Không thể phủ nhận vai trò của TikTok trong các chiến lược tiếp thị của thương hiệu ngày nay. Nền tảng giải trí này đang sở hữu hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu, ghi nhận 210 triệu lượt tải ứng dụng nếu chỉ tính riêng ở Mỹ. Thậm chí trong một thống kê gần đây, Walaroomedia rút ra kết luận: “Nếu thương hiệu hướng tới khách hàng tuổi từ 13 đến 60, thì thương hiệu đó tốt nhất nên có mặt trên TikTok”. 


Trước tiềm năng của nền tảng video ngắn, các thương hiệu cần làm gì để khiến mỗi giây hiện diện trên TikTok đều đem lại nhiều hiệu quả nhất có thể? Dưới đây là 5 lời khuyên đến từ Nhóm truyền thông xã hội của HubSpot!


1. Biết nơi khách hàng thường lui tới


Trước khi lên kế hoạch tiếp cận TikTok, thương hiệu nên tự hỏi rằng liệu người dùng mục tiêu của họ có sử dụng nền tảng này không. TikTok có độ phủ ở mọi đối tượng, nhưng trên thực tế vẫn chia thành từng phân khúc người dùng khác nhau. Nếu chia theo giới tính, TikTok có 60% người dùng là nữ, 40% là nam. Khi xét về độ tuổi, tỉ lệ sẽ là 60% nằm trong độ tuổi từ 16-24, 26% nằm trong độ tuổi 25-44 và 80% nằm trong độ tuổi 16-34. Trong đó, nhóm người dùng chiếm số lượng nhiều nhất trên TikTok hiện nay chính là Gen Z, đây cũng là nhóm tạo ra nhiều xu hướng nhất trên nền tảng.


RAPP-creates-Gen-Z-oriented-TikTok-campaign-for-Samsung-UK-2021-Hero.jpg (1200×631)

60% người dùng TikTok nằm trong độ tuổi 16-24


TikTok rõ ràng là một sân chơi mới nhiều đất diễn dành cho các nhà tiếp thị. Thế nhưng, dựa vào những phân khúc khách hàng nói trên, không phải thương hiệu nào cũng thành công trên nền tảng này. Một thương hiệu kinh doanh dịch vụ dưỡng lão vẫn có thể chạy chiến dịch trên TikTok, nhưng trước mắt họ sẽ không thu về nhiều kết quả như kỳ vọng. Đơn giản vì đối tượng mục tiêu của họ không trùng với tệp người dùng của TikTok. 


millennials-1-scaled.jpg (1200×800)

Gen Z là người dùng chủ yếu trên nền tảng video ngắn TikTok


Chính vì vậy, bà Annabelle Nyst, Giám đốc tiếp thị cấp cao của HubSpot đưa ra lời khuyên rằng trước khi triển khai bất kỳ hoạt động tiếp thị nào, thương hiệu nên dành thời gian để chất vấn xem việc xuất hiện trên TikTok có hợp lý không? Đối tượng mục tiêu có mặt trên nền tảng này không? Nếu có thì chiếm bao nhiêu phần trăm? Số phần trăm đó có mang lại hiệu quả đúng với kỳ vọng của thương hiệu? 


2. Đặt mục tiêu rõ ràng


Giống với các kênh tiếp thị khác như YouTube, Facebook hay Instagram, người tiếp thị cần đặt mục tiêu rõ ràng khi triển khai chiến dịch trên TikTok. Marketer sẽ có hình dung rõ ràng hơn bằng cách đào sâu câu hỏi sau: Thương hiệu muốn đạt được điều gì khi xuất hiện trên ứng dụng giải trí này? Hãy nghĩ về mục tiêu như kim la bàn. Nó ảnh hưởng đến kế hoạch tạo nội dung, format video, chủ đề và chiến lược tổng thể. Ngược lại, mọi hoạt động của thương hiệu đều phải hướng về cùng một hướng, có thể thực hiện chức năng riêng lẻ nhưng vẫn góp phần đạt mục tiêu chung.


Screenshot-2021-12-15-at-15.17.25.png (2308×980)

Thương hiệu có thể bộc lộ khía cạnh gần gũi hơn trên TikTok


Đội ngũ Hubspot đề xuất một vài mục tiêu phổ biến:


  • Xây dựng một cộng đồng gắn kết
  • Tăng nhận thức về thương hiệu
  • Cải thiện hình ảnh thương hiệu
  • Quảng bá sản phẩm
  • Tạo lưu lượng truy cập trang web
  • Mở rộng đối tượng khách hàng
  • Cung cấp dịch vụ khách hàng
  • Giáo dục khán giả về một chủ đề nào đó liên quan tới thương hiệu


shutterstock_1716814219.jpg (2000×1365)

Hơn 1 tỷ lượt tải về trên phạm vi toàn cầu, TikTok là nền tảng lý tưởng để thương hiệu xây dựng cộng đồng gắn kết


Việc theo dõi tiến trình thực hiện cũng quan trọng không kém. Theo đó, marketer nên theo dõi một số chỉ số hiệu suất chính như Lượt xem profile, Lượt xem video, Lượt thíchMức tăng người theo dõi. Như vậy, marketer mới có thể biết được họ có đang tiến gần hơn tới mục tiêu không và cần những điều chỉnh nào để đẩy nhanh tiến trình. 


3. Định vị trên TikTok 


Câu hỏi cần giải quyết ở đây là: Thương hiệu muốn đem lại giá trị gì cho người dùng khi xuất hiện trên TikTok? Giá trị ở đây có thể là nhu cầu giải trí, giáo dục, nhu cầu được biết về một sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho đời sống. Sau khi đã xác định giá trị, thương hiệu sẽ tìm kiếm cách truyền tải dễ dàng hơn. Đồng thời, marketer cũng xây dựng được một bộ quy chuẩn dành riêng cho TikTok, bao gồm tông giọng, phong cách nội dung, các chủ đề cần triển khai.


24438_24438_congcu-TikTok_Ava_2.jpg (1200×630)

Thương hiệu nên nhất quán về hình ảnh, tông giọng và phong cách nội dung


Tuy nhiên, thương hiệu không thực sự phải hài hước mới có thể xuất hiện trên TikTok. Chức năng ban đầu của nền tảng này là phục vụ nhu cầu giải trí. Nhưng kể từ khi #LearnOnTikTok nổi lên như một phong trào với hơn 3,7 triệu video mang nội dung giáo dục và thu về 140 tỷ lượt xem, người dùng có thể nhận ra hài hước không phải là công thức duy nhất. Thay vào đó, thương hiệu nên tập trung tạo ra nội dung phục vụ một nhu cầu nào đó của khách hàng, và phải được trình bày theo cách hấp dẫn nhất.  


4. Lập kế hoạch nội dung


Tổng người dùng TikTok vừa vượt mốc 1 tỷ vào năm ngoái. Con số này có thể khiến nhà tiếp thị cảm thấy “chóng mặt” vì không theo kịp xu hướng, bỏ lỡ các cuộc thảo luận hoặc thậm chí là không xác định và nắm bắt được thị hiếu tiêu thụ của nhóm khách hàng mục tiêu. 


61005d24feea103349ad911e_60746eb78af7568a177987be_tiktok-biz-hero.jpeg (2000×931)

Tần suất vừa phải nên rơi vào con số 1-2 video mỗi tuần


Chính vì vậy, bà Annabelle Nyst cho rằng marketer nên có sẵn một kế hoạch nội dung cho TikTok. Một kế hoạch hoàn chỉnh sẽ bao gồm lịch đăng video, các tuyến chủ đề chính, thời lượng và tần suất mỗi tuần. “Thuật toán của TikTok sẽ ưu ái các creator có video lên xu hướng. Vì vậy, kế hoạch nội dung của thương hiệu nên chừa chỗ cho các video chạy theo trend”, bà Nyst cho biết. Hơn nữa, bà cũng ưu tiên chất lượng hơn số lượng. Tần suất vừa phải nên rơi vào con số 1-2 video mỗi tuần. 


Việc đăng video đều đặn và nhất quán sẽ giúp thương hiệu hiểu người dùng rõ hơn. Thương hiệu đăng càng nhiều càng thu được nhiều thông tin chi tiết từ người xem. Những thông tin này sẽ là cơ sở để marketer phán đoán tuyến bài nào đang hiệu quả và tuyến bài nào không, nên mở rộng thêm những đề tài gì để nhận được nhiều tương tác nhất. 


5. Xuất hiện có chọn lọc


Hubspot cho biết, mỗi ngày có hàng triệu cuộc thảo luận diễn ra trên TikTok về đủ loại đề tài khác nhau. Với mục tiêu tạo tương tác với người dùng, các thương hiệu khó tránh khỏi cám dỗ “muốn góp mặt trong mọi cuộc thảo luận, tham gia vào mọi xu hướng hay xuất hiện ở những sự kiện nổi trội nhất trên TikTok”. Tuy nhiên, sự năng nổ này đôi khi lại không đem lại quá nhiều hiệu quả cho thương hiệu. Có những xu hướng hoàn toàn không liên quan gì tới giá trị của thương hiệu, vậy thì không nên “cố đấm ăn xôi” để trở thành một phần của xu hướng đó. Thậm chí theo bà Annabelle Nyst, thương hiệu hoàn toàn có thể tự tạo ra một xu hướng mới mẻ, độc đáo, phù hợp với mình hơn thay vì ăn theo những tài khoản khác. 


92d835c1b4e16dbf34f0-9826.jpg (1600×1200)

Trend "Made You Look" nổi lên gần đây trên TikTok


Theo Hubspot

Hằng Trần