Ngày 8/12 vừa qua, Google chính thức công bố Danh sách Google Year in Search 2021 - Google Một Năm Tìm Kiếm - bao gồm Top 10 Tìm Kiếm Nổi Bật Việt Nam 2021 cùng 14 hạng mục tìm kiếm tiêu biểu khác nhau của năm 2021 trên Google Tìm kiếm (Google Search). Cùng tìm hiểu những thông tin nổi bật xuất hiện trong Danh sách này nhé!


Học tập và Giải trí là hai xu hướng dẫn đầu danh sách tìm kiếm 


Top 10 từ khóa của Xu Hướng Tìm kiếm Nổi Bật của Việt Nam 2021 thể hiện sự tác động lớn bởi đại dịch qua một chuỗi các sự kiện và hoạt động định hình hai xu hướng lớn của năm bao gồm Học tậpGiải trí. Dẫn đầu danh sách là sự kiện thể thao hàng đầu thế giới Euro 2021 với từ khóa ‘Lịch thi đấu Euro’. Theo đó, từ khóa ‘VTV6’ là kênh truyền hình phát sóng trực tiếp các lượt trận Euro 2021 đã bứt phá vào Top, giữ vị trí thứ 3. 


Euro 2020 được dời sang ngày 12/6 - 12/7/2021, diễn ra vào giai đoạn giãn cách xã hội tại Việt Nam nên thu hút sự chú ý của phần lớn người dân.


Đứng thứ Nhì sau sự kiện bóng đá toàn cầu là từ khóa ‘Olm’ - OLM.vn là website học tập trực tuyến do Trung tâm Khoa học tính toán của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát triển, đem đến kiến thức giáo trình và bài ôn thi của nhiều môn học, phân chia theo các khối lớp bài bản và dễ tra cứu. Cùng nhóm học trực tuyến còn có từ khóa ‘Azota’ cũng là một website có thể giao và chấm bài tập trực tuyến, tổ chức tạo đề thi online, đứng thứ hạng 4. Trong nhóm Học tập trực tuyến còn có từ khóa ‘K12online’‘Vioedu’ cũng là các ứng dụng trực tuyến tạo đề thi. 


Người dân gia tăng nhận thức về COVID


Ảnh hưởng của đại dịch COVID tiếp tục bao trùm lên tất cả các lĩnh vực đời sống sinh hoạt, thúc đẩy việc tìm kiếm nhiều hơn từ người dùng nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu kiến thức, học tập và giải trí. Theo đó, đây là năm có nhiều xu hướng tìm kiếm nổi bật dạng câu hỏi liên quan về COVID như: ‘Phòng chống Covid’ hay ‘Khai báo y tế’, hoặc theo dõi ‘Covid hôm nay’ nắm tình hình và ‘Chỉ thị 16’ để biết rõ hơn những quy định giãn cách. Vấn đề đồng bộ dữ liệu tiêm ngừa từ ‘Cổng thông tin tiêm chủng’‘Sổ sức khỏe điện tử’ được người dân đặc biệt quan tâm trong giai đoạn đầu của đợt chích vaccine ngừa.


2021 là năm có nhiều xu hướng tìm kiếm nổi bật dạng câu hỏi liên quan về COVID


Giải trí trực tuyến tại nhà


Trong giai đoạn giãn cách, môn thể thao có xu hướng tìm kiếm nổi bật nhất là Bóng đá chiếm lĩnh hết các từ khóa trong danh sách chủ đề Thể Thao. Với tình yêu mãnh liệt với bóng đá, người Việt luôn quan tâm đến các vấn đề xoay quanh bóng đá, những giải thi đấu định kỳ hay như Euro, Copa America, La Liga, hay vòng loại World Cup 2022 có sự góp mặt của đội tuyển bóng đá Việt Nam. 


Giãn cách tại nhà, song song với nội dung thể thao thì người Việt thường xuyên tìm kiếm trực tuyến về nội dung game và phim để giải trí. Danh sách Phim có xu hướng tìm kiếm nổi bật trong năm dẫn đầu bởi series phim Trò chơi con mực (Squid Game). Cơn sốt về bộ phim lan tỏa tại nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Việt Nam, và những phiên bản sáng tạo khác từ ý tưởng của phim trên khắp các kênh YouTube cũng thu hút người xem. 


Cơn sốt "Squid Game" lan tỏa tại nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Việt Nam


Đáng chú ý, bên cạnh các chủ đề quen thuộc như hằng năm, danh sách từ khoá nổi bật của năm 2021 ghi nhận thêm hai chủ đề đặc biệt: Giải trí trực tuyếnMẹo công nghệ. Trong thời gian dài giãn cách xã hội, người Việt đã tìm nhiều cách để duy trì kết nối và tương tác với nhau qua các tựa game, nền tảng chơi game trực tuyến như Play together, Poki, Genshin Impact, Among Us. Bên cạnh đó, người dùng có xu hướng quan tâm đến hình tượng trực tuyến của mình, thể hiện qua việc tìm kiếm các công cụ tạo ảnh đại diện hoặc làm đẹp cho giao diện máy tính và trình duyệt của mình qua tìm kiếm.





Hỏi Google đa dạng hơn, người Việt luôn trau dồi kiến thức mới


Những năm gần đây, khi công bố danh sách xu hướng tìm kiếm nổi bật Year In Search, Google đã bổ sung thêm những hạng mục dành riêng cho những câu hỏi được người Việt quan tâm tìm kiếm nhiều trong năm. Đặc biệt, trong năm 2021, một năm bùng nổ về nhu cầu thông tin, bên cạnh 3 chủ đề “Là gì?”, “Ở đâu?”, “Như thế nào?” đã được công bố trong hai năm trước đây, 2 chủ đề về câu hỏi mới đã được bổ sung thêm trong danh sách năm nay đó là “Tại sao?” và “Bao nhiêu?”.


• 1001 câu hỏi về Covid-19: Đa phần các câu hỏi thuộc chủ đề Covid-19 đều liên quan đến việc làm rõ các quy định mới như “Chỉ thị 16 là gì?”, “Chỉ thị 15 là như thế nào?”, “Khai báo y tế ở đâu” hay “Xin giấy đi đường ở đâu?”.


Bên cạnh đó, người dân cũng tìm hiểu những thông tin bên lề về theo dõi sức khỏe bản thân và ứng phó dịch bệnh. Câu hỏi “Huyết áp bình thường là bao nhiêu?” xuất hiện trong Top câu hỏi “Bao nhiêu” có khả năng đến từ việc theo dõi huyết áp trước khi tiêm vaccine, hoặc “Hiệu thuốc gần nhất ở đâu?” được tìm kiếm nhiều trong tình hình hạn chế đi lại.


• Khi học sinh học trực tuyến - Môn nào không biết thì…tra Google: Trong các danh sách thuộc chủ đề câu hỏi của Google Year In Search 2021, có thể bắt gặp rất nhiều câu hỏi quen thuộc từ sách giáo khoa của học sinh các cấp. Trong đó, Sinh học có lẽ là môn khiến phụ huynh và học sinh phải đau đầu nhất với nhiều câu hỏi có xu hướng tìm kiếm nổi bật trong năm qua như “Tại sao lá cây có màu xanh?”, “Tại sao gọi dây thần kinh tuỷ là dây pha?”. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất phải kể đến sự góp mặt của 2 câu hỏi đã từng xuất hiện trong danh sách năm 2020 là “Trùng roi/ trùng giày di chuyển như thế nào?”, với xu hướng tìm kiếm cao gấp 2 lần so với năm ngoái.


Bên cạnh đó, tin học cũng là một môn có nhiều câu hỏi khiến nhiều phụ huynh và học sinh phải tìm đến sự trợ giúp của Google như “Thông tin trên Internet được tổ chức như thế nào?” hay “Tại sao phải mã hóa thông tin?”.


Bắt “trend” không sót nhịp nào: Danh sách những câu hỏi “hot” nhất năm: “Trà xanh là gì?”, “Sao kê là gì?”, “Phong sát là gì?” đã cho thấy rằng người dùng không chỉ năm bắt thông tin về các trào lưu mới, các câu chuyện nóng hổi trên các cộng đồng mạng xã hội rất nhanh mà còn tìm hiểu thêm nhiều thông tin liên quan xoay quanh những chủ đề ấy. Một số ví dụ khác có thể kể đến câu hỏi “Nuốt lưỡi là như thế nào?”, liên quan đến sự cố trên sân cỏ của cầu thủ Đan Mạch Christian Eriksen, hay “40.000 USD bằng bao nhiêu tiền Việt Nam” để biết giá trị của giải thưởng vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21. 


Đáng chú ý, với sự nổi lên của một thế lực đặc biệt mang tên “Gen Z” (đến mức câu hỏi “Gen Z là gì?” cũng nằm trong top tìm kiếm của năm) với nhiều thuật ngữ và trào lưu mới ra đời mỗi ngày, nhiều người dùng đã phải trông cậy vào Google để không bị lạc hậu, điển hình như câu “Chu pa pi nha nhố nghĩa là gì?” hay “Tại sao tháng 10 có 61 ngày?




Xem chi tiết thông tin về Google Search trong năm trên toàn cầu, truy cập tại đây.

Theo Google