Nghiên cứu xu hướng trong tiếp thị có thể được hiểu là việc theo dõi các từ khoá, sản phẩm dịch vụ, tin tức,... đang nhận về nhiều sự quan tâm nhất từ nhóm khách hàng mục tiêu. Nắm bắt những nội dung đang thịnh hành này giúp thương hiệu hạn chế các phỏng đoán về người dùng, từ đó tạo ra các quảng cáo hiệu quả hơn nhờ đề cập chính xác mối quan tâm của người dùng.  


Nhiều công cụ thu thập dữ liệu trên thị trường hiện nay có thể cung cấp thông tin về xu hướng theo thời gian thực, hỗ trợ tốt cho chiến lược tiếp thị của marketer. Dưới đây là 8 gợi ý nổi bật đáng lưu ngay vào “kho” công cụ của thương hiệu.    


1. Semrush Market Explorer


Điểm mạnh nổi bật của công cụ Market Explorer là tạo báo cáo trực quan về tổng quan thị trường ở khu vực/quốc gia tuỳ chọn theo thời gian thực. Một số nội dung đáng lưu ý thuộc báo cáo bao gồm: quy mô thị trường, nhân khẩu học của nhóm đối tượng mục tiêu, dữ liệu về đối thủ cạnh tranh, ước tính thị phần hiện tại của thương hiệu,...


Báo cáo Tổng quan thị trường trên Market Explorer 


Market Explorer cũng hỗ trợ thương hiệu nghiên cứu lưu lượng truy cập các kênh tiếp thị của đối thủ cạnh tranh, so sánh số liệu này với toàn bộ thị trường. Từ đó, công cụ xác định kênh sở hữu lưu lượng truy cập lớn nhất và doanh thu trung bình mà đối thủ có thể kiếm qua mỗi kênh.  


Thống kê lưu lượng truy cập giúp thương hiệu đưa ra đánh giá hữu ích về các kênh tiếp thị


2. Semrush Traffic Analytics


Traffic Analytics cho phép thương hiệu hiểu rõ hơn về lưu lượng truy cập và hoạt động trên website của đối thủ cạnh tranh. Ngoài số liệu theo thời gian thực, Traffic Analytics cũng cung cấp các ước tính về lưu lượng truy cập trên cả máy tính để bàn lẫn thiết bị di động của bất kỳ trang web nào. Sử dụng công cụ này nếu thương hiệu muốn đánh giá một thị trường mới, tìm kiếm chủ đề đang được quan tâm nhất mà thương hiệu có thể khai thác, theo dõi cách người dùng tương tác với website của đối thủ, xác định kênh nào đem lại nhiều lưu lượng truy cập nhất cho đối thủ. 


img-semblogNhập tên website đối thủ cạnh tranh để bắt đầu nghiên cứu. Thương hiệu có thể so sánh số liệu của tối đa 5 website 


Cùng được cung cấp bởi Semrush, số liệu từ Market Explorer kết hợp với Traffic Analytics sẽ giúp thương hiệu tập trung phân tích những đối thủ cạnh tranh quan trọng nhất trên thị trường. Lưu ý rằng cả hai công cụ của Semrush đều thu phí hàng tháng. 


img-semblogHiểu đâu là kênh tiếp thị hàng đầu của đối thủ để khám phá xem đối thủ dành ngân sách nhiều nhất vào đâu


3. Google Trends


Khám phá nội dung phổ biến ở từng khu vực với Google Trends


Xác định các chủ đề đang thịnh hành trên thế giới theo thời gian thực từ công cụ tìm kiếm lớn nhất toàn cầu là một lựa chọn không tồi dành cho thương hiệu. Google Trends hiển thị các thuật ngữ và cụm từ mà mọi người đang tìm kiếm và những cụm từ nào có khả năng thu hút khách hàng mục tiêu của thương hiệu nhất. Hãy nhớ rằng nghiên cứu từ khoá là một phần quan trọng trong việc xây dựng nội dung trên website và các nền tảng mạng xã hội. Bên cạnh đó, với tính năng lọc kết quả tìm kiếm theo quốc gia, vùng hoặc tiểu vùng cụ thể trên thế giới, Google Trends có thể giúp thương hiệu dự đoán xu hướng cũng như tiềm năng của nó. 


4. YouTube Trending Topics 


Với YouTube, thương hiệu dễ dàng nhận ra một nội dung đang thịnh hành trên nền tảng này. Trang chủ của YouTube sẽ liên tục thay đổi theo thị hiếu của người dùng tại khu vực được lựa chọn. 


Người dùng có thể khám phá xu hướng qua tab “Trending” (Thịnh hành)


Tuy nhiên, thương hiệu có thể truy cập mục “Trending” để có cái nhìn tổng quan về những nội dung đang được quan tâm nhất trên nền tảng vào thời điểm hiện tại. Các nội dung phổ biến sẽ được phân thành các chủ đề như âm nhạc, trò chơi và phim ảnh. Ngoài ra, YouTube cũng cho phép thương hiệu theo dõi hoạt động gần nhất trên nền tảng của đối thủ cạnh tranh, người có ảnh hưởng, YouTuber mới nổi,… Cuối cùng, thương hiệu còn có thể đăng ký nhận thông báo về kết quả phân tích dữ liệu của các xu hướng trên YouTube. 


5. Google Trends for YouTube


Sử dụng bộ lọc nội dung “YouTube” của Google Trends cũng giúp thương hiệu khám phá các chủ đề đang thịnh hành trên YouTube theo dòng thời gian. Giống như Google Trends thông thường, thương hiệu hoàn toàn xem được dữ liệu theo khu vực cụ thể hoặc phân loại nội dung khác nhau. 


Bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm trên YouTube theo thứ tự từ phổ biến nhiều nhất đến ít nhất


6. Pinterest Trends


Với 454 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới, mạng xã hội Pinterest hứa hẹn là một kênh tiếp thị tiềm năng dành cho thương hiệu. Cùng với thực tế rằng người dùng thường sử dụng Pinterest như một “kho” ý tưởng, Pinterest sẽ trở thành “trợ lý” đắc lực cho thương hiệu trong việc dự đoán xu hướng hoặc khám phá nhiều chủ đề thịnh hành thuộc đa dạng lĩnh vực không chỉ ở riêng trên nền tảng. 


Ngoài dữ liệu hình ảnh, Pinterest còn phân tích xu hướng dưới dạng biểu đồ trực quan


Khi truy cập Pinterest, thương hiệu có thể tìm kiếm xu hướng trong tuần theo định dạng hình ảnh. Pinterest cũng cung cấp một tính năng khám phá xu hướng khá độc đáo: Pinterest Predicts. Đây là một danh sách “điểm mặt chỉ tên” những xu hướng mà Pinterest tin rằng có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong năm sau. Danh sách được trình bày như một báo cáo chi tiết theo danh mục ngành hàng hoặc phân khúc người dùng. 


Các xu hướng được Pinterest Predicts dự đoán theo nhiều danh mục hoặc phân khúc người dùng


7. Instagram Trends 


Instagram phù hợp được tận dụng như một nền tảng khám phá xu hướng thịnh hành trong vòng 24 giờ. 


Một cách đơn giản và nhanh chóng nhất để tìm kiếm nội dung phổ biến trên nền tảng là thông qua hashtag. Thương hiệu chỉ cần tìm kiếm một từ khoá mong muốn bắt đầu bằng dấu “#”, Instagram sẽ hiển thị tất cả bài viết/tài khoản/hashtag thịnh hành có bao gồm từ khoá. Bằng cách khám phá những nội dung này, thương hiệu sẽ có được phân tích hữu ích về mức độ phổ biến của một chủ đề. 


Một gợi ý ngoài lề dành cho thương hiệu muốn xuất hiện thường xuyên ở đề xuất nội dung của Instagram: đưa vào bài viết hoặc tên tài khoản các hashtag/từ khoá đang phổ biến trên nền tảng hoặc đang được người dùng mục tiêu quan tâm nhất. 


8. Twitter Trending Topics 


Giống như YouTube, Twitter sở hữu tab “Trending” giúp thương hiệu khám phá các chủ đề đang thịnh hành trên nền tảng. Tuy nhiên, với tính năng “Tìm kiếm nâng cao”, thương hiệu có thể nghiên cứu sâu hơn về các xu hướng theo thời gian thực. Ngoài ra, thông qua hashtag, Twitter cũng lọc ra một số nội dung ít phổ biến đồng thời cung cấp thông tin về các chủ đề có khả năng lan toả lớn trong tương lai gần. 


gGRFK4J_jQ7sHSW2MzQ5XNpgljQ46P6z4jMkQWguFBCe8BxHDw-kFMUzn8ZsN19n5q7TdIu9G22VWaXYbVkcd1yXcW7LO_9D_juzu2QfTZZbzM6Uv30gFkB4cV2AJz41PVgbGC0Tính năng “Tìm kiếm nâng cao” trên Twitter


Tổng hợp

Trang Ngọc