I. Định nghĩa Activation là gì?

Activation là gì? Activation (hay Brand Activation) là quá trình kích hoạt thương hiệu bằng cách sử dụng các hoạt động và sự kiện trực tiếp hoặc trực tuyến. Nói cách khác, đây là một chiến lược tiếp thị được sử dụng để tạo ra sự tương tác và tạo dựng nhận thức về thương hiệu giữa khách hàng và một thương hiệu cụ thể.



Mục tiêu chính của Brand Activation là mang lại trải nghiệm độc đáo và thú vị để kích thích khách hàng tham gia, tạo dựng tình cảm và kết nối với thương hiệu. 

Một số sự kiện triển khai như triển lãm, sự kiện thể thao, quảng cáo trực tuyến, các chương trình khuyến mãi, trò chơi, gian hàng tương tác, mẫu miễn phí và nhiều hình thức khác. Đội ngũ tiếp thị cũng được trang bị đồng phục và mang theo các tài liệu, mẫu sản phẩm trưng bày để giới thiệu và giao tiếp trực tiếp với khách hàng.


II. Lợi ích của chương trình Activation Marketing

Không chỉ ở Việt Nam, Activation hiện đang là hình thức marketing được đông đảo các doanh nghiệp trên toàn thế giới áp dụng bởi vô số lợi ích mà nó đem lại.

Cụ thể như sau:


  • Cho phép khách hàng tương tác trực tiếp với thương hiệu, trải nghiệm sản phẩm và cảm nhận giá trị thực của thương hiệu. Qua đó, tạo dựng lòng trung thành và liên kết tương tác giữa khách hàng và thương hiệu


  • Mang đến cơ hội để truyền tải thông điệp và giá trị thương hiệu một cách rõ ràng và sáng tạo. Khách hàng được trực tiếp tương tác và hiểu về các lợi ích của thương hiệu, từ đó xác định được vị trí và điểm mạnh của thương hiệu trên thị trường


  • Tạo dựng lòng tin và đánh giá tích cực từ khách hàng đối với thương hiệu bởi khách hàng sẽ có xu hướng tin tưởng và ủng hộ thương hiệu mà họ có trải nghiệm tích cực


  • Tác động tích cực đến quyết định mua hàng của khách hàng sau khi trực tiếp trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ và nhận thấy giá trị của chúng


III. 6 hình thức Activation thông dụng hiện nay

Sự hiệu quả của Activation phụ thuộc phần lớn vào khả năng sáng tạo hay nhu cầu của từng doanh nghiệp. Dưới đây là một số hình thức Activation điển hình được nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn:


1. Tiếp thị trải nghiệm – Experiential Marketing

Tiếp thị trải nghiệm, hay tiếp thị tương tác, là một chiến lược tiếp thị tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm tương tác độc đáo, tích cực và đáng nhớ cho khách hàng. Thay vì chỉ tập trung vào việc quảng cáo hoặc tiếp cận thông qua các kênh truyền thông truyền thống, Experiential Marketing cho phép khách hàng trực tiếp xem, cảm nhận và tham gia vào thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ.

Hình thức tiếp thị này được thực hiện thông qua các hoạt động tương tác trực tiếp như sự kiện, triển lãm, gian hàng tương tác, buổi thử nghiệm sản phẩm, trò chơi hoặc hoạt động thực tế.



Để đạt được kết quả tốt từ Experimental Marketing, doanh nghiệp cần sáng tạo trong quá trình tổ chức sự kiện từ thiết kế không gian, sắp xếp vật phẩm trưng bày hay tận dụng công nghệ hiện đại.


2. Phát sản phẩm mẫu miễn phí – Sampling Campaigns

Là một hình thức phổ biến trong Marketing activation, Sampling Campaigns là hoạt động cung cấp miễn phí một số lượng nhỏ sản phẩm cho khách hàng để họ có thể trải nghiệm và đánh giá trước khi quyết định mua hàng.

Hình thức này mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích đáng kể như:

  • Giúp khách hàng phát triển lòng tin và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu
  • Kích thích nhu cầu tiêu dùng, tạo động lực để khách hàng mua và tăng doanh số bán hàng
  • Thu thập phản hồi từ khách hàng, qua đó cải thiện chất lượng sản phẩm dựa trên ý kiến của họ

Do đó, doanh nghiệp cần xác định rõ nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu nào sẽ hưởng lợi từ việc nhận sản phẩm mẫu, đồng thời lựa chọn sản phẩm và kênh phân phối phù hợp (bao gồm trung tâm thương mại, sự kiện, trang web, ứng dụng di động,...)


3. Activation tại cửa hàng – In-Store Brand Activation

Hình thức này bao gồm các hoạt động quảng bá và tương tác thương hiệu được thực hiện trực tiếp tại cửa hàng. Qua đó, người dùng được tương tác trực tiếp với sản phẩm và có cơ hội nhận khuyến mãi, giảm giá hoặc ưu đãi đặc biệt dành cho người dùng tại cửa hàng.

Để đạt hiệu quả tốt từ In-Store Brand Activation, doanh nghiệp cần lựa chọn các hoạt động phù hợp với đối tượng khách hàng, tạo ra trải nghiệm tương tác đáng nhớ và không quên đánh giá kết quả để điều chỉnh và cải thiện chiến lược Activation trong cửa hàng của mình.


4. Tiếp thị trực tuyến – Digital Marketing Campaigns

Giới thiệu trực tuyến là hình thức mà trong đó, các hoạt động quảng cáo và tiếp thị thương hiệu được thực hiện thông qua các kênh trực tuyến và công nghệ số.



Digital Marketing Campaigns cho phép doanh nghiệp sử dụng nhiều kênh trực tuyến để tiếp cận khách hàng tiềm năng rộng rãi như website, mạng xã hội, email marketing, quảng cáo trực tuyến, ứng dụng di động và các nền tảng khác. Với phương pháp này, doanh nghiệp cũng có thể đánh giá kết quả, theo dõi mức độ tương tác, tỷ lệ chuyển đổi và các chỉ số phân tích khác để tối ưu hóa chiến dịch.


5. Tiếp thị khuyến mãi – Promotional Marketing

Phương pháp tiếp thị này thường bao gồm các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt, quà tặng, giảm giá hoặc các hoạt động tương tự để tạo sức hấp dẫn và đánh thức sự quan tâm của khách hàng.

Các hình thức tiếp thị khuyến mãi này có thể được triển khai tại các cửa hàng bán lẻ, trung tâm mua sắm, khu vực công cộng hay các sàn thương mại điện tử và email marketing.


6. Truyền thông trên mạng xã hội - Social Media Campaign

Trong marketing activation, truyền thông mạng xã hội đề cập đến việc tương tác và tham gia của khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter hay LinkedIn,... 

Thông qua các công cụ như định hướng quảng cáo và phân tích đối tượng, thương hiệu có thể hiểu rõ nhóm khách hàng mục tiêu và tạo nội dung phù hợp để thu hút sự quan tâm và tương tác qua các bài đăng, hình ảnh, video và câu chuyện. Ngược lại, khách hàng có thể bình luận, chia sẻ và thảo luận với thương hiệu để tạo ra một môi trường tương tác gần gũi hơn.


IV. Hướng dẫn các bước chạy Activation hiệu quả cho doanh nghiệp


1. Tìm kiếm Activation platform phù hợp

Activation platform, hay xây dựng nền tảng cho thương hiệu, là việc lựa chọn một nền tảng phù hợp với mục tiêu và ngành nghề của doanh nghiệp như sự kiện offline, truyền thông mạng xã hội hoặc một nền tảng trực tuyến khác,...


2. Chuẩn bị creative brief

Trong creative brief, hãy xác định rõ những yếu tố sau đây: 

  • Mục tiêu
  • Đối tượng khách hàng
  • Thông điệp cốt lõi
  • Yếu tố độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Một vài chỉ số thể hiện mức độ thành công mà bạn muốn đạt được.

Các bài viết cho thương hiệu cần có sự định hướng rõ ràng, tránh để khách hàng rơi vào tình trạng “ngợp” với quá nhiều sản phẩm tương tự nhau trên thị trường và không hiểu điểm mạnh trong sản phẩm của công ty.


3. Xây dựng ý tưởng cho Activation

Dựa trên creative brief, doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng ý tưởng sáng tạo cho chiến dịch Activation của mình. Ví dụ như câu slogan về sản phẩm, in tên khách hàng trên sản phẩm như chiến dịch của Coca,...



Đảm bảo rằng ý tưởng này gắn kết với khách hàng, tạo ra trải nghiệm độc đáo, đồng thời phù hợp với nền tảng Activation mà doanh nghiệp đã chọn để ghi dấu thương hiệu lâu dài trong tâm trí khách hàng.


4. Triển khai kế hoạch Execution

Một kế hoạch Execution đầy đủ bao gồm 3 bước: Invite - Experience - Amplify. Cụ thể hơn, nó bao gồm việc xác định nguồn lực cần thiết, lên lịch triển khai, tạo nội dung, chuẩn bị tài liệu, bố trí đội ngũ tiếp thị, và quản lý quy trình triển khai. 

Hãy đảm bảo rằng tất cả các yếu tố từ kỹ thuật, logistics đến truyền thông đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo sự thành công của chiến dịch Activation.


V. Bật mí tips chạy chương trình Activation hiệu quả nhất

Hãy tham khảo một số gợi ý của Ori Agency dưới đây để chạy Activation hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của bạn:


1. Đặt mục tiêu cụ thể

Xác định mục tiêu kinh doanh tổng thể như tăng doanh số bán hàng, tăng nhận diện thương hiệu, tăng lưu lượng truy cập trang web hoặc tạo dựng mối quan hệ khách hàng,... sẽ giúp doanh nghiệp định hình chiến dịch Activation rõ ràng.



Đặt mục tiêu theo tiêu chí SMART, tức là mục tiêu cần được xác định cụ thể (Specific), có khả năng đo lường (Measurable), khả thi (Achievable), phù hợp với thực tế (Realistic) và có thời hạn (Time-bound).

Ví dụ, "Tăng 20% doanh số bán hàng trong vòng 3 tháng bằng việc đẩy mạnh tương tác trên mạng xã hội và các chương trình khuyến mãi".


2. Xác định đối tượng mục tiêu 

Bằng việc xác định đối tượng mục tiêu một cách chi tiết và đáng tin cậy, bạn có thể tập trung triển khai activation với thông điệp và trải nghiệm hướng đến nhóm khách hàng có tiềm năng cao, qua đó tăng khả năng thành công của chiến dịch.

Hãy xây dựng hồ sơ chi tiết về đối tượng mục tiêu bao gồm demografic, sở thích, nhu cầu và hành vi mua hàng. Tận dụng Google Analytics, Facebook Insights,... để tạo ra thông điệp và trải nghiệm activation phù hợp.


3. Sử dụng giải pháp trực tuyến 

Giải pháp kỹ thuật số là phương pháp hiệu quả để triển khai marketing activation bởi nó giúp tiết kiệm chi phí tối đa mà vẫn tăng tính kết nối, tương tác với đối tượng mục tiêu rộng hơn.

Bên cạnh mạng xã hội, một số giải pháp được đông đảo doanh nghiệp sử dụng là tối ưu hóa website và landing page, quảng cáo trực tuyến và tận dụng danh sách email marketing,... nhằm cải thiện chất lượng activation.


4. Chiến dịch nhận mẫu sản phẩm ở dạng kỹ thuật số

Thông qua chiến dịch lấy mẫu sản phẩm dưới dạngkỹ thuật số, doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi tiếp cận, qua đó xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng và cải thiện quy trình tiếp thị mà vẫn tiết kiệm chi phí so với các chiến dịch truyền thống.

Để triển khai chạy activation hiệu quả, bạn cần tuân thủ các bước sau đây:

  • Xác định mục tiêu như tăng cường nhận thức về sản phẩm, tăng doanh số bán hàng,...
  • Nắm vững đối tượng khách hàng tiềm năng để tạo nội dung và chiến lược phù hợp
  • Xây dựng nội dung sáng tạo và hấp dẫn; đảm bảo thông điệp và giá trị của sản phẩm được truyền tải rõ ràng
  • Lựa chọn kênh phân phối phù hợp như trang web, email marketing, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, hoặc ứng dụng di động
  • Đo lường hiệu quả chiến dịch thông qua số lượng tương tác, tỷ lệ chuyển đổi và thu thập dữ liệu từ khách hàng
  • Điều chỉnh chiến dịch để nâng cao chất lượng hiệu quả


Thực hiện bởiOri Marketing Agency