CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi vẫn thấp là “cơn ác mộng” mà marketers thường xuyên gặp phải trong hành trình làm nghề. Bạn đầu tư rất nhiều công sức vào Landing Page, viết nội dung, lựa chọn từ khóa với volume cao, nhưng sau đó phải đối mặt với thất bại khi thời gian trôi qua mà lợi nhuận lại không đổ về.


Vậy làm sao để giải quyết vấn đề này? Mời bạn theo dõi bài viết sau để nắm được nguyên nhân gốc rễ cũng như cách tối ưu quảng cáo hiệu quả!


Như thế nào là tỷ lệ chuyển đổi thấp?


Tùy thuộc vào ngữ cảnh cụ thể mà “tỷ lệ chuyển đổi thấp” có thể được đánh giá khác nhau. Nó có thể liên quan đến việc chuyển đổi từ người xem thành khách hàng, từ người nhấp vào người mua hàng, hoặc từ bất kỳ hành động nào khác mà bạn muốn đo lường. Trong nhiều trường hợp, một tỷ lệ chuyển đổi thấp có thể là dấu hiệu của vấn đề cần giải quyết để cải thiện hiệu suất.


Theo Worldstream, tỷ lệ chuyển đổi trung bình giữa các ngành hàng thường đạt mức 2.35%, trong khi 25% doanh nghiệp được khảo sát có tỷ lệ chuyển đổi là 5.31% và chỉ khoảng 10% doanh nghiệp đạt mốc 11.45%. Như vậy, một tỷ lệ thấp hơn 2.35% sẽ được xem là tỷ lệ chuyển đổi thấp.


5 nguyên nhân khiến CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi vẫn thấp

Từ khóa ngắn quá chung chung


Việc nghiên cứu từ khóa đóng vai trò quan trọng trong chuỗi bước chuẩn bị trước khi triển khai chiến dịch quảng cáo. Thông thường, khách hàng có xu hướng nhấp vào quảng cáo khi tìm kiếm những vấn đề chung chung. Do đó, một trong những sai lầm phổ biến nhất mà marketers thường gặp ở giai đoạn này là chọn những từ khóa có lưu lượng truy cập cao. Điều này thường dẫn đến việc chọn những từ khóa quá chung chung.


Từ khóa ngắn quá chung chung sẽ dễ rơi vào tình trạng CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi vẫn thấpTừ khóa ngắn quá chung chung sẽ dễ rơi vào tình trạng CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi vẫn thấp


Không chỉ thế, các từ khóa có lượt tìm kiếm cao thường là những từ ngắn, hướng đến đối tượng người dùng rộng lớn mà không có mục tiêu cụ thể. Ví dụ, nếu ai đó đang tìm mua một kiểu nón mới, họ có thể sử dụng từ khóa “mua nón mới” (từ khóa ngắn) do chưa có sự rõ ràng về kiểu dáng và phong cách mong muốn. Ngược lại, những người sử dụng từ khóa “mua nón quai rộng cho nữ” (từ khóa dài) thường đã xác định được nhu cầu cụ thể và có thể sẵn sàng chi trả để mua sản phẩm mong muốn.


Cách khắc phục


Vì vậy khi nghiên cứu từ khóa, bạn hãy đảm bảo rằng từ khóa được chọn hoàn toàn phản ánh chủ đề cụ thể. Đừng chỉ tập trung vào lượng volume mà hãy chú trọng thêm những từ khóa đuôi dài và từ khóa phụ liên quan đến chủ đề. Mặc dù ít phổ biến nhưng chúng sẽ mang lại sự cụ thể, hướng tới đối tượng người dùng có sự liên quan cao.


Content quảng cáo và Landing Page không “ăn khớp” khiến CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi vẫn thấp


Trong thế giới tiếp thị, việc tạo ra những mẫu quảng cáo hấp dẫn là mục tiêu quan trọng của marketer để thu hút đối tượng mục tiêu. Những chiến lược như ưu đãi giảm giá, cơ hội hiếm có, hay kết nối miễn phí thường được ưa chuộng. Tuy nhiên, đôi khi, những lời hứa này không phản ánh đúng sự thật, gây thất vọng cho khách hàng và tác động tiêu cực đến hình ảnh của doanh nghiệp.


Leanna Serras của FragranceX tiết lộ rằng “Rất nhiều marketers thường thổi phồng quá mức nội dung quảng cáo để thu hút sự chú ý của khách hàng bằng những deal ưu đãi hấp dẫn. Tuy nhiên, khi khách hàng tìm hiểu kỹ hơn nội dung trong Landing Page thì nhận thấy rằng những lời hứa “có cánh” kia là không hề có thật. Do đó, họ có cảm giác rằng bản thân đang bị lừa và thoát khỏi trang web ngay lập tức, dẫn đến tình trạng CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi vẫn thấp.”


Content quảng cáo và Landing Page không “ăn khớp” cũng khiến CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi vẫn thấpContent quảng cáo và Landing Page không “ăn khớp” cũng khiến CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi vẫn thấp


Cách khắc phục


Để xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng, quảng cáo cần được xây dựng trên nền tảng của sự trung thực và minh bạch. Marketer cần đảm bảo rằng mọi thông điệp quảng cáo được trình bày một cách rõ ràng và không gian dối. Điều này giúp tăng cường lòng tin từ phía khách hàng và duy trì uy tín của thương hiệu.


Vậy nên, trong khi việc tạo ra quảng cáo hấp dẫn là quan trọng, sự trung thực và minh bạch là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ lâu dài và giữ chân khách hàng trong thời gian dài.


Tốc độ tải trang Landing Page chậm


Tốc độ load trang chậm cũng “góp phần” gây nên tình trạng CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi vẫn thấp, vì khách hàng hiện nay thường “mất kiên nhẫn” và không thích chờ đợi quá lâu. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mọi người thường chỉ chờ đợi trong vài giây trước khi họ bắt đầu cảm thấy không kiên nhẫn và chuyển sang lựa chọn khác.


Tốc độ load trang chậm cũng “góp phần” gây nên tình trạng CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi vẫn thấpTốc độ load trang chậm cũng “góp phần” gây nên tình trạng CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi vẫn thấp


Cách khắc phục


Để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, ngoài việc tối ưu hóa nội dung và quảng cáo, bạn cũng cần đảm bảo rằng trang web của mình tải nhanh và mượt mà. Các biện pháp như tối ưu hóa hình ảnh, sử dụng các công cụ tối ưu hóa tốc độ trang, và lựa chọn hosting đáng tin cậy có thể giúp giảm thời gian tải trang và cải thiện trải nghiệm người dùng.


Landing Page chưa được tối ưu làm ảnh hưởng trải nghiệm người dùng


Nếu Landing Page của bạn chứa quá nhiều element như Pop – ups, banner, điền form,… thì hãy dừng lại ngay vì chúng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng. Ngoài ra, vì 70% traffic trên internet đến từ điện thoại di động nên việc tối ưu cho di động cũng nên được ưu tiên hàng đầu.


Theo VTV về báo cáo số người dùng điện thoại thông minh của Statista, ước tính rằng số lượng người dùng điện thoại thông minh toàn cầu sẽ tiếp tục tăng và đạt 6,8 tỷ người trong năm 2023. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh vào năm 2023 sẽ vào khoảng 85%. Nói cách khác, cứ 10 người trên thế giới thì có hơn 8 người sẽ được trang bị điện thoại thông minh.


Do đó, nếu trang web chưa được tối ưu cho phiên bản điện thoại thì đây cũng là một nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp.


Cách khắc phục


Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc hạn chế những Pop – ups thì bạn hãy đảm bảo rằng trang web của bạn được thiết kế đáp ứng và có trải nghiệm người dùng tốt trên cả máy tính để bàn và thiết bị di động. Kiểm tra tốc độ tải trang, đảm bảo nội dung hiển thị đúng và thuận tiện trên mọi loại màn hình để tối ưu hóa khả năng chuyển đổi.


CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi vẫn thấp do CTA (Call to Action) không đủ thuyết phục


Chúng ta đều hiểu rằng lời kêu gọi hành động (CTA) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra chuyển đổi, vì đó là hành động mà bạn mong muốn khách hàng thực hiện. Điều này thường bao gồm việc nhấp vào quảng cáo, truy cập trang đích, hoặc điền vào biểu mẫu tư vấn. Khi một trang đích thiếu CTA hoặc CTA không đủ thuyết phục, trang web của bạn sẽ khó có khả năng tạo ra chuyển đổi mong muốn.


CTA không đủ thuyết phục, trang web của bạn sẽ khó có khả năng tạo ra chuyển đổi mong muốn.CTA không đủ thuyết phục, trang web của bạn sẽ khó có khả năng tạo ra chuyển đổi mong muốn.


Cách khắc phục


Để làm cho CTA mạnh mẽ hơn, các nhà tiếp thị nên viết nội dung CTA rõ ràng, ngắn gọn và thể hiện đúng hành động bạn muốn khách hàng thực hiện, như “Mua Ngay” hoặc “Đọc Thêm”.

Ngoài ra, hãy thiết kế nút CTA sao cho nổi bật với các từ ngữ, màu sắc, hình ảnh và vị trí khác nhau để xác định cách nào phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn. Thông thường, việc đặt CTA ở bên trái của trang thường mang lại số lượng nhấp chuột cao hơn.


Cách tối ưu quảng cáo giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi


Để khắc phục nghịch lý CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi vẫn thấp thì việc làm sao để tối ưu quảng cáo trước khi chạy là điều bắt buộc marketers phải làm. Một quảng cáo được tối ưu và đi “đúng hướng” ngay từ đầu sẽ mang lại hiệu quả đáng kể và tiết kiệm được nguồn ngân sách lâu dài cho doanh nghiệp. Nếu chưa biết cách “cải thiện” mẫu quảng cáo thì bạn hãy tham khảo 6 mẹo sau đây:


Tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu


Trước khi tạo nội dung quảng cáo, bạn cần nắm vững thông tin về đối tượng mục tiêu của mình. Điều này có thể bao gồm độ tuổi, giới tính, địa lý, sở thích, nhu cầu và thậm chí là những vấn đề cụ thể họ đang gặp phải. Hiểu rõ “insight” đối tượng sẽ giúp bạn tạo ra thông điệp phù hợp và kích thích sự tò mò, từ đó tối ưu quảng cáo của bạn làm cho họ cảm thấy như đó là giải pháp hoàn hảo cho nhu cầu của mình.


Để tránh việc CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi vẫn thấp, nhà tiếp thị cần tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêuĐể tránh việc CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi vẫn thấp, nhà tiếp thị cần tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu


Tiêu đề và mô tả hấp dẫn người xem


Chìa khóa để thu hút sự chú ý và thuyết phục người xem là tạo ra một tiêu đề và mô tả mạnh mẽ. Sử dụng ngôn ngữ kích thích hành động và tập trung vào giá trị đặc biệt mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những thủ thuật tâm lý như đánh vào “nỗi đau” được – mất để khơi gợi sự quan tâm từ khách hàng.


Thể hiện sự khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cùng ngành (Unique Selling Point)


Trong mẫu quảng cáo, bạn hãy giới thiệu giá trị đặc biệt của sản phẩm/ dịch vụ một cách rõ ràng. Điều này làm cho người xem hiểu được lợi ích độ nhất nào mà họ sẽ nhận được khi chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Điều này có thể bao gồm các ưu đãi đặc biệt, tính năng nổi bật, hoặc cam kết chất lượng.


Để hiệu quả trong việc quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn nên tập trung vào các yếu tố quan trọng như sau:


Đặc điểm: Liệt kê một danh sách chi tiết về các đặc điểm nổi bật và thú vị của sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này giúp khách hàng hiểu rõ về những điểm độc đáo và giá trị gia tăng.

Lợi ích: Mô tả cụ thể về những lợi ích mà khách hàng có thể đạt được thông qua việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Thể hiện cách nó có thể giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu của họ.

Điểm gây tổn thương (Pain point): Hãy tạo ra ý thức về sự thiếu sót hoặc tổn thương mà khách hàng có thể phải đối mặt nếu họ không sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Điều này tăng cường ý thức về giá trị và cần thiết của sản phẩm hoặc dịch vụ.


Hãy thể hiện sự khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cùng ngành để thuyết phục khách hàngHãy thể hiện sự khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cùng ngành để thuyết phục khách hàng


Lời kêu gọi hành động (CTA) mạnh mẽ và thuyết phục


Một CTA (Call-to-Action) hiệu quả là CTA có khả năng thu hút người xem và kích thích họ thực hiện các hành động chuyển đổi. Để đạt được điều này bạn cần:


Thiết kế nút CTA ấn tượng: CTA cần được thiết kế sao cho thu hút, với màu sắc và font chữ phù hợp với trang web, giúp nó nổi bật mà không làm mất đi tính thẩm mỹ của trang.

Dễ đọc và dễ hiểu: Văn bản của CTA cần phải dễ đọc và dễ hiểu ngay từ cái nhìn đầu tiên, tránh sử dụng ngôn ngữ phức tạp hay mập mờ.

Nổi bật trên trang: Đặt CTA ở vị trí nổi bật trên trang, đảm bảo rằng người xem có thể dễ dàng nhìn thấy và tiếp cận nó mà không cần cuộn qua nhiều.

Yêu cầu hành động mạnh mẽ: CTA cần rõ ràng yêu cầu người dùng thực hiện một hành động cụ thể, chẳng hạn như “Đăng ký ngay,” “Mua ngay,” hoặc “Nhận ưu đãi ngay hôm nay.”


Lời kêu gọi hành động (CTA) cần mạnh mẽ và thuyết phục để kích thích khách hàng


Tối ưu hóa trang đích


Một trang đích hiệu quả cần kết hợp đầy đủ thông tin với giao diện dễ sử dụng. Hãy tập trung vào việc làm nổi bật các chi tiết quan trọng như tiêu đề, hình ảnh chất lượng, và các yếu tố thuyết phục như chứng nhận và đánh giá khách hàng. Đồng thời, tối ưu hóa trang để tăng cơ hội chuyển đổi bằng cách sử dụng các nút hành động rõ ràng và quy trình chuyển đổi ngắn gọn. Đảm bảo thời gian tải trang nhanh chóng để cải thiện trải nghiệm người dùng và tránh mất khách hàng do tốc độ trang kém.


Sử dụng hình ảnh và video chất lượng cao


Hãy đảm bảo rằng hình ảnh và video của bạn không chỉ đẹp mắt mà còn truyền đạt đầy đủ giá trị và những điểm nổi bật độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này giúp khách hàng tiềm năng hiểu rõ hơn về lợi ích mà họ có thể nhận được và tăng khả năng họ quyết định mua sắm.


Nhìn chung, để cải thiện tình trạng CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi vẫn thấp thì bạn cần tìm ra điểm bất thường và phân tích những nguyên nhân gốc rễ, từ đó triển khai những biện pháp tối ưu phù hợp như trên.