Deck of Brilliance, trang tập hợp 52 chủ đề sáng tạo viết về các chiến dịch nhân đạo rằng: “Những cái càng giống với chúng ta, chúng ta càng dễ liên hệ với nó”. Ngày nay, người làm quảng cáo đang nỗ lực tạo ra những TVC mang tính “người hơn”. Họ nhân cách hóa các chủ thể đồ vật trong quảng cáo, đặt cho chúng một cái tên, khắc họa một tính cách giống con người. 


Bằng những cách đó, đã có vô số chiến dịch làm người xem rung cảm và xây dựng được mối quan hệ gắn bó giữa thương hiệu/sản phẩm với người dùng. Dưới đây là 4 chiến dịch đã thành công đem tinh thần nhân đạo vào trong quảng cáo. 


Leica: Soul


Nhân dịp ra mắt dòng máy ảnh M-Monochrom, thương hiệu máy ảnh đến từ nước Đức Leica đã chiếu phim ngắn Soul kể về cuộc đời của một nhiếp ảnh gia thời chiến. Bộ phim lấy bối cảnh nước Đức năm 1955 quay dưới dạng trắng đen, chiếu lại những đoạn kí ức ngắn của vị nhiếp ảnh gia dưới lăng kính máy ảnh Leica III. Đó là khung cảnh dịch chuyển liên tục giữa chiến tranh và đời thường, cái chết và sự sống, cãi vã và tình yêu, bom đạn khốc liệt và buổi sáng yên bình. Khoảnh khắc nhiếp ảnh gia ngã xuống cũng là khoảnh khắc chiếc máy ảnh Leica III vừa chết trên chiến trường. 


Bộ phim lấy bối cảnh nước Đức năm 1955 quay dưới dạng trắng đen, chiếu lại những đoạn kí ức ngắn của vị nhiếp ảnh gia dưới lăng kính máy ảnh Leica III.


Bộ phim đã giúp Leica truyền đi thông điệp “Mỗi chiếc máy ảnh đều chứa đựng một linh hồn riêng”, biến sự kiện ra mắt M-Monochrom thành một dịp quảng cáo đầy tính nhân đạo. Phim ngắn Soul do agency FNazca/Saatchi & Saatchi đã làm nức lòng giới mộ điệu, giành 5 giải thưởng tại Cannes Lions Festival và tổng cộng 17 giải thưởng quốc tế khác. 


Toyota: Humanity


Trong kỉ nguyên máy móc dần thay thế con người, TVC Humanity của Toyota Nhật Bản lại kể một chuyện đi ngược xu hướng đó. Trong video quảng cáo dài 1 phút, con người đã thế chỗ cho mọi bộ phận xe, từ cần gạt nước, kính chắn gió, túi khí đến giá để cốc, đèn pha và dây an toàn. Bằng ý tưởng sử dụng con người thay thế cho các phụ tùng, Toyota Nhật Bản truyền đi thông điệp hãng xe sẽ “luôn luôn bảo vệ bạn” như một con người, chứ không phải là máy móc. 


Với Humanity, Toyota Nhật Bản truyền đi thông điệp hãng xe sẽ “luôn luôn bảo vệ bạn” như một con người, chứ không phải là máy móc.


TVC Humanity được chỉ đạo sản xuất bởi bộ đôi đạo diễn Hideyuki Tanno và Yasuyuki Kubota, đạt giải thưởng Creativity Award Winners tại Cannes Lions 2006. Đây cũng là lần đầu tiên một thương hiệu ô tô Nhật Bản giành được giải thưởng danh giá này. 


IKEA: Lamps


Năm 2002, tập đoàn nội thất Thụy Điển IKEA bắt tay agency Crispin Porter tạo ra một cú “twist” với quảng cáo Lamps. Video là câu chuyện về một chiếc đèn bàn bị bỏ rơi, đứng nhấp nháy trong mưa cho đến khi bị hư hỏng thật sự. Sử dụng nhạc nền u buồn, góc quay lạnh lẽo, IKEA đã khiến người xem phải thấy buồn thay cho…một cái đèn. Chờ cho sự cảm thông chạm đến trái tim người dùng, IKEA mới “lật mặt bằng” câu nói: “Nhiều người cảm thấy thương cho chiếc đèn này. Đó là vì bạn bị dở hơi thôi. Đèn làm gì có cảm xúc. Nếu nó bị hư, thay một cái mới sẽ tốt hơn rồi”. 


Lamps là câu chuyện về một chiếc đèn bàn bị bỏ rơi, đứng nhấp nháy trong mưa cho đến khi bị hư hỏng thật sự.


Cú twist này đã đem về cho IKEA giải thưởng Quảng cáo hay nhất năm 2002, giành vô số giải thưởng tại Cannes Lions và được xếp vào danh sách quảng cáo hay nhất mọi thời đại của hãng. 


Malee: Lonely Rambutan


Trái cây đóng hộp Malee là một thương hiệu hơn 40 tuổi đời tại Thái Lan. Thế nhưng, người Thái có thói quen chỉ dùng sản phẩm Malee vào những dịp quan trọng như sinh nhật, nghỉ lễ, dẫn đến tình trạng hộp trái cây bị bỏ lại trên kệ hàng suốt những ngày còn lại trong năm. Năm 2019, Malee đã thực hiện video quảng cáo Lonely Rambutan (Chôm chôm cô đơn), kể câu chuyện Chôm chôm đóng hộp tha thiết được “kề cạnh” người dùng trong cả những ngày bình thường. 


Quảng cáo Lonely Rambutan đã cán mốc 10 triệu lượt xem, được xướng tên là Quảng cáo hay nhất Thái Lan năm 2019 nhờ câu chuyện cảm động về Chôm chôm đóng hộp.


Bằng cách nhân hóa hộp trái cây, đơn vị quảng cáo Wunderman Thompson đã đưa Chôm chôm đóng hộp từ kệ hàng cô đơn đến trái tim của người tiêu dùng Thái Lan. Quảng cáo Lonely Rambutan đã cán mốc 10 triệu lượt xem, được xướng tên là Quảng cáo hay nhất Thái Lan năm 2019. 



Nguồn deckofbrilliance

Hằng Trần/Advertising Vietnam