Biết cách tạo thương hiệu cá nhân trên Facebook là cách thu hút, tạo dựng hình ảnh của CEO trong thời đại bùng nổ mạng xã hội hiện nay.


Theo một nghiên cứu của nhóm giáo sư trường kinh doanh Fox – Đại học Temple, Philadelphia (Mỹ) được xuất bản trên tạp chí Tạp chí Marketing dành cho doanh nghiệp B2B (Journal of Business-to-Business Marketing) vào năm 2019, chưa tới 50% CEO của các doanh nghiệp B2B xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội. Các CEO miễn cưỡng thực hiện những chiến lược này dù cho việc xuất hiện trên nền tảng xã hội như Facebook có thể mang đến những lợi ích cho CEO dù ở cấp độ công ty hay cá nhân.


Việc xây dựng hình ảnh có tầm ảnh hưởng và sức lôi cuốn sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng độ tin cậy, minh bạch, khả năng kết nối với công chúng cũng như giúp gia tăng niềm tin và tình yêu dành cho thương hiệu. Cùng đón đọc bài phân tích chi tiết đến từ MISA để có thêm những thông tin chi tiết giúp cho các CEO nắm rõ cách tạo thương hiệu cá nhân trên Facebook nhé! 


1. Cách tạo thương hiệu cá nhân Facebook

 

1.1. Tại sao Facebook là nền tảng phù hợp giúp cho các CEO phát triển thương hiệu cá nhân? 

Tính đến tháng 8/2023, theo Statista, Facebook với 2,9 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng đang là mạng xã hội lớn nhất, cung cấp cho doanh nghiệp khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng. Tại Việt Nam, Facebook cũng là mạng xã hội lớn nhất với hơn 83 triệu người dùng (số liệu đến tháng 3/2023). 


Số lượng người dùng Facebook

Số lượng người dùng Facebook đến tháng 3/2022 (Nguồn: Napoleoncat)


Là mạng xã hội lớn nhất và đầu tiên đạt được nhiều thành công lớn, Facebook cũng là nền tảng cung cấp nhiều công cụ tích hợp so với các nền tảng khác. Những tính năng như nút theo dõi, ghi nhớ bài đăng (save the post), chia sẻ thông tin một cách dễ dàng hay điều hướng đến website của doanh nghiệp một cách an toàn giúp cho doanh nghiệp dễ dàng kết nối và tương tác với những khách hàng trên nền tảng tiềm năng này. 


Không dừng ở đó, Facebook với những bộ công cụ dành cho doanh nghiệp (Meta Business Suite) cho phép doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng những khách hàng tiềm năng của mình. Những tính năng như: phân loại công chúng mục tiêu theo lứa tuổi, sở thích, thói quen hay hành vi… là những cánh tay nối dài giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp đến cộng đồng khách hàng mục tiêu. 


Bên cạnh đó, Facebook cũng là cộng đồng của những doanh nhân chia sẻ thông tin hình ảnh là một trong những cách tạo thương hiệu cá nhân trên Facebook của các CEO. Những doanh nhân với từng chiến lược độc đáo giúp thu hút sự quan tâm của các người dùng tại đây. 


Hình ảnh bài đăng từ trang cá nhân của CEO Walmart - Doug McMillonHình ảnh Bài đăng từ trang cá nhân của CEO Walmart – Doug McMillon (Nguồn ảnh: Facebook cá nhân của Doug McMillon – Internet)


Giám đốc điều hành của Walmart là một trong những CEO tích cực trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Với tần suất đăng bài gần như 1 ngày/ 1 bài đăng, CEO của Walmart lôi cuốn cộng đồng những người theo dõi ông với những thông tin về doanh nghiệp xen lẫn với hoạt động thường nhật của ông. Sự kỹ lưỡng trong việc lựa chọn và thực hiện các nội dung chia sẻ là cách tạo thương hiệu cá nhân trên Facebook giúp ông luôn kết nối và tương tác với khách hàng và cộng đồng yêu thích ông.


1.2. Định nghĩa của việc xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook của CEO 


Với những tiềm năng về khả năng tiếp cận khách hàng, Facebook dần trở thành địa chỉ quen thuộc của các CEO. Theo một nghiên cứu của Weber Shandwick, vào năm 2010, số lượng CEO biết cách tạo thương hiệu cá nhân trên facebook thông qua việc xuất hiện trên nền tảng này chỉ dừng ở con số 36%. Tuy nhiên, tính đến năm 2020, con số này đã tăng đến hơn 82%. Bên cạnh đó, 80% các CEO trên toàn cầu thường xuyên sử dụng nền tảng Facebook để tương tác với cộng đồng công chúng mục tiêu của mình. 


Vào năm 2013, nhãn hàng thời trang hàng đầu của Scotland Lyle & Scott đã đưa lên mạng xã hội của mình cho việc tuyển dụng CEO mới, trong bài đăng của mình, họ đính kèm những thông tin cơ bản, đãi ngộ cũng như những điều cần thiết để trở thành CEO của họ. Đồng thời Lyle & Scott cũng yêu cầu các ứng viên giới thiệu bản thân bằng một video Vine (Một hình thức short video ở thời điểm đó).


Theo lời của chủ sở hữu Lyle & Scott, họ muốn tìm kiếm những giám đốc điều hành bán lẻ hiện đại, có hiểu biết về công nghệ và mạng xã hội. Và “bằng cách tìm kiếm thông qua mạng xã hội, chúng tôi sẽ chọn được những con khủng long giúp điều hành doanh nghiệp của mình”. 


Rõ ràng đây không phải là cách thức thông thường giúp tuyển dụng một vị trí “nóng” trong doanh nghiệp. Tuy nhiên với cách làm tươi trẻ, sáng tạo, tận dụng được sức lan truyền trên mạng xã hội, Lyle & Scott đã tạo ra tiếng vang về sự đổi mới của mình tại thời điểm đăng tải bài đăng trên. Những bước đi của Lyle & Scott đã khiến các công ty trong Fortune 500 nhìn nhận và đánh giá đúng đắn cách tạo thương hiệu cá nhân trên facebook của các giám đốc điều hành cao cấp.


Theo đó, việc xây dựng thương hiệu cá nhân của CEO trên Facebook được hiểu là việc tận dụng những tiềm năng to lớn của gã khổng lồ đến từ Meta, nhằm gia tăng mức hiện diện của cá nhân họ và hình ảnh của công ty trên môi trường số. Với mục tiêu nhằm lôi kéo sự quan tâm, dần biến đổi thành tình yêu đối với thương hiệu khiến cho việc xây dựng chiến thương hiệu cá nhân của CEO trên Facebook ngày càng trở nên quan trọng. Đối một số ngành nghề như: truyền thông, thời trang hay mỹ phẩm, việc xây dựng hình ảnh CEO trên Facebook còn mang tính chiến lược, đòi hỏi các doanh nghiệp cần xây dựng một cách bài bản để tận dụng được tất cả những lợi thế của nền tảng này. 


2. Những lợi ích của việc biết cách xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook cho CEO

cách xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook

2.1. Giúp gia tăng tỷ lệ nhận biết thương hiệu 


Lợi ích đầu tiên của việc xây dựng thương hiệu cá nhân trên CEO đó là giúp hỗ trợ cho tỷ lệ nhận biết thương hiệu. Theo một nghiên cứu từ nhóm các giáo sư đến từ Đại học Công nghệ Kaunas (2020), hình ảnh và tính cách của CEO được đồng nhất với hình ảnh đại diện thương hiệu. Những gì giám đốc điều hành chia sẻ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hình ảnh & cảm xúc của khách hàng dành cho thương hiệu. 


Bên cạnh đó, như đã chia sẻ ở trên, với việc đứng đầu trong số lượng người dùng hoạt động mỗi tháng, Facebook là một kênh thông tin hiệu quả nhằm lan tỏa thông tin của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Bradford (2020) đã chỉ ra, 75% người tiêu dùng tại thị trường Mỹ đặt niềm tin vào các doanh nghiệp có CEO hiện diện trên các nền tảng mạng xã hội. Họ cảm thấy tin tưởng hơn vào những giá trị cốt lõi, sứ mệnh và nhiệm vụ của doanh nghiệp khi thông tin này trở nên phổ biến trên mạng xã hội và thông qua các CEO. 


Trong quá trình sử dụng Facebook trở thành cánh tay nối dài trong việc chia sẻ thông tin doanh nghiệp, các CEO cần đảm bảo rằng thông tin họ chia sẻ là hữu ích về doanh nghiệp và thương hiệu của mình. Những thông tin này giúp cho người theo dõi và khách hàng tiềm năng hiểu rõ hơn về câu chuyện và doanh nghiệp của CEO. Điểm mấu chốt của những nội dung đó là việc tạo ra giá trị liên tưởng đến thương hiệu, Hãy đảm bảo những người theo dõi doanh nghiệp sẽ nhận ra bài đăng của CEO và nghĩ hay đến thương hiệu của họ. 


2.2. Giúp gia tăng tình yêu & lòng trung thành đối với thương hiệu 


Từ giá trị nhận diện thương hiệu thu được ở trên, việc truyền tải thông điệp mang ý nghĩa, tích cực và hữu ích còn giúp chuyển đổi khả năng nhận diện trở thành tình yêu & lòng trung thành đối với thương hiệu. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra, người tiêu dùng có ý định gắn bó với một thương hiệu khi doanh nghiệp có những hoạt động tích cực trên mạng xã hội. 


Bên cạnh đó, dựa trên nghiên cứu của 5W Public Relation (2020), đối với các khách hàng thế hệ mới (Millennials & genZ) bày tỏ quan điểm, họ có xu hướng yêu thích và trung thành với các nhãn hàng có các CEO hoạt động tích cực trên mạng xã hội hơn những doanh nghiệp không có sự hiện diện của giám đốc điều hành tại đây. Nghiên cứu chỉ ra, bên cạnh giá trị của thương hiệu, hoạt động và sự lôi cuốn của CEO cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy lòng trung thành đối với thương hiệu. Những nghiên cứu này đặt ra vấn đề về việc cần thiết của việc lan tỏa hình ảnh của CEO trên mạng xã hội khi những khách hàng thế hệ mới đang là những người quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số. 


Vào năm 2018, CEO của Econet – doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ hàng đầu tại Châu Phi, Strive Masiyiwa đã trở thành một hiện tượng khi ông có 33/500 bài đăng đầu tiên hàng đầu trên Facebook. Ông thu hút hơn 3,5 triệu người theo dõi trên trang của mình, xếp thứ 437 trong tất cả các Nhân vật của công chúng trên toàn thế giới và tạo ra hơn 108 triệu lượt tương tác với các bài đăng của ông vào năm 2018. Đến thời điểm hiện tại các bài đăng của ông vẫn thu hút trung bình 300,000 lượt tương tác. 


Trang cá nhân của Strive Masiyiwa trên FacebookBài đăng của Strive Masiyiwa trên Facebook luôn nhận được sự đón nhận của cộng đồng yêu thích ông và các sản phẩm do doanh nghiệp ông đại diện (Nguồn ảnh: Trang cá nhân của Strive Masiyiwa trên Facebook – Internet)


Điểm đặc biệt đó là tài khoản của ông cũng chính là sự hiện diện duy nhất của Econet trên nền tảng Facebook, ông đã khéo léo lồng ghép thông điệp và hành động của doanh nghiệp trên nền tảng này. Đưa ông trở thành một người đại diện phát ngôn cho các hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, giúp cho doanh nghiệp của ông luôn nằm trong những doanh nghiệp đứng đầu tại thị trường Châu Phi trong lĩnh vực công nghệ thông tin.


2.3. Giúp gia tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp


Lợi ích thứ ba của việc xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO trên Facebook đó là việc cung cấp cho doanh nghiệp khả năng cạnh tranh mới. Với tư cách là người đại diện thương hiệu trên nền tảng Facebook, sự hiện diện của CEO giúp thu hẹp khoảng cách giữa họ và khách hàng. Khi khoảng cách được thu hẹp, CEO có thể nhanh chóng nhìn nhận phản hồi, những sự thật ngầm hiểu mới (insight) từ người dùng. Sự nhanh nhạy trong tiếp cận và phản hồi thông tin cung cấp cho doanh nghiệp khả năng đổi mới. Từ đó giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được cơ hội và có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. 


 Dan Schulman - CEO của Paypal Hình ảnh series Never stand still của Dan Schulman – CEO của Paypal (Nguồn ảnh: Bài đăng của Dan Schulman trên Facebook của ông, Internet)


Dan Schulman – CEO của paypal, một trong những CEO có tầm ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực tài chính là một ví dụ tuyệt vời của việc liên tục kết nối và lắng nghe những phản hồi của khách hàng để hoàn thiện tính năng của Paypal.


Cụ thể, ông tổ chức và dẫn dắt chương trình Never Stand Still, chương trình của ông mời đến những người có tầm ảnh hưởng có giao hòa với khách hàng của Paypal. Tại đây, ông khéo léo lồng ghép những yếu tố Paypal có thể giúp cho khách mời, đồng thời cũng lắng nghe những phản hồi của họ.


Việc trao đổi, tương tác và kết nối giúp cho ông và Paypal luôn kịp thời đổi mới và nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, đưa Paypal trở thành một trong những cổng thanh toán được sử dụng nhiều nhất trên toàn cầu.

 

2.4. CEO biết cách cách xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook giúp tìm kiếm và thu hút nhân tài. 


Sự hiện diện của các CEO trên nền tảng Facebook còn giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với mạng lưới nhân tài rộng khắp. Dựa trên Bosslike (2023) của cho thấy, 80% người ứng viên sẽ thích làm việc tại các doanh nghiệp có CEO xuất hiện trên mạng xã hội hơn. Theo họ, việc CEO thể hiện trên các mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng sẽ phần nào thể hiện được văn hóa của doanh nghiệp. Bởi, bên cạnh chế độ đãi ngộ, văn hóa cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy động lực gắn bó với một doanh nghiệp. 


Bên cạnh đó, CEO của Cloud Career cho biết, đối với doanh nghiệp họ, Mạng xã hội là một cơ sở dữ liệu sơ yếu lý lịch khổng lồ. Nó cho phép doanh nghiệp biết nhiều đến một ứng viên hơn là sơ yếu lý lịch của họ. Nếu như trên sơ yếu lý lịch chỉ thể hiện khía cách công việc thì mạng xã hội sẽ là sơ yếu lý lịch thể hiện con người xã hội của họ. Các công ty có thể sử dụng các thông tin này để có thể đưa ra quyết định tuyển dụng phù hợp và chính xác hơn. 


Ví dụ của Lyle & Scott nói trên là một trong những ví dụ thú vị về việc tuyển dụng vị trí cao cấp thông qua mạng xã hội. Bên cạnh đó, mạng xã hội với khả năng kết nối cho phép CEO tìm kiếm những người trong cùng lĩnh vực, tìm hiểu và trao đổi với những ứng viên mà họ đã có thông tin sẽ giúp gia tăng tỷ lệ thuyết phục họ gia nhập doanh nghiệp. 


3. Cách thiết lập thương hiệu cá nhân của CEO trên Facebook 

cách xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook

3.1. Nghiên cứu & xác định tệp công chúng mục tiêu 


Bước đầu tiên trong việc thiết lập thương hiệu cá nhân của CEO trên Facebook đó là việc xác định nhóm công chúng mục tiêu. Với việc đồng nhất hình ảnh của CEO và hình ảnh thương hiệu, CEO có thể sử dụng các thông tin về công chúng mục tiêu của thương hiệu làm kim chỉ nam cho các hoạt động của mình trên Facebook. 


Việc xác định và phân loại được các nhóm công chúng mục tiêu, xác định mức độ phù hợp của nhóm công chúng với công ty sẽ giúp cho các CEO đề ra được các bước phát triển về nội dung, hình ảnh hay cách thức tương tác, kết nối với khách hàng. 

Công cụ Audience Insight của Facebook Công cụ Audience Insight của Facebook cho phép CEO và các doanh nghiệp lựa chọn ra nhóm công chúng mục tiêu (Nguồn: Internet)


Bên cạnh đó, CEO cũng có thể sử dụng các bộ công cụ của Facebook nhằm lọc ra cho mình nhóm khách hàng mục tiêu. Với các bộ lọc về vị trí địa lý, độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, thói quen và hành vi… Facebook có thể cung cấp cho CEO cái nhìn toàn cảnh về những người có thể quan tâm đến họ. Từ những thông tin này cũng sẽ giúp cho CEO mở rộng được tầm ảnh hưởng của mình, dễ dàng kết nối với khách hàng thông qua cung cấp những điều mà công chúng mong muốn từ họ. 


3.2. Xác định & xây dựng tiếng nói cá nhân và hình ảnh của CEO


Từ những thông tin về nhóm công chúng mục tiêu, CEO cần xác định xây dựng tiếng nói cá nhân và cách thể hiện tiếng nói đó trên môi trường mạng xã hội. Một tiếng nói và hình ảnh mang tính cá nhân hóa, chỉn chu sẽ dễ dàng tạo thiện cảm và niềm tin cho những người tiếp xúc. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Element 2021 cho biết, 88% người dùng sẽ mua hàng từ một thương hiệu/ người mà họ tin tưởng. 

cách xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook

Để có thể xác định được tiếng nói cá nhân trên mạng xã hội Facebook nói riêng và các nền tảng khác nói chung, các CEO có thể sử dụng ma trận sau trong việc xác định được đâu là cách phù hợp nhất để thể hiện bản sắc cá nhân của mình trên Facebook. Theo đó các CEO có thể kết hợp giữa: tính cách cá nhân (tính cách thương hiệu); ngữ điệu; ngôn ngữ và mục đích truyền đạt. 


Tiếng nói cá nhân sẽ là kim chỉ nam giúp cho các CEO đưa hình ảnh của mình đi chặng đường dài và xuyên suốt, tính kết nối cao giúp cho doanh nghiệp. Đồng hành với tiếng nói cá nhân, các CEO cũng cần xác định cho mình phong cách truyền đạt hình ảnh độc đáo, có tính thống nhất cao để từ đó nâng cao hiệu quả gợi nhắc thương hiệu cá nhân cũng như doanh nghiệp. 


Trong ví dụ của Strive Masiyiwa ở trên, các bài đăng của ông chỉ sử dụng 1 hình ảnh, giúp lột tả cảm xúc của những nội dung ông chia sẻ. Các bài đăng của ông với ngữ điệu khiêm tốn, chia sẻ những thông tin hữu ích về công nghệ dễ dàng tiếp cận đến những người theo dõi ông. Bên cạnh đó, ông cũng là người tập trung vào chất lượng nội dung khi những bài đăng của mình đều hơn 300 từ. Tổng hợp những điều này sẽ khiến người dùng hình dung hình ảnh của một người thủ lĩnh khiêm tốn & giàu lòng bác ái và trí tuệ. 


3.3. Biết cách tạo thương hiệu cá nhân trên Facebook thông qua nội dung & hình ảnh 


Không chỉ dừng ở việc nghiên cứu và xác định tiếng nói riêng, các CEO cũng cần chú ý trong việc đưa ra chiến lược nội dung & cách thức thể hiện nội dung đó. Tính thống nhất trong cả nội dung và cách thể hiện nội dung là cách tạo thương hiệu cá nhân trên Facebook hiệu quả. 


Một trang mạng xã hội của CEO nên bao gồm những nội dung tương tự mô tả một câu chuyện sâu sắc, phù hợp với thương hiệu của doanh nghiệp. CEO cũng có thể tận dụng các nội dung hiện có bao gồm thông báo của công ty, các bài báo hay các nghiên cứu đã được xuất bản. Tuy nhiên, nếu chỉ chia sẻ những nội dung lặp lại và không có tiếng nói của CEO như vậy là chưa đủ. Thay vì vậy, chiến lược nội dung cho các CEO cần phải đưa ra những cái nhìn sâu sắc và những giá trị dựa trên góc nhìn của họ của người đọc, đâu là câu chuyện đằng sau những ấn phẩm hay hoạt động của công ty. 


Trang Facebook cá nhân Shark Phạm Thanh HưngHình ảnh bài đăng của Shark Phạm Thanh Hưng trên Facebook của ông (Nguồn: Trang Facebook cá nhân Shark Phạm Thanh Hưng – Internet)


Shark Phạm Thanh Hưng – với 2 triệu người theo dõi trên Facebook là một ví dụ điển hình của việc xây dựng chiến lược nội dung trên Facebook. Cụ thể, với series Podcast Shark Hưng Inspiration của mình, ông đưa ra những góc nhìn của mình về thị trường vi mô và vĩ mô. Những tác động của nó đến tình hình sản xuất & kinh doanh. Những thông tin hữu ích kết hợp với hình ảnh chỉn chu, chuyên nghiệp khiến ông được coi là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn đến các ngành nghề xây dựng và bất động sản tại thị trường Việt Nam.


3.4. Lắng nghe phản hồi và điều chỉnh các chiến lược phù hợp. 


Mạng xã hội là một nền tảng thuận lợi để kết nối và giao tiếp dưới mọi hình thức. Với tính mở của mình, nó cho phép các người dùng tự do thể hiện những suy nghĩ về các vấn đề trong xã hội. Trong đó bao gồm cả những suy nghĩ về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời, người dùng cũng sẽ không ngại ngần chia sẻ vấn đề này với CEO – người mà họ cho rằng đó là đại diện hình ảnh của thương hiệu. 


Các nội dung từ người dùng là những ý kiến đáng quý để các CEO điều chỉnh sự hiện diện của mình trên Facebook. Họ có thể trực tiếp đưa ra những phản hồi quý báu giúp điều chỉnh sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp; hay ở góc độ khác, họ cũng có thể đưa ra những lời khen. Việc nhanh chóng phản hồi thông tin sẽ khiến họ cảm thấy mình có giá trị với doanh nghiệp, thúc đẩy họ tiếp tục kết nối với doanh nghiệp về mặt cảm xúc. Từ những giá trị này giúp thúc đẩy họ tiếp tục ủng hộ doanh nghiệp thông qua việc mua hàng và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. 


Việc lắng nghe phản hồi còn mang đến cơ hội cho các CEO nhìn nhận lại chiến lược nội dung và hình ảnh của mình đã phù hợp với người dùng hay chưa? Những gì mình nói liệu đã chạm được đến cảm xúc của người dùng hay chưa? Để từ đó giúp cho các CEO tiếp tục điều chỉnh hình ảnh và nội dung truyền tải, giúp gia tăng sự kết nối giữa họ và doanh nghiệp. 


4. Các lưu ý khi thiết lập thương hiệu cá nhân của CEO trên Facebook 

cách xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook

4.1. Sự đồng nhất giữa hình ảnh CEO và hình ảnh của thương hiệu 


Lưu ý đầu tiên cho các CEO biết cách tạo thương hiệu cá nhân trên Facebook là sự tương đồng giữa hình ảnh của họ và hình ảnh thương hiệu. Các nghiên cứu đã chỉ ra, hình ảnh cá nhân của các CEO được người dùng mặc định gắn liền với hình ảnh của thương hiệu. Một thương hiệu có sức ảnh hưởng, chỉn chu trong truyền thông cũng cần một CEO chỉn chu trong lời nói, hình ảnh trên mạng xã hội. 


Mối tương quan đặc biệt này cũng khiến các CEO cần phải thận trọng trong việc chia sẻ thông tin trên Facebook. Bởi những thông tin này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh thương hiệu do CEO và các đồng sự gây dựng. Thận trọng trong từng hình ảnh, từng câu chữ sẽ khiến cho doanh nghiệp duy trì được lợi thế cạnh tranh bền vững hơn với đối thủ cạnh tranh. 


4.2. Sự đồng nhất giữa hình ảnh CEO trên mạng xã hội & đời thường


Đối với lưu ý thứ hai, CEO cần phải lưu ý giữa hình ảnh họ xây dựng giữa đời thường và trên mạng xã hội. Những hình ảnh/ câu chuyện hay cách thức xử sự cần có sự tương đồng lẫn nhau, tranh gây ra cho người dùng cảm giác phân vân về tính cách của CEO trong đời thực và trên mạng xã hội. 


CEO có thể “minh họa” một nhân cách hoàn toàn khác những gì họ thể hiện trong cuộc sống. Nhưng khi tiếp xúc trực tiếp, sẽ gây choáng ngợp cho người dùng về sự khác biệt, họ sẽ nảy sinh nghi ngờ về những giá trị, thông điệp mà CEO đó chia sẻ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh cá nhân của họ và hình ảnh của thương hiệu. 


Lời khuyên dành cho CEO đó là việc minh họa một cách trung thực và trung tính về những gì họ mang đến cho cộng đồng, những thông tin được chia sẻ thái quá sẽ dễ gây ra những phản ứng trái chiều, mang đến những trải nghiệm không mong muốn cho người dùng. 


4.3. Gia tăng tầm ảnh hưởng thông qua các cộng đồng trên Facebook 


Không chỉ dừng ở việc kết nối với cá nhân, các Nhóm (Group) trên Facebook cũng là một cách tạo thương hiệu cá nhân trên Facebook tốt. Việc lựa chọn và tham gia các nhóm có chung mục tiêu về công việc sẽ giúp cho các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới đối tác. Bên cạnh đó việc chia sẻ thông tin trong các nhóm còn giúp cho các CEO mang hình ảnh của mình đến gần hơn với những nhóm công chúng mục tiêu, giúp gia tăng sự tín nhiệm của các CEO trên nền tảng Facebook. 


Tổng kết


Facebook là một nền tảng không còn xa lạ với các CEO và các doanh nghiệp. Tuy nhiên để biết cách tạo dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook thì cần có sự nghiên cứu và đầu tư bài bản từ các nhà quản trị chiến lược. Sự nhất quán trong tư duy và hành động sẽ giúp cho CEO tạo ra những chỗ đứng dành cho riêng mình tại thị trường truyền thông đầy sôi động trên Facebook. 

Nguồn MISA AMIS https://amis.misa.vn/tin-tuc/quan-tri-khach-hang/marketing/inbound-marketing/