Tinder


Mùa tựu trường năm ngoái, Tinder đã tạo nên “cơn sốt” trên khắp các nền tảng mạng xã hội với chiến dịch quảng cáo OOH tại các trường Đại học tại Sài Gòn. Thông qua chiến dịch, ứng dụng hẹn hò trực tuyến này muốn kết nối mạnh mẽ hơn với Gen Z - đối tượng khách hàng tiềm năng. 



Để gây ấn tượng với tệp khách hàng trẻ tiềm năng trên, Tinder đã tiến hành nghiên cứu insights các bạn sinh viên dựa trên đặc điểm ngành học cũng như đặc điểm của ngôi trường các bạn đang theo học. Qua đó, nền tảng hẹn hò đình đám này đã triển khai những thông điệp truyền thông cực kỳ tinh tế, hóm hỉnh, duyên dáng. Nhờ vậy, Tinder đã thành công khơi gợi sự thích thú, thôi thúc họ chụp lại thông điệp và chia sẻ rộng rãi hơn trên các tài khoản mạng xã hội của họ. 



Bên cạnh đó, thay vì lắp đặt các biển quảng cáo lớn ngoài trời xung quanh khuôn viên trường học, Tinder đã lựa chọn cửa thang máy để triển khai chiến dịch “back-to-school” của mình. Rõ ràng đây là một sự lựa chọn thông minh bởi thang máy chính là nơi có số lượng sinh viên qua lại lớn nhất. Trong khi chờ đợi thang máy, các bạn sinh viên sẽ dễ dàng bị thu hút, dành thời gian để đọc các thông điệp Tinder muốn truyền tải. 


Microsoft Teams



2020 là năm mà trẻ em và nhất là đội ngũ giáo viên trên toàn thế giới gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức. Bởi đó là giai đoạn đầu tiên họ phải làm quen, thích ứng với việc học tại nhà trong suốt quá trình giãn cách xã hội vì đại dịch Covid. 


Do đó, trong chiến dịch “back-to-school” năm 2020, Microsoft Teams đã lựa chọn tôn vinh những nỗ lực, đóng góp tuyệt vời của các thầy cô giáo để vượt qua thử thách và thay đổi cuộc sống của mỗi đứa trẻ.  


Cụ thể, nền tảng trò chuyện, gặp mặt trực tuyến này đã sử dụng các clip từ các lớp học online trên khắp thế giới để triển khai chiến dịch. Những clip mà Microsoft Teams sử dụng có thể coi là một tài sản nội dung vô quý giá và chân thực bởi nó được chính người dùng, khách hàng xây dựng. Do đó, có thể nói, đây là chiến lược tuyệt vời để Microsoft Teams gây tiếng vang với các giáo viên, phụ huynh và học sinh.


Xét về mặt chuyên môn và kỹ thuật, mặc dù đây không phải một chiến dịch “thuần back-to-school” với những yếu tố sáng tạo khiến người xem phải “wow”. Tuy nhiên, sự ghi nhận và nỗ lực tôn vinh đội ngũ giáo viên trên toàn cầu trong thời gian đại dịch Covid diễn ra căng thẳng nhất là rất đáng trân trọng. 


Google


Cũng trong năm 2020, “ông lớn” ngành công nghệ Google cũng gây ấn tượng với chiến dịch “Thank you teachers. Thank you times infinity”



Tương tự với Microsoft Teams, Google cũng sử dụng những clip UCG “dở khóc dở cười” do những bậc cha mẹ, thầy cô giáo và cả học sinh đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội trong suốt năm học vừa rồi. Điểm đặc biệt của chiến dịch này là Google đã gây được hứng thú với người xem thông qua cách tiếp cận rất hóm hỉnh và chân thực. Cụ thể, Google đã nghiên cứu xu hướng tìm kiếm của người dùng trong thời gian trẻ em học tập tại nhà. Kết quả là Google phát hiện ra rằng, người dùng của họ đã tìm kiếm những thông tin như “làm thế nào để dạy học tại nhà”, “cách tìm giá trị của x”,.... 


Rõ ràng bằng việc khai thác những tình huống, cảm xúc thực tế của phụ huynh, giáo viên và học sinh trải qua trong việc học trực tuyến, Google đã thành công khơi gợi sự đồng cảm, cảm giác hứng thú của người xem. 


Target



Năm 2016, “gã khổng lồ” ngành bán lẻ toàn cầu - Target đã triển khai chiến dịch chuỗi TVC quảng cáo dịp tựu trường. Đây cũng được xem là một trong nhưng chiến dịch “back-to-school” vô cùng ấn tượng và hiệu quả. Cụ thể, trong chiến dịch, Target đã mời những đứa trẻ cùng tham gia sáng tạo, sử dụng trực tiếp các sản phẩm mà thương hiệu này cung cấp. Với cách tiếp cận trẻ trung, chuỗi TVC quảng cáo đã thành công thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng - trẻ em. Đồng thời, nó cũng làm nổi bật được các sản phẩm quần áo, phụ kiện mà Target đang bày bán. 



Muji


Chắc hẳn nhiều người sẽ mặc định nghĩ rằng để có những chiến dịch “back-to-school” thật viral trên mạng xã hội thì cần đầu tư một khoảng tiền rất lớn. Tuy nhiên, chiến dịch marketing dưới đây của Muji sẽ chứng minh suy nghĩ trên là hoàn toàn sai lầm. 


Muji - thương hiệu bán lẻ Nhật Bản cung cấp mọi sản phẩm gia dụng và đồ dùng gia đình một cũng không nằm ngoài đường đua “back-to-school”. Tuy nhiên, khác với những thương hiệu lớn khác, Muji đã không đổ quá nhiều tiền cho quảng cáo. Thay vào đó, thương hiệu bán lẻ này đã tổ chức một cuộc thi khuyến khích fan, những khách hàng trung thành hãy thỏa sức sáng tạo với các sản phẩm văn phòng phẩm của họ. Sau đó, Muji yêu cầu khách hàng của mình chia sẻ và kêu gọi bạn bè cùng tham gia để những “tác phẩm” của họ có cơ hội được đăng tải trên tài khoản chính của Muji.



Kết quả là cuộc thi đã thu về hàng chục bài dự thi từ khách hàng khắp nơi trên thế giới. Rõ ràng, đây là một chiến lược tiếp thị thông minh. Bởi chiến dịch này không tốn quá nhiều chi phí nhưng đem lại kết quả đáng ngưỡng mộ. Cụ thể, Muji đã thành công kích lệ khách hàng của mình tương tác, trò chuyện nhiều hơn thay vì chỉ chăm chăm với mục đích bán hàng. Bên cạnh đó, Muji còn thu về nguồn tài nguyên UCG khổng lồ do người dùng tạo ra để có thể tái sử dụng trong những chiến lược tiếp thị tương lai. 



The North Face


Năm 2019, The North Face gây ấn tượng mạnh với chiến dịch “back-to-school” đầy cảm động tại thị trường Nhật Bản. 



Thương hiệu quần áo ngoài trời này đã kết hợp những chất liệu: nỗi nhớ, thiên nhiên, gia đình và cảm giác mùa tựu trường trong chiến dịch “back-to-school” 2019. Cụ thể, đoạn video bắt đầu với hình ảnh một người ông lão đang ngồi câu cá trong một căn nhà gỗ ven hồ yên bình cùng với chiếc ba-lô The North Face. Ngay sau đó, đoạn video lại chuyển đến hình ảnh một doanh nhân trung niên đang bỏ vật dụng cần thiết của mình vào ba-lô The North Face và nhảy lên xe đạp. Cuối cùng, đoạn video chuyển đến hình ảnh cậu sinh viên gói sách vào ba-lô The North Face và trượt ván đến trường. Cuối cùng đoạn video khép lại với thông điệp “You can carry it forever” ( tạm dịch: "Bạn có thể mang nó mãi mãi"). 


Như vậy, 3 nhân vật trong đoạn video có thể là 3 người ở các thế hệ, lứa tuổi khác nhau. Hoặc 3 nhân vật đó thực chất chỉ là một người và đoạn video đang kể lại hành trình cuộc đời của một người từ lúc trung học cho tới khi ở độ tuổi trung niên rồi đến khi về già. Dù hiểu như thế nào thì The North Face cũng đã thành công khẳng định thông điệp: sản phẩm của họ dành cho mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác và chúng có chất lượng tốt, bền bỉ theo thời gian. 


Coca Cola


Từ lâu, Coca-Cola đã khẳng định được kỹ thuật quảng cáo bậc thầy của mình thông qua các chiến dịch tiếp thị vô cùng viral. Do đó, sẽ thật là thiếu sót nếu bỏ qua cái tên này trong đường đua “back-to-school”. 


Chẳng hạn, năm 2015, thương hiệu nước giải khát toàn cầu này đã gây sốt với chiến dịch “Friendly Twist”. Với chiến dịch này, Coca-Cola đã thành công nhắm đến đối tượng khách hàng sinh viên. 



Cụ thể, Coca-Cola đã thiết kế lại dòng sản phẩm nước có ga bán chạy nhất của họ để khuyến khích các sinh viên giao tiếp, tương tác, trò chuyện qua lại với những người bạn của mình. Qua đó, họ sẽ thành công xây dựng những tình bạn, những mối quan hệ mới tại môi trường đại học. 


Rõ ràng, đây là một chiến dịch thú vị, có sự đổi mới, sáng tạo. Coca-cola đã khiến người dùng của họ phải “wow”, yêu thích và sẵn sàng chia sẻ thương hiệu một cách rộng rãi. Ngoài ra, “Friendly Twist” cũng một lần nữa làm nổi bật lời hứa, thông điệp về hạnh phúc và chia sẻ của Coca-Cola. Cuối cùng, chiến lược này thực sự tạo được tiếng vang truyền thông lớn khi thu về hơn 8 triệu lượt xem YouTube cùng vô số lượt chia sẻ trên Facebook và Twitter. 


Gucci


Có lẽ nhiều người sẽ ngạc nhiên khi thấy Gucci - thương hiệu thời trang xa xỉ bậc nhất toàn cầu xuất hiện trong danh sách này. Tuy nhiên, với sức hút và lợi ích khổng lồ từ các chiến dịch “back-to-school”, Gucci đã không thể đứng ngoài cuộc. 


Cụ thể, năm 2016, Gucci đã gấy ấn tượng với chiến dịch “In the style of Wes Anderson”. 



Nếu theo dõi đoạn video, có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy đây là một chiến dịch có chút kỳ quái, không thân thiện với nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, điều này là vô cùng dễ hiểu bởi Gucci không cố gắng giành lấy thị phần bằng chiến lược giảm giá hoặc làm hài lòng tất cả khách hàng. Bên cạnh đó, dù là một video quảng cáo ngắn nhưng nó đã thể hiện rõ ràng “chất riêng” của Gucci. 


IKEA


Chiến dịch Back to School 2017 của IKEA là một chiến lược tiếp thị vô cùng thú vị. Trong đoạn video quảng cáo, IKEA đã xây dựng kịch bản, tình huống tương tác rất tự nhiên giữa 2 sinh viên đại học. Thông qua đó, IKEA đã làm nổi bật trải nghiệm tuyệt vời của khách hàng đối với các sản phẩm nội thất của họ. Không những vậy, nó cũng thành công thuyết phục đối tượng khách hàng là sinh viên. 



Bên cạnh những dịp lễ Tết, Trung Thu hay Black Friday thì “Back to School” cũng một trong những “thời điểm vàng” để các thương hiệu, doanh nghiệp bứt phá doanh thu cũng như nâng cao nhận diện thương hiệu. Cụ thể, theo báo cáo của Mintel, tỉ lệ tăng trưởng doanh thu mùa tựu trường luôn đạt mức tốt sau mỗi năm. Cụ thể, nó rơi vào khoảng 27% - 30%.


Nguồn biên tập: Ori Marketing Agency