Influencer Marketing hay còn gọi Tiếp thị người ảnh hưởng được coi là một chiến lược quảng cáo quan trọng trong năm 2022. Trong một khảo sát trên Neal Schaffer (trang web chuyên về Truyền thông Tiếp thị), có 93% marketer cho biết sẽ tiếp tục đầu tư cho Influencer Marketing trong năm tới. Tuy nhiên, sự chú ý của marketer đã không còn đổ vào Celebrities (Ngôi sao), Macro Influencer (Người có 500.000 - 1.000.000 người theo dõi) như trước đây. Thay vào đó, những người có sức ảnh hưởng nhỏ hơn như Micro Influencer lại đang được để ý nhiều hơn.


Micro Influencer là những người ảnh hưởng có 10.000 đến 100.000 người theo dõi. Nhóm Influencer này có độ nổi tiếng nhất định trong một thị trường ngách, đồng thời có xu hướng gắn bó mật thiết, tương tác tích cực với các follower. 


image-asset.jpeg (1080×719)

 Những người có sức ảnh hưởng nhỏ hơn như Micro Influencer lại đang được để ý nhiều hơn


Trong cuộc khảo sát với quy mô hơn 1.200 nhà tiếp thị toàn cầu, 64% người tham gia nói với HubSpot rằng họ từng làm việc với Micro Influencer trong năm qua, và 53% đang lên kế hoạch hợp tác với nhóm Micro Influencer trong năm tới. Với lượng người theo dõi ít hơn, tiềm năng của các Micro Influencer là gì? Có phải thương hiệu nào cũng hợp tác hiệu quả với Micro Influencer không? Để trả lời các câu hỏi này, dưới đây là bốn lý do thuyết phục marketer làm việc với Micro Influencer trong năm tới.


1. Micro Influencer mang lại tỷ lệ tương tác tốt


Trong khảo sát do HubSpot thực hiện, 33% nhà tiếp thị đồng ý rằng Micro Influencer mang lại hiệu quả tương tác tốt hơn các nhóm Influencer khác như Nano, Mega, Macro. Một Influencer trên nền tảng Instagram càng ít người theo dõi thì tỷ lệ tương tác với khách hàng càng cao. Theo đó, Influencer có thể nhận được 8% lượt thích từ tổng số 1000 người theo dõi. Nhưng một Influencer có 10 triệu follower thì lại chỉ nhận được 1,7%.


miquela-virtual-influencer-min.jpg (1200×630)

Một Influencer càng ít người theo dõi thì tỷ lệ tương tác với khách hàng càng cao


Với lượng người theo dõi ít hơn, Micro Influencer có thể dễ dàng kết nối và xây dựng mối quan hệ với người dùng. Mặc dù cơ sở người theo dõi của họ có thể không hoành tráng như Celebrity (Người nổi tiếng), nhưng Micro Influencer lại tạo ra nhiều lượt chuyển đổi hơn trên mỗi bài đăng. Nội dung do Micro Influencer sản xuất cũng được khán giả ngày nay đánh giá cao nhờ tính chân thật, đáng tin và mức độ liên quan tới người dùng.


2. Tiết kiệm chi phí


Micro Influencer giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo nhưng vẫn mở rộng phạm vi tiếp cận của thương hiệu. HubSpot dẫn số liệu từ Shopify cho thấy Micro Influencer sẽ tính phí từ 73 đến 318 đô la cho mỗi bài đăng trên mạng xã hội. Nếu doanh nghiệp nhỏ không có nhiều ngân sách tiếp thị nhưng vẫn muốn tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng trực tuyến, thì HubSpot gợi ý Micro Influencer có thể là một khoản đầu tư xứng đáng cho doanh nghiệp.


974343ce81d04855a68cf427b9ced320.jpg (1024×683)

HubSpot gợi ý Micro Influencer có thể là một khoản đầu tư xứng đáng cho doanh nghiệp


3. Đa dạng lựa chọn


Micro Influencer chiếm gần một nửa tổng số người có sức ảnh hưởng trên thế giới. Theo đó, nhóm Micro Influencer với 5.000 đến 20.000 người theo dõi sẽ chiếm 47,3% tổng số. Mid-Tier Influencer (nhóm Influencer tầm trung) chiếm 26,8% và Nano Influencer sẽ chiếm 18,74%. Còn lại, Mega Influencer trên thực tế lại rất hiếm hoi trên thị trường.


Chiếm số lượng lớn trong thị trường Influencer, việc tìm kiếm một đối tác hoàn hảo sẽ trở nên dễ thở hơn với thương hiệu. "Hoàn hảo" ở đây là để chỉ một người phù hợp và có hiểu biết nhất định về thị trường ngách, chia sẻ cùng một tầm nhìn với thương hiệu và có sẵn một cộng đồng follower trùng với tệp khách hàng mục tiêu mà thương hiệu hướng tới.


Como-engajar-um-video-no-instagram-nos-dias-de-hoje-1024x683.jpg (1024×683)

Micro Influencer chiếm gần một nửa tổng số người có sức ảnh hưởng trên thế giới


Học hỏi 3 thương hiệu dưới đây cách làm việc với Micro Influencer trong chiến lược tiếp thị. 


1. La Croix


Thương hiệu nước có ga La Croix đã lên ý tưởng hợp tác với Micro Influencer để giới thiệu sản phẩm. Thương hiệu gửi voucher miễn phí nước uống cho những người ảnh hưởng có ít nhất 1000 người theo dõi. Sau khi dùng thử sản phẩm, những Influencer này sẽ quảng bá nước uống La Croix trên các kênh mạng xã hội cá nhân. 


la croix-1.png (1943×1433)

La Croix đã lên ý tưởng hợp tác với Micro Influencer để giới thiệu sản phẩm


2. Daniel Wellington


Daniel Wellington là một thương hiệu đồng hồ đến từ Thuỵ Điển. Trong chiến dịch đại sứ toàn cầu, hãng đã tổ chức cuộc thi #DWPickoftheday thu hút sự tham gia của nhiều Micro Influencer trên thế giới. Cuộc thi kêu gọi người ảnh hưởng chia sẻ khoảnh khắc đời thường bên cạnh một sản phẩm đồng hồ của Daniel Wellington. Các bài đăng gắn Hashtag #DWPickoftheday và #DanielWellington xuất hiện phổ biến trên Instagram, đưa sản phẩm của hãng trở nên quen mắt hơn với người dùng mục tiêu. 


daniel wellington.png (1590×1417)

Cuộc thi #DWPickoftheday thu hút sự tham gia của nhiều Micro Influencer trên thế giới


3. Asos


Nhà bán lẻ trực tuyến Asos đã tổ chức chương trình ASOS Insider - Một dự án quy tụ nhóm Micro Influencer ở độ tuổi 20 trên thế giới. Mỗi “insider” sẽ sử dụng tài khoản mạng xã hội như Instagram, Pinterest và YouTube để quảng bá quần áo, phụ kiện hoặc sản phẩm làm đẹp mua trên trang bán hàng điện tử ASOS.com. Với ý tưởng này, hãng mong muốn cung cấp cho người dùng nhiều nội dung cá nhân hơn, cụ thể là “bí quyết về thời trang và các lời khuyên xây dựng phong cách”. 


asos.png (1946×1433)

Nhà bán lẻ trực tuyến Asos đã tổ chức chương trình ASOS Insider


Micro Influencer có mức độ tương tác tốt và mối quan hệ sâu sắc với cộng đồng theo dõi họ. Áp dụng Micro Influencer Marketing trong các chiến dịch tiếp thị sẽ giúp tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả và tiết kiệm ngân sách, đặc biệt là trong bối cảnh các thương hiệu cần thắt chặt chi tiêu quảng cáo tiếp thị. 


Theo HubSpot 

Hằng Trần