Instagram, một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay, không chỉ là nơi để chia sẻ hình ảnh và video cá nhân mà còn là công cụ quan trọng trong chiến lược marketing của các thương hiệu. 


Theo Business Insider, trong tháng 3, Instagram đã vượt TikTok về số lượt tải về và mức tăng trưởng, nhờ lượng người dùng sẵn có. Theo nhiều chuyên gia nhận định, xu hướng dùng Instagram của người trẻ đã quay trở lại, đánh dấu những bước chuyển quan trọng trong phong cách thẩm mỹ và định hướng mạng xã hội của người dùng trẻ.


Sự phát triển đáng kinh ngạc của Instagram đã tạo ra một làn sóng ảnh hưởng lớn trong việc nâng cao hiệu suất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá vai trò của Instagram trong việc thúc đẩy hiệu suất thương hiệu năm 2024.


Instagram: Kênh "truyền thông có lợi nhất"


Trong nửa đầu năm 2023, Instagram tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những kênh truyền thông xã hội có lợi nhất cho thương hiệu, doanh nghiệp và người sáng tạo nội dung. Phân tích số liệu về MIV (Media Impact Value - Giá trị tác động truyền thông) cho thấy Instagram tạo ra một lượng giá trị đáng kinh ngạc là 16,9 tỷ USD cho các thương hiệu thời trang, phong cách sống và làm đẹp. Điều này không chỉ phản ánh sự tăng trưởng về số lượng người dùng mà còn cho thấy sự tương tác và độ hấp dẫn của nội dung trên nền tảng này. Sự đa dạng của các tính năng, từ Stories, Reels đã cung cấp cho thương hiệu và người ảnh hưởng cơ hội để kể câu chuyện của mình một cách sáng tạo và thu hút được nhiều đối tượng hơn.



Có 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên Instagram


Instagram là nền tảng xã hội được sử dụng nhiều thứ ba trên thế giới. Gắn liền với WhatsApp đều có 2.000.000.0000 người dùng hoạt động tính đến tháng 10 năm 2023. Sự ưu tiên về hình ảnh và video cùng với công cụ phân tích dữ liệu mạnh mẽ giúp Instagram trở thành kênh lý tưởng cho việc xây dựng nhận thức về thương hiệu và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, vượt trội so với các nền tảng khác trong việc đạt được ROI và MIV ấn tượng.


Sự xáo trộn và cơ hội


Thuật toán của Instagram biến đổi không ngừng khi số lượng người dùng ngày càng tăng nhằm phản ánh nhu cầu đổi mới của thị trường và tối ưu hóa lợi ích, tạo điều kiện cho một môi trường cạnh tranh, đòi hỏi các thương hiệu và cá nhân phải tạo ra nội dung sáng tạo, hấp dẫn hơn để nổi bật. Tuy nhiên, lượng người dùng khổng lồ cũng mang đến một lượng khán giả tiềm năng lớn, khiến Instagram trở thành nền tảng lý tưởng cho các chiến lược tiếp thị có mục tiêu. 


Cùng với sự gia tăng về số lượng người dùng, Instagram còn mang đến sự gia tăng phạm vi tiếp cận quảng cáo. Báo cáo thống kê Instagram từ Kepios cho thấy phạm vi tiếp cận quảng cáo tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Điều này làm cho nền tảng này trở thành lựa chọn lý tưởng cho các thương hiệu muốn quảng cáo trên Instagram.



Báo cáo thống kê Instagram từ Kepios


Mặt khác, quan trọng là thương hiệu phải nhận ra rằng không có phương pháp "một kích thước phù hợp với tất cả" khi nói đến việc tiếp cận Instagram. Mỗi thương hiệu cần phát triển chiến lược riêng biệt dựa trên đặc điểm độc đáo, đối tượng và mục tiêu cụ thể của thương hiệu trên nền tảng. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về thị trường, khả năng thích ứng với sự thay đổi của xu hướng, và việc thử nghiệm liên tục để tìm ra những gì hiệu quả nhất cho thương hiệu của bạn trong bối cảnh đang thay đổi không ngừng của Instagram.


Xây dựng thương hiệu trên Instagram


Để xây dựng thương hiệu trên Instagram, thương hiệu cần phải xác định rõ mục tiêu và đối tượng mục tiêu của mình, tạo hồ sơ thương hiệu mạnh mẽ với hình ảnh và bio rõ ràng, và sản xuất nội dung chất lượng cao. Thương hiệu có thể tăng cường sự hiện diện và tương tác trên Instagram bằng cách sử dụng hashtag một cách thông minh, tương tác tích cực với cộng đồng, và tận dụng các tính năng như Instagram Stories và Reels. 


Khác với sự sụt giảm trong những năm trước, tỷ lệ tiếp cận Instagram Stories bắt đầu tăng trở lại. Theo nghiên cứu của RivalQ, các thương hiệu nhỏ hơn có dưới 10 nghìn người theo dõi có tỷ lệ tiếp cận Story tăng đáng kể nhất (35%). Các nhóm khác có mức tăng nhẹ trong khi tỷ lệ tiếp cận đối với các thương hiệu cỡ trung không đổi.


Tỷ lệ tiếp cận Story tăng


Ngoài ra, việc theo dõi và phân tích hiệu suất của nội dung giúp tối ưu hóa chiến lược, trong khi việc duy trì tính chân thực và minh bạch trong mọi nội dung và tương tác củng cố uy tín thương hiệu. Hợp tác với Đại sứ Thương hiệu và người ảnh hưởng cũng là một cách hiệu quả để mở rộng đối tượng và tăng cường nhận thức về thương hiệu trên Instagram.


Câu chuyện thương hiệu


Trên Instagram, việc quảng cáo câu chuyện thương hiệu trên hồ sơ của chính thương hiệu đang trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến. Thực hiện điều này mang lại lợi ích lớn cho các thương hiệu khi họ có thể hoàn toàn kiểm soát thông điệp của mình và tạo ra một mối liên kết trực tiếp và tốt hơn với người tiêu dùng. 


Rất nhiều phương pháp để kể câu chuyện thương hiệu trên Instagram, trong đó có thể kể đến cách giữ chân người người xem thông qua những khung hình đầu tiên trên story. Theo Báo cáo RivalQ, việc duy trì một số khung hình đầu tiên là rất quan trọng để thu hút người dùng trong suốt phần còn lại của câu chuyện thương hiệu. 


Báo cáo RivalQ


Thương hiệu kem Yasso khuyến khích người xem tiếp tục nhấn vào để tìm hiểu cách họ có thể kiếm được phần thưởng. Thương hiệu này cũng sử dụng hình ảnh kem hấp dẫn để tạo điểm nhấn - bởi vì ai lại không bị lay động bởi lời hứa về một món quà ngọt ngào?


Câu chuyện của thương hiệu kem Yasso


Thương hiệu có thể chia sẻ câu chuyện của mình một cách trực tiếp và chân thành hơn, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và xây dựng một cộng đồng trực tuyến quy mô lớn hơn xung quanh hồ sơ của họ trên Instagram. Điều này giúp tăng cường sự gắn kết và lòng trung thành của khách hàng, đồng thời thúc đẩy hiệu suất kinh doanh và tạo ra kết quả tích cực cho thương hiệu trong thời gian tới.


Đại sứ thương hiệu và tính chân thực


Đại sứ thương hiệu trên Instagram là những người nổi tiếng, người ảnh hưởng, hoặc những cá nhân có tầm ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội này. Họ thường xuyên chia sẻ nội dung liên quan đến lối sống, sản phẩm, hoặc dịch vụ nhất định, qua đó giúp xây dựng hình ảnh và tăng cường nhận thức về thương hiệu cho doanh nghiệp. Các đại sứ thương hiệu có thể là người nổi tiếng có sẵn lượng người theo dõi lớn hoặc những người ảnh hưởng chuyên nghiệp được doanh nghiệp chọn lựa để đại diện và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ trên Instagram.


Versace đăng tải hình ảnh của Đại sứ HyunJin (Stray Kids)


Tính chân thực trên nền tảng Instagram có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong thời đại thông tin được lan truyền nhanh chóng và rộng rãi. Đối với các đại sứ thương hiệu, việc duy trì tính chân thực không chỉ giúp tăng cường mức độ tương tác và độ tin cậy với người theo dõi mà còn cải thiện hình ảnh và uy tín của thương hiệu mà họ đại diện. Tính chân thực bao gồm việc chia sẻ trải nghiệm thực tế, ý kiến cá nhân không qua sửa đổi, và tránh làm dụng quảng cáo hay nội dung tạo dựng không thật.


Trong thế giới mạng xã hội hiện nay, người tiêu dùng ngày càng yêu cầu cao về tính minh bạch từ các thương hiệu và những người ảnh hưởng. Điều này đòi hỏi các đại sứ thương hiệu phải cân nhắc cách họ tương tác với công chúng và chia sẻ nội dung trên Instagram để xây dựng và duy trì một mối quan hệ đáng tin cậy với người theo dõi của họ.


Tìm kiếm “tiếng nói” đại diện cho thương hiệu


Chọn đúng "giọng nói" cho thương hiệu trên Instagram là rất quan trọng. Điều này giúp thương hiệu giao tiếp một cách hiệu quả với khách hàng, tạo ra sự gần gũi và đồng điệu. Mỗi thương hiệu nên tìm ra giọng điệu phù hợp với bản sắc và giá trị của mình, từ đó truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và cuốn hút.


Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng mỗi vùng miền, mỗi nền văn hóa có cách tiếp nhận và hiểu thông điệp khác nhau. Instagram là một nền tảng toàn cầu, vì vậy khi sử dụng, thương hiệu cần nhận thức được những khác biệt này để điều chỉnh giọng điệu sao cho phù hợp với từng đối tượng mục tiêu cụ thể. Điều này không chỉ giúp tăng cường sự kết nối với khách hàng mục tiêu mà còn nâng cao hiệu quả của chiến dịch truyền thông trên nền tảng này.


Jisoo quảng bá cho trang sức Cartier


Theo một báo cáo mới nhất từ nền tảng nghiên cứu giá trị các thương hiệu cao cấp NetBase Quid, BulgariCartier là 2 nhãn hiệu đồ trang sức có sự tăng trưởng nhanh nhất về lượng đề cập trong năm vừa qua. Thành tích này được cho là nhờ có sự hợp tác giữa Bvlgari và Cartier với 2 thành viên LisaJisoo của BlackPink. Cụ thể, NetBase Quid đã phân tích các chỉ số truyền thông của 69 thương hiệu xa xỉ hàng đầu thế giới và thu được kết quả đầy bất ngờ. Theo đó, Bvlgari là thương hiệu trang sức cao cấp được nhắc đến nhiều nhất vào năm ngoái với tổng số 2,05 triệu lượt đề cập, có khả năng đạt tới 20,06 tỷ lượt hiển thị. Cartier đứng thứ hai trong danh sách khi đạt 2,03 triệu lượt đề cập cùng tổng số lượt hiển thị tiềm năng lên đến 17,8 tỷ lượt. 


Cả Bulgari và Cartier đều đạt được thành tích trên mạng xã hội cao hơn nhiều so với bất kỳ công ty trang sức xa xỉ nào khác. Chẳng hạn, Tiffany & Co chỉ đạt 430.000 lượt đề cập còn Piaget chỉ đạt 165.000 lượt. Tất nhiên, đây không chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, vì những hashtag hàng đầu đều được gắn với #lisa, #jisoo và #blackpink. NetBase Quid cho rằng “lượng đề cập tăng đột biến nhờ quan hệ hợp tác của nhãn hàng với các thành viên BlackPink”.


Lisa đăng tải hình ảnh quảng bá trang sức cho Bulgari


Trong thế giới hiện đại, các Influencer có sức ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng, khiến mọi người tìm kiếm họ để biết về xu hướng mới nhất và xây dựng uy tín cho bản thân.


Dự kiến trong năm 2024 và những năm tiếp theo, Instagram sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và nuôi dưỡng cộng đồng trực tuyến. Đối với các thương hiệu, việc tận dụng Instagram một cách thông minh và chiến lược sẽ giúp họ nâng cao hiệu suất kinh doanh và tạo dựng mối liên kết vững chắc với người tiêu dùng. 


Đừng quên đăng ký newsletter của Advertising Vietnam để cập nhật những thông tin mới nhất về marketing, quảng cáo hàng tuần!