Theo thống kế của We are social & Meltwater, năm 2023, tổng số người dùng mạng xã hội đạt 4,76 tỷ người trên toàn thế giới. Như vậy, có thể thấy các chiến dịch tiếp Social Media Marketing sẽ là bệ phóng thúc đẩy hiệu quả nhất các nỗ lực marketing của một doanh nghiệp đến khách hàng. Vậy làm thế nào để triển khai chiến dịch tiếp thị mạng xã hội hiệu quả và thu về nhiều phản ứng tích cực từ công chúng?


Dưới đây, Ori Agency sẽ tổng hợp và phân tích 12 chiến dịch Social Media Marketing thành công nhất trong lịch sử đến từ những thương hiệu lớn hàng đầu trên thế giới.     


1. Chiến dịch Red Bull Stratos - “Cú nhảy từ vũ trụ” của Red Bull


Red Bull là một trong những doanh nghiệp lớn đầu tư mạnh nhất vào chiến dịch marketing trên các nền tảng mạng xã hội. Chiến lược marketing của họ luôn chỉ tài trợ cho những môn thể thao mạo hiểm để thể hiện đặc tính sản phẩm nước tăng lực Red Bull, hay người Việt Nam thường gọi với cái tên nước tăng lực “Bò Húc”. 


Trong đó, đáng chú nhất là “Red Bull Stratos” là một trong những chiến dịch truyền thông sáng tạo và “điên rồ” nhất lịch sử của hãng này. Năm 2012, thương hiệu nước tăng lực số một thế giới này đã tài trợ cho Felix Baumgartner - một vận động viên người Áo thực hiện cú nhảy ngoạn mục từ độ cao hơn 39km. Red Bull đã tạo ra một trang Facebook dành riêng cho chiến dịch này với hàng loạt nội dung thú vị để thu hút sự chú ý và tò mò của công chúng. Đồng thời, thương hiệu này đã quyết định thử một loại phương tiện truyền thông mới đó là YouTube. Cụ thể, vào ngày vận động viên người Áo thực hiện cú nhảy, Red Bull đã quyết định phát sóng trực tiếp toàn bộ quá trình trên YouTube cũng như trên nhiều kênh truyền hình tại khoảng 50 quốc gia. Vận động viên này sau đó đã tiếp đất thành công trước sự chứng kiến và theo dõi trực tiếp của hàng triệu người trên thế giới. 



Có thể nói đó là một bước đi đột phá bởi kết quả video livestream của họ trở nên viral nhanh chóng và thu về hơn 100 triệu lượt phát lại. Điều này chứng minh rằng Youtube đã nhắm đến đối tượng khán giả mục tiêu tốt hơn. Hay nói cách khác các chiến dịch social media với sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ đem lại hiệu quả vượt trội và lâu dài.


Đồng thời, việc tài trợ cho cú nhảy “không tưởng” này đã giúp Red Bull chứng minh và khẳng định với thế giới rằng chiến lược marketing của họ có thể vượt ra xa khỏi ranh giới thông thường.


Bài học: Khi thực hiện một chiến dịch marketing, hãy chắc chắn rằng nó phù hợp và thể hiện được giá trị, mục tiêu của thương hiệu.


2. Chiến dịch ra mắt sản phẩm của AllBirds


Thay vì tạo nên cơn sốt bằng cách tạo ra hàng trăm mẫu giày mỗi năm như Nike, AllBirds - hiện được coi là “ông vua” bán đồ thể thao thời trang - đã chọn đi theo hướng ngược lại. AllBirds chọn cách tối giản các mẫu thiết kế và sử dụng mạng xã hội là phương tiện quảng cáo chính từ khi mới thành lập.


Năm 2016, chiến dịch ra mắt sản phẩm đã được AllBirds khởi động bằng cách chia sẻ những bức ảnh có chất lượng cao tập trung vào sản phẩm. Chiến lược này giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan về sản phẩm đồng thời kích thích sự tò mò của họ. Bên cạnh đó, trên YouTube, AllBirds đã triển khai một video giới thiệu sử dụng phương thức kể chuyện xen lẫn các yếu tố hài hước để làm nổi bật giá trị, sứ mệnh của thương hiệu là thân thiện với môi trường. Ngoài ra, thương hiệu này còn hợp tác với một vài “chi nhánh” (affiliates) để tạo thêm nhiều nội dung trên các phương tiện truyền thông xã hội và các kênh tiếp thị khác. Điều này giúp AllBirds đẩy mạnh truyền thông qua tiếp thị truyền miệng (VOM). 



Chiến dịch thành công bởi nó đã kích thích sự tò mò và tạo ra dự đoán xung quanh sản phẩm sắp ra mắt trong công chúng. Đồng thời, nó cũng xây dựng thành công hình ảnh thương hiệu gắn liền và liên quan trực tiếp đến đối tượng khách hàng mục tiêu.  


Bài học: Đừng ngại thể hiện tính cách, giọng nói và giá trị thương hiệu của bạn. Nếu bất cứ điều gì, sự trung thực với thương hiệu giúp bạn phân biệt nội dung xã hội và nổi bật trong tiếng ồn. Hơn nữa, khiến mọi người nói chuyện để tạo ra tiếng vang và bằng chứng xã hội xung quanh các sản phẩm của bạn.


3. Chiến dịch #DistanceDance của Procter & Gamble



Tháng 3 năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid đang lây lan mạnh mẽ, gã khổng lồ ngành hàng tiêu dùng Procter & Gamble (P&G) đã triển khai chiến dịch #DistanceDance trên TikTok. Mục tiêu của #DistanceDance là kêu gọi mọi người cùng ở nhà để ngăn chặn sự lây lan của Covid. 


Cụ thể, P&G đã hợp tác với TikToker Charli D’Amelio. Trong đó, thương hiệu này khuyến khích mọi người tham gia thử thách #DistanceDance bằng cách đăng tải các video ngắn ghi lại những điệu nhảy bất kỳ kèm hashtag của chiến dịch. Với 3 triệu video đầu tiên được đăng tải, P&G sẽ quyên góp vào quỹ Feeding America cho cộng đồng. 


Khi thực hiện chiến dịch này, P&G đã sử dụng hai chiến thuật dựa vào thực tiễn và insights của khách hàng. Thứ nhất, P&G yêu cầu người dùng Tik Tok tham gia bằng cách ghi lại điệu nhảy của họ vì nền tảng này quen thuộc với họ bằng những nội dung đó. Đây chính là ví dụ tuyệt vời về việc xây dựng nội dung phù với kênh mạng xã hội được lựa chọn. Thứ hai, P&G tận dụng sức ảnh hưởng của các TikToker để thu hút và tiếp cận đối tượng mục tốt hơn.


Bài học: Hiểu rõ đặc điểm nội dung và hành vi người dùng của từng nền tảng mạng xã hội là yếu tố tiên quyết để có một chiến dịch social media thành công.


4. Chiến dịch tiếp thị nội dung dựa trên sản phẩm của The Yard Milkshake Bar



Chiến dịch tiếp thị nội dung dựa trên sản phẩm (Product-Led Social Content) của The Yard Milkshake Bar là một trong những ví dụ tuyệt vời để học hỏi. Một vài lý do giúp nhãn hàng này thành công trên social media:

  • Xuất hiện tích cực trên tất cả các nền tảng mạng xã hội mà đối tượng khách hàng mục tiêu thường sử dụng như Instagram và Facebook.
  • Khuyến khích khách hàng chia sẻ nội dung (UGC) và tận dụng chúng cho mục đích truyền thông. Thậm chí, nhãn hàng còn sử dụng mô hình Affiliate Marketing để kết nối hiệu quả với khách hàng trực tuyến.
  • Xây dựng nội dung đáp ứng mong đợi của khán giả và thu hút họ ví dụ như các video hậu trường đăng tải trên Instagram hay những đoạn Shorts hấp dẫn trên YouTube.


Bên cạnh đó, The Yard Milkshake Bar cũng tập trung vào khách hàng của họ. Cụ thể, hãng này đã tận dụng Facebook Group để chia sẻ và gửi tặng các mã giảm giá độc quyền cho khách hàng của họ.


Bài học: Việc nghiên cứu và xác định đâu là những nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất bởi khách hàng mục tiêu là rất quan trọng. Đồng thời, những nội dung do chính khách hàng sản xuất sẽ thu hút khách hàng và khiến thương hiệu bạn trở nên đáng tin cậy. Cuối cùng, tạo cộng đồng riêng trên các nền tảng sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn với người dùng của mình.


5. Chiến dịch giáo dục ‘Heroes of the Oceans’ của National Geographic


National Geographic luôn đặt lên hàng đầu sứ mệnh giáo dục và khuyến khích sự thay đổi trong hành vi của khán giả. Để thực hiện điều đó, National Geographic đã tận dụng hai yếu tố đó là kể chuyện sáng tạo (creative storytelling) và phóng sự ảnh. 


Ngoài ra, để hoàn thành nhiệm vụ trên, NatGeo còn sử dụng đa dạng các phương tiện truyền thông xã hội khác nhau với nội dung chọn lựa để phù hợp với người xem trên mỗi kênh. Ví dụ, trên Instagram, NatGeo sử dụng “Stories” để tạo ra nội dung tương tác xung quanh các chủ đề khác nhau, chẳng hạn như Black Joy:



Một trong những chiến dịch nổi bật nhất của National Geographic là bộ phim tài liệu “Heroes of the Oceans” hợp tác sản xuất cùng với Rolex. Bộ phim này kể về cuộc hành trình của nhà sinh vật học nổi tiếng - Sylvia Earle và các nhà hải dương học đang nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái dưới biển trên. Để quảng bá cho bộ phim này, họ cũng chia sẻ những đoạn cắt nổi bật, trailer trên các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Youtube,...



Tóm lại, nói một cách đơn giản, các chiến dịch truyền thông xã hội của NatGeo được phần lớn công chúng đón nhận vì cách tiếp cận sáng tạo của họ. Thương hiệu này đã tận dụng tối đa các tính năng của mỗi nền tảng mạng xã hội, chẳng hạn như các cuộc thăm dò trên Twitter và các câu chuyện trên Instagram…


Bài học: Kể chuyện trực quan bằng hình ảnh (Visual Storytelling) là công cụ hiệu quả nhất để giáo dục, giải trí và truyền cảm hứng cho người xem. 


6. Chiến dịch “Year in Review” của Spotify



Năm 2015, Spotify đã tung ra chiến dịch có tựa đề “Year in Review” và chiến dịch này đã trở thành “truyền thống” và ngày một nổi tiếng với tên gọi “Spotify Wrapped”. Cụ thể chiến dịch hàng năm này cung cấp cho người dùng số liệu thống kê xung quanh các bài hát, podcast, nghệ sĩ và thể loại mà họ nghe trong suốt cả năm. Và nó nhanh chóng trở thành một chủ đề thịnh hành trên các trang mạng xã hội khi hàng loạt người dùng đăng tải báo cáo của Spotify. Bởi bảng xếp hạng này như một bản tóm tắt về sở thích cá nhân, nội tâm và cảm xúc của người dùng. Do đó, việc lựa chọn chia sẻ của người dùng phản ánh tâm lý mong muốn được khẳng định và thể hiện bản thân đồng thời cả mong muốn được mọi người công nhận qua những lượt bình luận hay react. Bên cạnh đó, nền tảng nghe nhạc trực tuyến hàng đầu này còn đánh vào tâm lý “sợ bỏ lỡ” (FOMO) của phần lớn công chúng hiện đại trên không gian mạng. Yếu tố này kết hợp với tâm lý hay so sánh bản thân với người khác đã giúp chiến lược này thành công kích thích văn hóa chia sẻ trong cộng đồng người dùng của họ. 


Ngoài ra, chiến dịch hàng năm này cũng có một phiên bản dành riêng cho nghệ sĩ với tên gọi là “Artist Wrapping”. Mục này cho phép các nghệ sĩ xem các chỉ số, thứ hạng của các bài hát. Từ đó, nó cũng thúc đẩy các nghệ sĩ chia sẻ lại báo cáo trên các trang mạng xã hội của họ để cảm ơn và tri ân những khán giả đã ủng hộ họ.


Kết quả, chiến dịch đã gia tăng lượt tải ứng dụng Spotify. Bên cạnh đó, “Spotify Wrapped” cũng giúp tăng thời gian người dùng dành cho ứng dụng. Cuối cùng, nhờ vào các bài chia sẻ từ các nghệ sĩ, Spotify đã tăng sự hiện diện của mình đáng kể với công chúng mà không mất bất cứ chi phí nào cho quảng cáo.


Bài học: Chiến dịch của Spotify cho thấy rằng việc biến các chiến dịch marketing thành một cuộc thi hay sân chơi sẽ kích thích khách hàng tự động chia sẻ và lan tỏa thương hiệu bạn trên các nền tảng mạng xã hội.


7. Chiến dịch #EasyOrder của Domino



Vào tháng 5 năm 2015, Domino đã triển khai chiến dịch với hashtag #EasyOrder cho phép người tiêu dùng đặt pizza qua Twitter. Mục đích của chiến dịch nhằm đơn giản hóa và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng trong quá trình đặt hàng. Kết quả, chiến dịch này sau đó đã gặt hái được thành công lớn. Thậm chí, một năm sau đó, #EasyOrder vẫn được Domino’s sử dụng trên TV và các bài quảng cáo trên mạng xã hội để quảng bá về mức độ nhanh chóng khi đặt pizza trên Twitter. 


Lý giải cho sự thành công của #EasyOrder, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính việc sử dụng biểu tượng cảm xúc trong bài đăng đã giúp bài Domino’s thu hút và giao tiếp hiệu quả hơn với khách hàng của họ. Bằng chứng là chiến dịch đã giúp thương hiệu pizza nổi tiếng này tăng tỷ lệ tương tác của khách hàng lên 201% so với tháng trước đó. 


Bài học: Mạng xã hội là công cụ hiệu quả giúp các nhãn hàng tiếp cận với khách hàng đặc biệt là giới trẻ hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc sử dụng emojis (biểu tượng cảm xúc) trong các bài đăng trên social media sẽ giúp nhãn hàng dễ dàng kết nối với những người theo dõi. 


8. Chiến dịch #100Women của BBC



#100Women là chiến dịch hàng năm của BBC. Chiến dịch này khám phá và chia sẻ các câu chuyện của những người phụ nữ từ khắp nơi trên thế giới mà các trang tin tức chính thống có thể bỏ qua. 100 phụ nữ đại diện trong chiến dịch là các nhà lãnh đạo thế giới hay những nữ anh hùng địa phương đến từ mọi tầng lớp xã hội. Qua đó, làm nổi bật vai trò của nữ giới trong thế kỷ 21. 


Một điều đặc biệt là các chiến dịch social media không giới hạn về không gian địa lý. Và nhờ tận dụng lợi thế này, #100Women đã trở thành chiến dịch toàn cầu. Trong năm 2015, chiến dịch này không chỉ được phát động tại Mỹ mà còn trên các quốc gia khác. Cụ thể, chiến dịch được triển khai bằng 8 ngôn ngữ trên hai kênh truyền thông xã hôi của BBC là Facebook và Twitter với hashtag #100Women. 


Bài học: Với khả năng kết nối không giới hạn, không phân biệt vị trí địa lý, không phân biệt chủng tộc, tầng lớp, mạng xã hội trở thành công cụ hiệu quả để các tổ chức tiếp cận hiệu quả với đối tượng khách hàng tiềm năng trên toàn cầu. 


9. Chiến dịch #ShowUs của Dove



Chiến dịch #ShowUs nằm trong dự án “The Real Beauty” của Dove. Để triển khai chiến dịch này, Dove đã hợp tác với Girl gaze và Getty Images để tạo một bộ sưu tập hơn 10.000 hình ảnh. Cụ thể bộ ảnh này mô tả vẻ đẹp thực sự của những người phụ nữ trên khắp thế giới chứ không phải là một vẻ đẹp mà phần lớn công chúng mong đợi. Mục tiêu #ShowUs là xóa bỏ định kiến, tiêu chuẩn về cái đẹp. Đồng thời, chiến dịch cũng khuyến khích các nhà quảng cáo, truyền thông thay đổi cách công chúng nhìn nhận về phụ nữ bằng cách sử dụng kho ảnh trên. Bên cạnh đó, Dove cũng khuyến khích tất cả phụ nữ đóng góp hình ảnh của chính họ vào thư viện ảnh bằng cách chia sẻ chúng trên Instagram với hashtag #ShowUs. 


Kết quả, #ShowUs đã thành công vang dội với:

  • Hơn 2500 công ty và ấn phẩm đã sử dụng hình ảnh trong bộ sưu tập
  • Hơn 640.000 bài đăng đã được chia sẻ trên Instagram với hashtag #Showus. 
  • Thư viện ảnh được tải ở hơn 60 quốc gia


Bài học: Các chiến dịch marketing hướng tới cộng đồng sẽ thu hút khán giả tham gia một cách chủ động, tự nguyện. Thậm chí, chính các nhãn hàng cũng được hưởng lợi từ chính những sự hỗ trợ và thực hiện bởi chính khách hàng của mình. 


10. Chiến dịch #WithoutShoes của TOMS



TOMS là một trong những thương hiệu giày nổi tiếng tại Mỹ, ghi điểm với khách hàng bởi thiết kế đơn giản, tinh tế và mang tính ứng dụng cao. Triết lý và mô hình kinh doanh của thương hiệu này là “One for one” có nghĩa là với mỗi đôi giày được mua, công ty sẽ thay khách hàng tặng một đôi khác cho những trẻ em nghèo. Ý tưởng này xuất phát từ chuyến đi tình nguyện của Mycoskie, người sáng lập thương hiệu, tại Argentina khi chứng kiến rất nhiều trẻ em nghèo phải đi chân trần và đối mặt với nguy cơ bị thương và nhiễm bệnh. Do đó, Mycoskie nhận ra rằng một đôi giày nhỏ bé nhưng có thể tạo ra một thay đổi lớn cho cuộc sống của mỗi trẻ em. Nhưng chỉ dựa vào một cá nhân là chưa đủ để tạo ra được sự thay đổi có tính bền vững và vì vậy TOMS Shoes ra đời với triết lý trên. 


Vào tháng 5 năm 2015, TOMS Shoes đã tạo được một bước tiến xa hơn khi lan tỏa câu chuyện của mình qua chiến dịch #WithoutShoes trên Instagram. Chiến dịch này yêu cầu khách hàng của họ hãy thử trải nghiệm một ngày mà không mang giày để hiểu cảm giác của những đứa trẻ lớn lên mà không có giày. Thay vì khuyến khách hàng mua sản phẩm, TOMS chỉ đơn giản khuyến khích họ đăng tải các bức ảnh chụp chân trần và gắn kèm hashtag #WithoutShoes để tặng giày cho những người kém may mắn hơn. Chiến dịch kết thúc khi số lượng quà tặng đạt đến một triệu đôi giày cùng sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ như Unicef và Save the Children. 


Có thể nói rằng TOMS đã quá thành công với #WithoutShoes khi đã đạt được lượt tương tác cao trên Instagram cũng như tạo nên một hiệu ứng ủng hộ mạnh mẽ từ công chúng. 


Bài học: Một chiến dịch marketing tạo được tiếng vang mạnh mẽ cần được xây dựng dựa trên giá trị, sứ mệnh thương hiệu gắn liền với những thông điệp ý nghĩa để giải quyết các vấn đề xã hội. Và mạng xã hội là công cụ hiệu quả giúp lan tỏa rộng rãi câu chuyện đến công chúng


11. Chiến dịch hợp tác quảng cáo với các Influencer của Gopro


Go-Pro no rules ad campaign


GoPro là một công ty của Mỹ nổi tiếng với các dòng sản phẩm camera chất lượng cao. Năm 2022, để ra mắt dòng sản phẩm mới “GoPro Hero 11 Black”, thương hiệu camera du lịch này đã mời 42 nhà sáng tạo nội dung tham gia chuyến trải nghiệm miễn phí dài 4 ngày tại Thụy Sỹ. 


Trong lần hợp tác này, GoPro đã thực hiện một chiến lược thông minh là “Không đặt ra quy tắc”. Cụ thể, GoPro sẽ tặng sản phẩm mới cho các nhà sáng tạo nội dung để họ trải nghiệm trước khi chúng được ra mắt chính thức. Hãng camera này không giao bất kỳ nhiệm vụ hay yêu cầu các nhà sản xuất nội dung phải quay đủ số lượng bao nhiêu video. Thậm chí, họ còn không phê duyệt hay kiểm soát bất kỳ nội dung nào được đăng tải trên mạng xã hội. Chính điều này đã thể hiện sự hiếu khách và cho phép những người sáng tạo nội dung có những trải nghiệm trọn vẹn nhất trong suốt chuyến đi. 


Kết quả là chiến dịch đã thành công vang dội. Ví dụ như video đu dây trong hẻm núi của Johnny Lo đã nhận về 12,7 triệu lượt xem và 917.000 lượt react. Dù GoPro không yêu cầu phải gắn bất cứ thứ gì liên quan đến mình nhưng vì những trải nghiệm tuyệt vời có được, Johnny Lo đã rất sẵn sàng gắn hashtag thương hiệu ở bài đăng. Dĩ nhiên, nhờ vậy GoPro đã quảng bá mình thành công đến công chúng. 


Chiến dịch của GoPro thành công không phải vì dám “chơi lớn” bỏ tiền mời đối tác của mình đi du lịch Thụy Sỹ mà nó thành công bởi thương hiệu này đã chọn đúng những influencers có hiểu biết và thực sự có nhu cầu sử dụng sản phẩm của mình. Quảng cáo của họ chính xuất phát từ chính những trải nghiệm thực tế.


Bài học: Việc chọn influencer để quảng bá cho sản phẩm hay thương hiệu là quan trọng. Ngoài ra, khi đã quyết định hợp tác thì cần có sự tin tưởng với đối tác của mình. Bởi những quy tắc hay yêu cầu cứng nhắc có thể khiến đối tác của bạn cảm thấy khó chịu và cho ra những sản phẩm không đạt hiệu quả cao. 


12. Chiến dịch #ShotOniPhone của Apple


Năm 2015, Apple cho ra mắt chiến dịch “Short on iPhone” lấy cảm hứng từ cố CEO Steve Jobs là “quảng cáo phải làm nổi bật người dùng”. Chiến dịch này sau đó đã được triển khai suốt nhiều năm qua.


Gần đây nhất, năm 2022, chiến dịch này được sử dụng để quảng bá iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max. Thông qua chiến dịch, Apple muốn giới thiệu tính năng mới được cải thiện ở camera đó là khả năng bắt nét ở khoảng cách gần. Để thực hiện mục tiêu trên, Apple khuyến khích khách hàng của mình chia sẻ những bức ảnh chụp cận cảnh các đối tượng có kích thích nhỏ như cỏ cây, côn trùng,... bằng hai sản phẩm mới của họ trên Instagram và Twitter kèm hashtag #ShotOniPhone và #iPhoneMacroChallenge. Kết quả chiến dịch đã thu hút được hơn 26 triệu bài đăng trên Instagram. “Ông lớn công nghệ” này sau đó đã chọn ra 10 bức ảnh chiến thắng để sử dụng cho các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số. 


Chiến dịch này thu về nhiều hiệu ứng truyền thông tích cực vì nó chứng minh rõ ràng cho khách hàng thấy máy ảnh iPhone hoạt động tốt như thế nào.


Bài học: Thay vì sử dụng những từ ngữ hoa mỹ hay những phép cường điệu để quảng cáo về sản phẩm của mình, hãy chứng minh cho khách hàng thấy sản phẩm và dịch vụ của bạn hoạt động hiệu quả như thế nào trong thực tế.



Nhìn chung, mạng xã hội vẫn đang và sẽ tiếp tục đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong các chiến dịch Marketing nói chung. Do đó, Ori Agency hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có được những thông tin hữu ích để xây dựng các chiến lược tiếp thị mạng xã hội hiệu quả và bùng nổ truyền thông trong tương lai.


Nguồn: Ori Marketing Agency