Poster quảng cáo là một trong những phân loại của OOH (Out of Home), hay còn gọi là biển quảng bá ngoài trời. Những tấm poster này xuất hiện phổ biến ở những địa điểm công cộng như xe buýt, rạp chiếu phim, đường phố, ngã tư,... Quy định của luật pháp Việt Nam đối với việc dán poster quảng cáo là gì? Liệu marketer có cần phải xin phép trước khi treo biển quảng bá ngoài trời? 


"Poster quảng cáo giúp tăng nhận diện thương hiệu"


Poster quảng cáo được hiểu là một bức tranh/ảnh thể hiện các nội dung quảng cáo với những thông điệp cụ thể. Đó có thể là những tấm decal được in màu dán tại các điểm cụ thể, đông người để nhằm mục đích tiếp cận nhiều nhất khách hàng tiềm năng có thể. Đó cũng có thể là những tấm biển quảng cáo ngoài trời (Pano hoặc Wallbanner) treo trên hông các tòa nhà với kết cấu khung sắt, mặt bạt Hiflex để thể hiện nội dung quảng cáo cho thương hiệu, sản phẩm.





Theo anh Phạm Ngọc Linh, Founder & CEO Công ty quảng cáo ngoài trời tích hợp Unique cho biết biển quảng cáo là một công cụ thực hiện Brand Marketing hiệu quả. “Poster quảng cáo có đặc điểm là hình thức quảng cáo trực quan nằm tại một điểm cố định, chính vì vậy những người tham gia giao thông hoặc đi lại qua khu vực đó buộc phải nhìn và không thể ‘tắt đi, chuyển kênh’ hay di chuyển sang nội dung khác, mắt bắt buộc phải nhìn. Nó tạo ra hiệu ứng lặp đi lặp lại, ngày nào người tham gia giao thông đi qua đi lại cũng phải nhìn vì vậy sẽ giúp thương hiệu gia tăng nhận diện”.  


Để một poster quảng cáo được dán ở nơi công cộng, anh Phạm Ngọc Linh tiết lộ luôn có một quy trình 5 bước:




“Trong suốt quá trình biển quảng cáo còn hiệu lực, đơn vị quảng cáo có trách nhiệm bảo hành biển quảng cáo, chịu trách nhiệm về tính pháp lý của biển quảng cáo và đảm bảo biển quảng cáo hiệu quả. Sẽ có những trường hợp biển quảng cáo đã ra mắt nhưng bắt buộc phải gỡ bỏ vì nội dung trái thuần phong mỹ tục, gây hiểu lầm hoặc nội dung phản cảm. Vì vậy, để không tốn chi phí mà chẳng được gì, các marketer cần nắm sát và tuân thủ theo các điều khoản trong luật quảng cáo cơ bản như tránh sử dụng những từ: Nhất, duy nhất hay sản phẩm có nồng độ cồn quá 15 độ và rất nhiều các lưu ý khác”, anh Ngọc Linh nói. 


Vậy, luật pháp Việt Nam đã có những quy định gì đối với việc dán biển quảng cáo ngoài trời? 


Các hình phạt cho việc dán poster quảng cáo sai quy định


Theo Luật sư Trần Minh Cường (Đoàn Luật sư TP.HCM), để được phép treo poster tại nhiều địa điểm thì poster này cũng cần đáp ứng một số điều kiện và chủ thể cũng cần tuân thủ theo điều kiện pháp luật. 



Theo đó, căn cứ Điều 30 - Luật quảng cáo 2012 quy định về trình tự thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn như sau:


  • Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải gửi hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương trước khi thực hiện quảng cáo 15 ngày.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương xác nhận về việc nhận hồ sơ, nếu không có ý kiến trả lời thì tổ chức, cá nhân được thực hiện sản phẩm quảng cáo đã thông báo. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phư ý do.


Như vậy, theo quy định về trình tự thông báo sản phẩm quảng cáo nêu trên thì khi bạn muốn thực hiện dán poster quảng cáo về sản phẩm của công ty, doanh nghiệp mình thì bạn phải gửi hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương trước khi thực hiện quảng cáo 15 ngày.


Do vậy, khi thương hiệu được cấp phép quảng cáo của Sở y tế thành phố về mỹ phẩm thì cũng chỉ có thể thực hiện dán poster tại địa bàn mong muốn. Còn trường hợp muốn quảng cáo tại địa phương khác thì phải làm thủ tục xin cấp phép tại địa phương đó trước khi thực hiện 15 ngày.


Về thủ tục xin phép dán poster quảng cáo, Luật quảng cáo 2012 có quy định:



“Các hồ sơ này được nộp tới Sở văn hóa, thể thao và du lịch nơi thực hiện quảng cáo trước khi thực hiện quảng cáo 15 ngày. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu Sở văn hóa, thể thao và du lịch không có ý kiến trả lời thì chúng ta được thực hiện sản phẩm quảng cáo đã thông báo. Trong trường hợp Sở văn hóa, thể thao và du lịch không đồng ý, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”, LS Trần Minh Cường nói. 


Với các trường hợp quảng cáo vi phạm quy định, Luật pháp Việt Nam sẽ có những mức xử phạt hành chính riêng tuỳ vào trường hợp. Cụ thể, sẽ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi treo, dựng, đặt, gắn mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn không đúng vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận; Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng cho hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội. 


Hằng Trần