Content Marketing là phương thức tiếp thị hiện đại nhằm mang đến những nội dung phù hợp và hữu ích đến khách hàng thay vì sử dụng những nội dung quảng cáo “xôi thịt".


Những nội dung tiếp thị thu hút khán giả trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau, mỗi công đoạn có thể sẽ do một người phụ trách. Vì thế, đội ngũ content marketing thường bao gồm rất nhiều người tương ứng với nhiều vị trí. 


Bài viết dưới đây sẽ giúp các marketer hiểu rõ hơn vai trò của các vị trí trong lĩnh vực content marketing. 


1. Copywriter


Vai trò của Copywriter là thuyết phục khách khách hàng mua sản phẩm thông qua ngôn từ. Họ có nhiệm vụ truyền đạt những thông tin về giá trị cốt lõi của thương hiệu, của sản phẩm tại bất cứ nơi nào có khả năng thu hút khán giả. Cũng vì nội dung được sản xuất ngày càng nhiều, một người copywriter giỏi sẽ là người có khả năng làm nổi bật được những giá trị của sản phẩm trên thị trường đầy cạnh tranh. 


Ông Jason Westall - Head of Copy tại agency TrunkBBI chia sẻ: “Thông thường, copywriter phải nghiên cứu thật kỹ những thông tin trong brief của khách hàng. Từ đó, họ chuyển thể những nội dung trong brief sang những tagline, ý tưởng chiến dịch… Copywriter cần phải làm cho mọi con chữ trong câu từ trở nên có giá trị, ý nghĩa và thu hút khách hàng”. 


Ông Jason Westall - Head of Copy tại agency TrunkBBI


2. Social media manager


Vai trò của Social media manager phần lớn liên quan đến việc lên chiến lược. Họ phải lập kế hoạch cụ thể từ timeline sản xuất cho đến timeline đăng bài lên các kênh truyền thông xã hội để chiến dịch có thể thực thi theo đúng kế hoạch dự kiến. 


Bên cạnh đó, người social media manager cũng cần có những kỹ năng liên quan đến copywriting và thiết kế. Nguyên nhân là do tất cả nội dung trước khi tiếp cận đến khán giả đều phải qua sự kiểm duyệt của social media manager. Vì thế, vị trí này đòi hỏi người social media manager có khả năng đánh giá và chỉnh sửa những thiết kế, câu từ của nhân sự để đảm bảo sản phẩm được sản xuất với chất lượng tốt nhất.  


Ngoài ra, những nội dung trên social media không chỉ đảm bảo chất lượng về mặt hình thức mà còn phải truyền tải được những giá trị của thương hiệu. Một điều cần lưu ý rằng những thông tin được gửi đến khán giả phải có chung tone of voice (giọng nói) và brand guideline (những quy định về việc quảng bá thương hiệu) trên mọi nền tảng.


Social media manager phải cân bằng được nội dung tiếp thị và thông tin thương hiệu


3. Content strategist


Content strategist là người phát triển chiến dịch và theo dõi chỉ suất hiệu số trên mọi nền tảng. Họ chịu trách nhiệm định hướng nội dung, lên lịch đăng bài cũng như xây dựng chiến lược SEO cho các bài đăng. Vị trí content strategist thường làm việc trực tiếp với các phòng ban marketing hoặc sales.


Để trở thành một content strategist tài năng, họ phải đáp ứng được những kỹ năng như nghiên cứu từ khoá SEO, phân tích và diễn giải những dữ liệu cũng như sáng tạo.  


Vai trò chính của Content Strategist là lên chiến lược nội dung của thương hiệu


4. Content manager


Content manager chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ sản xuất content và phân phối những nội dung liên quan đến định hướng công ty trên nhiều nền tảng khác nhau. Qua đó, họ truyền tải những giá trị của công ty đến với độc giả nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. 


Tuy nhiên, vai trò của content manager sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào quy mô và cấu trúc của công ty. Một agency hoặc một công ty nhỏ có thể sẽ có một content manager duy nhất. Người này sẽ quản lý tổng thể chiến lược sản xuất content cũng như lịch trình xuất bản nội dung. Trong khi đó, những công ty lớn hơn sẽ có nhiều content manager để quá trình làm nội dung không bị quá tải.


Vai trò của Content Manager tuỳ thuộc vào quy mô và cấu trúc của công ty


5. Email marketing manager


Một vị trí khác trong đội ngũ content marketing là Email marketing manager. Tương tự như các vị trí quản lý trên, họ đảm nhiệm quản lý toàn bộ các khâu sản xuất nội dung, lên chiến lược thực thi cũng như điều phối nhân sự nhưng tất cả nhằm phục vụ cho email marketing thay vì social media. Ngoài ra, email marketing manager cũng sẽ làm việc trực tiếp với designer để tạo ra những template email sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. 


Email marketing manager không chỉ quản lý việc tạo ra email marketing mà họ còn phải đánh giá hiệu quả của các chiến dịch


Trên thực tế, các marketer thường sử dụng email marketing để thử nghiệm mức độ tương tác của người dùng trước những thay đổi của thương hiệu. Vì vậy, email marketing manager không chỉ quản lý việc tạo ra email marketing mà họ còn phải đánh giá hiệu quả của các chiến dịch dựa trên tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ mở…Qua đó, đội ngũ marketing sẽ đưa ra những phương án mới và cải thiện hơn trong lần tiếp theo.


Nguồn The Drum

Thanh Thảo