 thương hiệu tăng trưởng tốt nhất: Agoda dẫn đầu nhưng giữ nguyên vị trí ở Bảng xếp hạng tổng thể 


Bên cạnh Bảng xếp hạng tổng thể, Decision Lab đồng thời công bố Top 5 thương hiệu có nhiều cải thiện nhất. 


Agoda Traveloka dẫn đầu danh sách những thương hiệu cải thiện nhiều nhất, tăng điểm lần lượt là 1,9 và 1,5 điểm. Booking.com giữ vị trí thứ ba, tăng 1,3 điểm. KlookVietjet Air hoàn thiện Top 5, với mức cải thiện tương ứng là 0,9 và 0,6 điểm.


Trong top 5 thương hiệu cải thiện nhiều nhất, Agoda là thương hiệu duy nhất đạt mức tăng điểm cao nhưng không có sự thay đổi về thứ hạng tổng thể. Mặc dù việc tăng điểm thể hiện những nỗ lực của doanh nghiệpy trong việc nâng cao dịch vụ và trải nghiệm khách hàng, song khoảng cách điểm số lớn giữa các thương hiệu khiến vị trí tổng thể của Agoda không có sự chuyển biến. Điều này nhấn mạnh sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường du lịch Việt ở thời điểm hiện tại.